Giếng thần: Thật giả câu chuyện nhuốm màu huyền bí
Với người Việt, màu sắc tâm linh luôn được gắn với những gì thân thuộc trong cuộc sống thường ngày. Đó là một nét văn hóa độc đáo.
Có rất nhiều truyền thuyết về giếng thần trên khắp mọi miền đất nước
Ở các làng quê, “cây đa, giếng nước, sân đình” đã trở thành một hình ảnh đặc trưng quen thuộc và cũng được nhuốm màu tâm linh huyền bí. Mỗi di tích đều được gắn với một câu chuyện kỳ bí và nó được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Để sau đó trở thành một truyền thuyết tồn tại giữa đời thực.
Truyền thuyết về giếng thần là một minh chứng.
Giếng thần không bao giờ cạn, phun nước hai màu
Vật báu trăm năm này thuộc về người dân bản Khộp (xã Ngọc Lâu, Lạc Sơn, Hòa Bình). Mặc cho thời tiết khô hạn thì nước ở đó vẫn đầy ăm ắp, đáy giếng phun ra 2 tia nước với 2 màu sắc khác nhau. Không những thế, vào mùa đông nước giếng trở nên ấm áp, còn mùa hè thì mát lạnh kỳ lạ. Người dân địa phương cho biết, nếu giữa trưa có nắng sẽ nhìn thấy 2 tia nước với hai màu khác nhau hoàn toàn phun lên từ đáy mạnh mẽ, một tia màu trắng tinh, một màu hồng nhạt. Hai tia nước này bắn lên từ một khe nhỏ của khúc gỗ dưới đáy giếng. Người ở đây cho rằng, đó là dòng nước thần.
Giếng thần bản Khộp, Hòa Bình
Yếu tố tâm linh thể hiện ở chỗ, đã có nhiều người ở đây không tin vào sự linh thiêng của giếng nên đã đổ chất thải xuống, chỉ vài ngày sau ốm thập tử nhất sinh. Không thầy mo, thầy lang nào chữa nổi. Có lần một thanh niên mới lớn đứng cạnh giếng chửi thề thế là bị méo mồm và nằm liệt ngay. Chữa chạy tứ phương đều không được sau có người ta mách là làm lễ xin thần giếng và múc nước giếng uống mới khỏi.
Người dân ở đây, bất kể già hay trẻ, nam hay nữ có thói quen tắm tiên ngay bên miệng giếng. Họ quan niệm rằng, làm như vậy là để không bị con ma rừng bắt đi. Theo các vị cao niên này thì dưới đáy giếng Khộp có một khúc gỗ kỳ lạ, nó được coi là khúc gỗ chấn long mạch của giếng. Khúc nhội nằm ở đáy giếng nhằm khơi long mạch cho người bản Khộp là vật yểm của thầy pháp sư sau khi đánh nhau với ma rừng, cứu người bản Khộp. Chính nhờ khúc gỗ đó mà nước hàng ngày cứ phun lên, người dân tắm nước này sẽ tránh được tà ma. Việc nước giếng không bao giờ cạn và rất ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè là chuyện hoàn toàn có thật. Còn nguyên nhân nước giếng đầy là do khúc gỗ nhội đúng hay không thì còn phải chờ các nhà khoa học tìm hiểu.
Giếng nước “chữa” bệnh mất sữa của sản phụ
Làng cổ Đường Lâm là một di sản hiếm hoi còn sót lại của kiến trúc làng quê Việt Nam. Nơi đây còn lưu giữ nhiều truyền thuyết kỳ bí, trong đó có câu chuyện về Giếng Sữa. Không ai biết giếng được hình thành tự bao giờ và do ai đào. Tuy nhiên, nó đã góp mặt vào đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây. Về tên gọi đặc biệt này, các cụ già ở đây kể lại rằng, thuở xưa có một bà mẹ bồng đứa con nhỏ trở về quê. Khi đi qua nơi đây mới dùng lại nghỉ ngơi lấy sức đi tiếp. Lúc này, đứa con đang khóc ngằn ngặt vì đói sữa.
Người mẹ bé nhỏ đã quá mệt mỏi, hiếm sữa nên không biết lấy gì để dỗ đứa trẻ. Chợt cô ấy nhìn thấy giếng nước trong vắt. Đang cơn khát, bà uống một hơi dài. Uống xong, người mẹ thấy người khác lạ. Bầu ngực bà căng tràn sữa. Có sữa, đứa con ngừng khóc và mỉm cười. Từ đó, người dân nơi đây gọi là Giếng Sữa.
