“Giếng tiên” và chuyện rắn thần
Không biết từ bao giờ, người dân xứ Mường ở Thanh Hóa vân gọi đôi giếng làng là “giếng tiên” và truyền miệng qua bao đời một câu chuyện kỳ bí về sự hình thành của đôi giếng thần bí này.
Tại làng Chiềng, xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, từ bao đơi nay, người dân vẫn truyền tai nhau về chuyên một con rắn bao ơn người nuôi mình bằng viêc tao một đôi giếng với nguồn nước trong xanh, ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè và không bao giờ cạn, giup dân làng thoát khỏi cảnh khô hạn, mất mùa. Từ đó, đôi giếng này được gọi là “giếng thần”, “giếng tiên”.
“Giếng tiên” lúc nào cũng trong xanh, ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè và không bao giờ cạn nước
Báu vật của làng
Vượt quãng đường gần 100 km từ TP Thanh Hóa về xã Cẩm Quý trong những ngày mưa phùn rét tê tái đầu năm mới, chúng tôi đã được người dân làng Chiềng kể cho nghe câu chuyện nay. Tại đây, chúng tôi cung đươc chưng kiên đôi giếng nước trong xanh nằm giữa khu dân cư dưới chân núi Ái Nàng, xung quanh có 4 cây sanh cổ thụ buông những chum rễ cắm sâu xuống lòng đất, tựa như những con mãng xà khổng lồ che chở, bảo vệ cho đôi giếng.
Cụ Cao Văn Chầy (85 tuổi, làng Chiềng 1) không nhớ đôi giếng này có từ bao giờ, chỉ biết ngày xưa, mỗi lần mẹ ru cụ ngủ cũng đều thủ thỉ bên tai câu chuyện về rắn thân báo ơn dân làng, báo ơn người đã nuôi mình khôn lớn. “Vì thế, người dân ai cũng quý trọng đôi giếng này và xem nó như là báu vật của làng” – cụ Chầy nói.
Tương truyền, thuở ấy ở làng Chiềng có một người đàn ông tên Cao Thuật, sống bằng nghề chài lưới. Một ngày nọ, ông ra cánh đồng Rộc Sú xúc tôm, xúc tép thì được một quả trứng to bằng trứng ngan nhưng nghĩ nó không còn ăn được nữa vứt đi. Lạ thay, khi đã vứt ra xa nhưng tiếp tục xúc thì lại được quả trứng ấy. Thấy vậy, ông Thuật đem trứng về nhà cho gà ấp. Khoảng hơn 1 tháng sau, trưng nơ thanh con rắn trắng tinh, ông ném con rắn đi xa nhưng sau đo lại thấy nó trơ vê. Bao lần vứt bỏ rắn không thành, biết có điềm lạ, ông Thuật để lại nuôi. Khi răn đa qua to khiên nhiêu ngươi trong làng sợ hãi, ông Thuât phai mang nó vượt rừng lội suối đến một nơi cách làng 7 km là vực Ngang (sông Bưởi ngày nay) đê tha.
Năm no, Chiềng Voong (làng Chiềng ngày nay) bị một trận hạn hán kéo dài, nhiều người trong làng chết đói, chết khát vì không có nước uống và canh tác. Thấy dân làng nơi người nuôi dưỡng mình gặp nạn, để trả ơn, rắn đã đào một đường dẫn nước dưới lòng đất từ vực Ngang về làng nhưng 2 lần đều đào sai hướng. Cuối cùng, rắn liền leo lên đỉnh ngọn núi Ái Nàng ngắm nhìn rồi đào một đường ngầm về đúng giữa làng và dùng đầu tạo 2 giếng nước. Vì vậy, dân làng Chiềng thoát khỏi cảnh mất mùa vì hạn hán, cuộc sống trở nên hạnh phúc, ấm no. Nhưng từ đó, chẳng còn ai thấy rắn đâu, còn 2 giếng nước thì không bao giờ cạn… Ông Quách Văn Đức (80 tuổi) cho biết trước đây, 2 giếng nước này được đắp bằng đất, đến năm 2011 thì người dân trong làng đã góp tiền xây lại.
Video đang HOT
Chưa từng bị lợi dụng
Có một điều kỳ lạ là các tình tiết của câu chuyện huyễn hoặc này khi ứng với thực tế lại khớp nhau đến ngỡ ngàng, như chuyện 2 lần rắn thần đào đường dẫn nước vào làng Chiềng không đúng thì hiện nay quanh làng vẫn có 2 mó nước (nguồn nước, tiếng gọi của người Mường) rất sâu và trong xanh. Rồi chuyện khi rắn lên trên đỉnh núi Ái Nàng để đào đường dẫn nước về làng thì hiện nay trên núi đang có một mó nước trong xanh và cũng không bao giờ cạn. “Dù mó nước ấy chỉ to bằng cái mũ cối, nằm trên tảng đá nhưng múc bao nhiêu vẫn không cạn vì cứ vơi thì nước trong đá rỉ ra một lúc lại đầy” – người dân ở đây cho hay.