Video đang HOT
Do vậy, giếng là nơi ban phát lộc cho những người mẹ khan hiếm sữa nuôi con. Tương truyền, Giếng Sữa rất linh thiêng, chỉ cần thành tâm cầu xin, chỉ trong một ngày, các bà mẹ sẽ được như ý nguyện. Lễ để xin chủ yếu là những loại hoa quả, bánh kẹo hoặc đồ mặn tùy tâm mang đến.
Giếng sữa gần ruộng nhưng không hề vẩn đục
Đôi giếng kỳ lạ và huyền thoại về rắn thần
Trên khắp mọi miền đất nước có nhiều giếng được gọi là giếng thần. Nhưng chắc chắn không nơi nào có một đôi giếng diệu kì như ở nơi đây. Đó là khẳng định của một người dân khi nói về đôi giếng thần kỳ ở làng Chiềng, xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Sự kỳ bí và nhuốm màu cổ tích thể hiện ở chỗ, giếng không bao giờ cạn nước và vào mùa lũ, nước ở miệng giếng lúc nào cũng trào ra khỏi thành như nồi canh sôi. Cá, tôm, cua, rắn không biết từ đâu cứ bò lồm ngồm quanh thành giếng.
Những người già ở làng Chiềng kể, hàng năm cứ khi nào nước ở sông Bưởi đục thì nước giếng cũng đục, khiến nhiều người liên tưởng đến tích xưa, rằng rắn thần đã đào một mạch nước ngầm từ sông Ngang (tức sông Bưởi) để dẫn nước về làng. Năm 1990, trong lúc dân làng tu bổ lại giếng, do sơ ý làm rơi một ít vôi xuống nước, mà khiến cho nước trong giếng phụt lên cao khoảng 1m, đồng thời có những tiếng nổ đùng đùng. Hoảng quá, bà con phải làm lễ cúng bái. Từ đó người dân lại cho rằng, nguyên nhân của việc này có liên quan đến cái chết của con rắn – con vật mà người dân nơi đây tôn thờ là thần thánh.
Giếng thần chữa bệnh vô sinh
Ngự tại một ngôi làng có biệt danh là “làng sinh đôi” tại ấp Hưng Hiệp, xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, giếng thần đã trở thành một nơi cần đến của những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Nhiều người truyền tai nhau bảo rằng nơi đây dị thường là do nguồn nước giếng của làng khác biệt với các vùng lân cận. Sở dĩ làng có biệt danh như vậy là do trong làng có rất nhiều gia đình sinh đôi. Những cặp vợ chồng muộn đường con cái, cứ đến đây xin uống nước giếng là về sẽ sinh con. Sự thực này đã được minh chứng bằng nhiều trường hợp đạt được mong muốn sau khi uống nước giếng.
Xoay quanh câu chuyện sống động về làng sinh đôi là nhưng giai đoạn được truyền miệng từ ngày xửa ngày xưa, rất lâu thời mới lập làng. Trong những câu chuyện đó, có lẽ gây ngạc nhiên nhất chính là chuyện nhà ông Trần Đình Danh, 49 tuổi, trưởng ấp Hưng Hiệp. Sinh được 4 cô con gái, vợ chồng ông Danh chịu nhiều tai tiếng không hay vì cho rằng đức ăn ở không tốt nên mới không sinh được con trai.
Ông Danh là con trưởng gánh nặng áp lực sinh đích tôn làm tròn trách nhiệm dòng họ. Đến một ngày, bà Nguyễn Thụy Thông, 51 tuổi, vợ ông Danh mơ một giấc mơ sẽ sinh đôi hai bé trai kháu khỉnh. Chẳng báo lâu sau, Trần Duy Khang và Trần Anh Khang cất tiếng khóc chào đời trong niềm vui khôn tả.
Câu chuyện về làng sinh đôi không phải là chuyện thêu dệt, quả thực không đúng vì thực tế làng này có mấy chục cặp song sinh, không một nơi nào xảy ra hiện tượng như thế. Và rồi có một số người tới xin nước về chữa bệnh hiếm muộn và nhận được kết quả bất ngờ?
Theo xahoi
Giếng thần phun nước hai màu và tục tắm tiên trừ tà ma ở Hòa Bình
Nếu trưa có nắng sẽ nhìn thấy 2 tia nước từ khe nhỏ của khúc gỗ dưới đáy giếng phun lên, một tia màu trắng tinh, một tia màu hồng nhạt.