Đối với “giếng tiên”, theo người dân trong làng, dù trời có mưa gió triền miên thì 2 giếng này vẫn trong và mực nước hầu như không thay đổi. Chỉ duy nhất khi nào nước sông Bưởi đục thì giếng nước đục, nước cạn thì “giếng tiên” chỉ vơi đi một ít.
Hằng năm, cứ vào đêm giao thừa, cả làng Chiềng lại tụ tập quanh giếng đốt lửa, ca hát. Đúng thời khắc giao thừa, người cao niên nhất làng sẽ dâng mâm xôi, con gà để cúng “giếng tiên”. Lễ cúng kết thúc, lộc được chia đều cho những người có mặt. Sau đó, mỗi người lấy một ít nước từ đôi “giếng tiên” mang về nhà cúng để cầu sức khỏe, làm ăn thuận buồm xuôi gió…
Trao đổi với phóng viên về câu chuyện huyền bí này, bà Cao Thị Ngọc, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Quý, cho biết truyền thuyết về chuyện rắn thần trả ơn cho dân làng Chiềng 2 “giếng tiên” ai cũng được nghe. Chính bà cũng thuộc vanh vách từ ngày còn bé qua lời ru của bà và mẹ. “Tuy nhiên, trong lịch sử phát triển của xã, chúng tôi không thấy có tài liệu hay sổ sách nào ghi chép lại câu chuyện này. Tất cả chỉ là chuyện truyền miệng. Dù người dân rất coi trọng 2 giếng nước nhưng không một ai lợi dụng chuyện này để hoạt động mê tín di đoan, gây ảnh hưởng đến bà con làng Chiềng và địa phương” – bà Ngọc khẳng định.
Theo ông Bùi Minh Thông, Chủ tịch UBND xã Cẩm Tú, không biết câu chuyện trên có thật hay không nhưng việc 2 “giếng tiên” không bao giờ cạn là đúng và nay vẫn là nơi để bà con tắm rửa, sinh hoạt.
Theo Tuấn Minh
NLĐ
Thanh Hóa: Đôi giếng làng không bao giờ cạn nước
Dưới chân núi Ái Nàng (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) có một đôi giếng chỉ sâu 1,5 m lúc nào cũng đầy ăm ắp nước. Liên quan tới giếng là truyền thuyết về con rắn thần có tình có nghĩa.
Bao quanh quần thể giếng là những cây cổ thụ khổng lồ. Ở đây có bia mộ thờ ông Cao Huy Thuật, ông Tổ của vùng đất này.
Đôi giếng nằm trong khu dân cư thuộc làng Chiềng, xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thủy. Bao quanh có 3 cây si cổ thụ với nhiều rễ lớn, nhỏ ăn xuống mặt đất, tán lá ôm trọn quần thể giếng. Nước giếng chỉ sâu ngang vai người và luôn tràn ra ngoài. Ngay cả khi người dân múc nước cả ngày, nước vơi rồi lại tràn trề, kể cả trong những mùa khô hạn nhất.
Sáng sớm mùa đông ở miền núi buốt lạnh thấu xương, trái lại ở cạnh giếng hơi ấm lan tỏa. Người dân đến giếng lấy nước rửa mặt, vốc một chút nước cũng đem lại cảm giác ấm áp, thanh khiết.
Bà Cao Thị Minh (60 tuổi), về làm dâu làng Chiềng hơn 40 năm nay cho biết, thuở ấy xung quanh đây hoang vu, những cây cổ thụ rậm rạp hơn cả bây giờ. Ngày nào, bà Minh cũng ra giếng vài bận giặt giũ bởi nước ấm, sạch, lại không tốn sức múc như ở nhà. Mùa đông chỉ có đàn ông tắm là chính. Đến mùa hè, người ngoài giếng đông như hội từ sáng sớm tới tận khuya.
Giếng dưới túm tụm đám trai làng dội nước tung tóe. Giếng trên kín đáo hơn, từ xưa đã được dành cho đàn bà, con gái. "Thời mới về làm dâu, tôi ngượng không dám tắm ở chốn đông người. Ấy thế mà lâu dần cũng quen, ở đây từ thiếu nữ đến bà già đều tắm tập thể cả", bà Minh cười nói.
Còn với cụ Tâm (86 tuổi), đôi giếng này gắn với cả cuộc đời cụ. "Nhớ thời còn nhỏ, một ngày không biết bao nhiêu bận tắm tiên ngoài giếng. Đến lúc trưởng thành vất vả với đồng ruộng trong cái nắng tháng 6 oi ả mà được dội gáo nước mát lên người sảng khoái vô cùng. Những đêm trăng thanh, đám trai gái trong làng hẹn nhau ngoài đây tỉ tê đủ thứ chuyện. Giờ già rồi nhưng chẳng mấy khi tôi tắm ở nhà vì đã quá quen với cái nếp tắm ở đó", ông cụ giãi bày.
Quần thể giếng có diện tích hơn 300 m2, giếng dưới của đàn ông, giếng trên của đàn bà.
Với người dân làng Chiềng, đôi giếng rất linh thiêng. Trưởng thôn Cao Thái Hiền cho biết, bình thường giếng không bao giờ cạn nhưng đôi khi mực nước tụt xuống bất thường hay sôi sục rất kỳ lạ. Năm 1960, giếng xây thành bằng xi măng thì không sao, đến năm 1989 xây tường bao quanh có dùng thêm vôi, nước sôi sục lên, đỏ ngầu.
"Vào những dịp đặc biệt như chuyển giao thế kỷ hay thời khắc giao thừa, nước giếng cũng sôi lên rồi tụt xuống. Sau những lần ấy, chúng tôi phải làm lễ. Vài ngày sau nước mới từ từ trong và dâng lên như bình thường", ông Hiền cho biết.
Ở làng, ngay cả đứa trẻ cũng thuộc lòng truyền thuyết về đôi giếng và sự tích rắn trả ơn. Tương truyền vào đời vua Lê Thần Tông, làng Chiềng âm u, quanh năm hạn hán. Nơi đây chỉ có gia đình ông già họ Cao, tên Thuật cùng vài người hàng xóm chung sống bên nhau. Ông Thuật nuôi một con rắn từ khi còn là trứng nước. Người dân thấy rắn lớn nên đòi giết, ông Thuật bèn đem thả ra sông Ngang.
Sau đó, làng bị hạn hán bất thường khiến nhiều người chết đói, trong đó có ông Thuật. Biết ân nhân gặp nạn, con rắn đã đào đường dẫn nước từ sông về làng, tạo nên giếng làng Chiềng.
Giếng chỉ sâu hơn 1m, nước luôn tràn ra bên ngoài.
Theo ông Hiền, về sau rắn được dân làng suy tôn là Thần Thủy Phủ Long Vương, còn ông Thuật được phong là ông Tổ của vùng đất này. Ngày nay, con cháu của ông Cao Huy Thuật vẫn lưu giữ những bản sắc phong cho đôi giếng và ông Thuật. Hiện các ông Cao Viết Hội (làng Áo), Cao Viết Nguyệt (làng Bái) và Cao Viết Cẩm (làng Chiềng) lưu giữ các bản sắc phong từ đời vua Thành Thái, Duy Tân, Khải Định.
Hễ có người hỏi xem, ông Cao Viết Nguyệt phải thắp hương xin tổ tiên đưa hòm đựng sắc phong xuống. Hòm hình chữ nhật dài, bên ngoài chạm trổ tinh tế. Bên trong là mảnh vải đỏ bọc bản sắc phong, đôi chỗ đã cũ nát nhưng vẫn có con dấu từ đời vua Duy Tân, ban ngày 11/8/1909, ghi nhận công lao của ông tổ họ Cao.
"Trước đây vào những mùa hạn hán, chính quyền tổ chức rước các bản sắc phong để làm lễ cầu mưa. Giờ đây không làm lễ nữa nên dòng họ tôi chia ra mỗi gia đình giữ một bản", ông Nguyệt cho biết.
Khoảng 27 Tết hàng năm, trai tráng làng Chiềng lại được huy động xuống chặn nguồn nước rồi tát sạch, làm vệ sinh cho giếng. Gần tới phút giao thừa, dân làng tụ tập quanh giếng. Những người cao niên nhất trong làng dâng một mâm cỗ làm lễ cúng. Sau đó, mỗi nhà đều lấy một chai nước, bày lên bàn thờ tổ tiên cầu mong an lành, no ấm.
Theo Xahoi
Cỗ quan tài cổ trên vách đá và lời nguyền bí ẩn Nhìn bề ngoài, cỗ quan tài cổ ngàn tuổi này chỉ là một khúc gỗ chẻ đôi, có hai mặt úp vào nhau rộng hơn một vòng tay. Nhưng người dân nơi đây vẫn truyền miệng về lời nguyền bí ẩn của cỗ quan tài... Bí ẩn quan tài trên vách đá Làng Cùng (Cẩm Tú, Cẩm Thủy, Thanh Hóa, trước kia có...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ô tô biển số nước ngoài rơi khỏi cầu, 3 người bị thương