Hàng trăm năm nay người bản Khộp (xã Ngọc Lâu, Lạc Sơn, Hòa Bình) vẫn coi cái giếng đó như vật báu. Mặc cho thời tiết khô hạn thì nước ở đó vẫn đầy ăm ắp, đáy giếng phun ra 2 tia nước với 2 màu sắc khác nhau. Ở đây còn có tục tắm tiên như một nét văn hóa độc đáo, đồng thời trừ tà ma.
Cách thị trấn không quá xa nhưng cuộc sống ở bản người Mường này khá thanh bình, nguyên sơ. Anh Bùi Văn Quyết, trưởng bản Khộp, tự hào: "Bản Khộp chúng tôi chẳng có thứ gì quý giá ngoài chiếc giếng này. Từ ngày có con người ở đây thì đã có giếng rồi. Dù thời tiết khô hạn thế nào thì giếng này không bao giờ cạn. Mùa đông nước giếng rất ấm áp, ngược lại mùa hè thì vô cùng mát.
Người dân địa phương cho biết, nếu giữa trưa có nắng sẽ nhìn thấy 2 tia nước với hai màu khác nhau hoàn toàn phun lên từ đáy mạnh mẽ, một tia màu trắng tinh, một màu hồng nhạt. Hai tia nước này bắn lên từ một khe nhỏ của khúc gỗ dưới đáy giếng.
Anh Quyết vui vẻ nói: "Chỉ khi trời thật đẹp, trong xanh và có nắng thì hai tia nước này mới phun ra như thế. Chúng tôi cũng không hiểu có phải vì phản xạ với ánh nắng mặt trời hay không nhưng trong bản ai cũng cho rằng đó là nước thần phun ra".
Cụ Bùi văn Beo (92 tuổi) là người được nghe và chứng kiến nhiều sự tích ly kỳ nhất xung quanh giếng thần này. Cụ kể: "Tôi cũng chẳng biết giếng có từ khi nào. Có ăn nước giếng, chứng kiến bao biến đổi mới thấy giếng này thiêng lắm. Mọi người có đổ bỏ bất cứ thứ gì xuống cũng không thể làm nước giếng bẩn được. Thế nhưng kiểu gì cũng bị báo oán đấy".
Đã có nhiều người ở đây không tin vào sự linh thiêng của giếng nên đã đổ chất thải xuống, chỉ vài ngày sau ốm thập tử nhất sinh. Không thầy mo, thầy lang nào chữa nổi. Có lần một cậu thanh niên mới lớn đứng cạnh giếng chửi thề thế là bị méo mồm và nằm liệt ngay. Chữa chạy tứ phương đều không được sau có người ta mách là làm lễ xin thần giếng và múc nước giếng uống mới khỏi.
Mới đây giếng Khộp được xây xung quanh nhằm thuận lợi cho việc sinh hoạt của người dân
Điều đặc biệt ở giếng thần này là từ già tới trẻ, nam hay nữ đều tắm tiên ngay bên miệng giếng. Anh Quyết cười bình thản: "Đó là truyền thống của bản chúng tôi rồi. Nam nữ, già trẻ lớn bé đều tắm tiên ở đây mà chẳng ai ngại ngùng gì cả. Cứ khoảng 11h trưa và 5h chiều là mọi người kéo nhau ra tắm.
Người bản Khộp tắm trần chung với nhau mà không bao giờ mảy may một ý nghĩ xấu nào cả. Thấy các cụ nói là tắm ở giếng thần này sẽ gột rửa được những tội lỗi trần tục. Hơn nữa con gái ở bản Khộp đều rất trắng trẻo là vì tắm nước giếng thần này".
Theo những vị cao niên hiểu biết trong bản thì tục tắm tiên ở giếng thần có liên quan đến lời đồn ma quái hàng trăm năm nay. Cụ Bùi Văn Chinh chia sẻ: "Ông cụ nhà tôi kể lại, thời kỳ còn hoang sơ con ma rừng hay bắt người mang về hang trên núi. Con ma rừng đã giết hại rất nhiều người trong vùng mà bất lực không có cách nào chế ngự được.
Rồi một vị pháp sư danh tiếng xứ Mường Bi từ ông Mã đạp nước cưỡi mây dùng bùa phép yểm được con ma này. Vị pháp sư này căn dặn dân bản Khộp phải thường xuyên tắm nước giếng thần thì con ma mới không dám bắt. Thế là từ đó giếng Khộp (giếng thần) có tục tắm tiên nổi tiếng khắp các miền".