Hai ô tô tông nhau, người đi xe máy tử vong

'Hố tử thần' ở Bắc Kạn: Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân lan rộng

Ngay lúc này bến Bạch Đằng đông kín người chờ xem trình diễn drone 'vượt sức tưởng tượng'

Người đàn ông ở Hà Nội uống bia rồi đạp xe đi lễ bị cảnh sát xử phạt

Người dân cung cấp clip ô tô chạy ngược chiều trên đèo cho cảnh sát xử lý

Tối nay tổng duyệt trình diễn 10.500 drone trên bầu trời TPHCM

Người phụ nữ đi xe máy vượt đèn đỏ ngay trước mặt CSGT, lập tức bị tuýt còi

Clip lốc xoáy kéo dài 10 phút làm tốc mái, sập 24 căn nhà

Vụ cháy nhà 3 người chết ở Hà Nội: Ám ảnh tiếng kêu cứu tuyệt vọng trong đêm

Xe khách mất lái, nạn nhân nằm la liệt

Vụ cháy nhà ở Hoàng Mai làm 3 người chết: Chủ tịch TP. Hà Nội chỉ đạo khẩn
Có thể bạn quan tâm

Thám Tử Kiên: Kỳ Án Không Đầu - Phim trinh thám Việt đủ sức khiến Conan gọi bằng điện thoại
Phim việt
23:55:05 28/04/2025
Mỹ nhân Việt sở hữu biệt thự 40 tỷ, làm chủ 4 công ty, xuất hiện vài giây ở Lật Mặt 8 vẫn bùng nổ visual
Hậu trường phim
23:50:00 28/04/2025
Khoảnh khắc cực đẹp của Tăng Thanh Hà trong dịp đại lễ 30/4
Sao việt
23:44:18 28/04/2025
Phim Netflix mới 'Weak Hero Class 2': Quy mô 'khủng' nhưng nội dung 'nhàm'
Phim châu á
23:37:10 28/04/2025
Park Hyung Sik: Vươn đến đỉnh cao nhờ chọn đúng 'nền văn minh'
Sao châu á
23:31:23 28/04/2025
Mai Tuấn 'Mưa bụi' tiết lộ về cuộc sống khi lui về làm thầy giáo dạy Toán
Nhạc việt
23:19:21 28/04/2025
Jennifer Garner sánh vai bên người yêu sau tin đồn tái hợp Ben Affleck
Sao âu mỹ
23:11:16 28/04/2025
Chàng nhạc công dùng tiếng đàn violin chinh phục được nữ luật sư hơn tuổi
Tv show
23:08:54 28/04/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 28/4 - tử vi 12 chòm sao hôm nay chi tiết
Trắc nghiệm
22:17:29 28/04/2025
BTS và BLACKPINK được vinh danh là nghệ sĩ Kpop được yêu thích nhất năm 2025
Nhạc quốc tế
22:14:09 28/04/2025