Chiều xuống, Bùi Thị Ré và mấy người con gái cùng bản đang té nước tắm cho nhau. Không biết việc nhìn thấy người lạ lạc vào nơi tắm tiên có làm cho các cô các chị ngại hay không. Chỉ biết họ vẫn say sưa đắm mình vào dòng nước mát. Ré hồn nhiên chia sẻ: "Tắm tiên thế này có gì mà ngại chứ. Bọn mình tắm thế này từ bé rồi. Lớn lên vẫn tắm, có làm sao đâu".
Sang phía bên phải là đám trai làng, già có trẻ có đang tồng ngồng tắm. Họ đi tắm như đi hội, cười đùa, chọc ghẹo nhau. Một chàng trai cao to, béo trắng nổi bật trong đám đông ấy cũng trả lời rất thản nhiên rằng tắm tiên không cảm thấy ngại, nhìn thấy thiếu nữ đẹp tắm cũng như nhìn thấy đàn ông tắm cả thôi.
Có lẽ vì thế chăng mà từ trước đến nay những người dân nơi đây coi việc tắm tiên như một nét văn hóa cần được lưu truyền. Và tuyệt nhiên chưa từng xảy ra chuyện gì ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của những người dân xứ Mường này.
Theo các vị cao niên này thì dưới đáy giếng Khộp có một khúc gỗ kỳ lạ, nó được coi là khúc gỗ chấn long mạch của giếng. Cụ Bùi Văn Beo kể: "Dưới đáy giếng thần có một khúc gỗ rất kỳ lạ. Mặc dù bị ngâm dưới đáy giếng hàng nghìn năm nhưng chẳng bị mục ruỗng mà cứng như thép".
Theo cụ Bùi Văn Chính, đây là một lời nguyền liên quan đến việc giữ rừng của người Mường xưa kia. Khúc nhội nằm ở đáy giếng nhằm khơi long mạch cho người bản Khộp là vật yểm của thầy pháp sư sau khi đánh nhau với ma rừng, cứu người bản Khộp. Chính nhờ khúc gỗ đó mà nước hàng ngày cứ phun lên, người dân tắm nước này sẽ tránh được tà ma.
Anh Bùi Văn Quyết trưởng bản Khộp chỉ tay nơi khúc gỗ dưới đáy giếng chia sẻ: "Không có loại gỗ nào ngâm nghìn năm trong nước mà không bị mục ruỗng. Đây lại là loại gỗ không phải quý nhưng lại tồn tại được như vậy thì thật kỳ lạ. Có lần bản chúng tôi mang khúc gỗ này lên định làm củi nhưng rìu, búa chém vào cũng chẳng hề hấn gì".
Để chứng minh cho sự linh thiêng của khúc gỗ nhội anh Quyết kể, cách đây khoảng hơn chục năm, UNICEF cho tiền xã Ngọc Lâu xây dựng hệ thống nước sạch. Giếng nước thần cũng là một điểm cần nạo vét. Cán bộ địa phương chỉ đạo vớt khúc gỗ nằm dưới đáy giếng lên để dễ dàng cho việc nạo vét bùn. Lúc đó hàng chục trai bản được huy động dùng dây thừng, đòn để vớt khúc gỗ lên. Mặc dù nước không sâu, cây gỗ không quá lớn nhưng phải mất cả ngày đám thanh niên mới đưa được khúc gỗ đó lên bờ. Sáng hôm sau, cả bản Khộp hoảng loạn, ai nấy đều hoang mang vì giếng không còn một giọt nước. Không những vậy khu vực ao chuôm quanh vùng cũng khô cạn, đất đai quanh giếng cũng nứt nẻ khác thường.
Ông Chinh tiếp lời: "Quả đúng là thế, hôm đó cảm giác ở bản Khộp này sắp có biến. Trẻ con khóc không tài nào dỗ được. Bà con kéo nhau ùn ùn ra giếng nhìn thất thần. Cảm nhận được điều chẳng lành, các vị cao tuổi bàn nhau cho thanh niên trai tráng thả lại khúc gỗ xuống đáy giếng. Trước sự chứng kiến của dân làng, nước từ đâu lại phun lên mạnh mẽ. Mọi vật lại trở về bình thường".
Để giải mã cho những bí ẩn đó cần có những nghiên cứu nghiêm túc của các nhà khoa học. Tuy vậy việc tin vào giếng thần, tin vào khúc gỗ chấn long mạch của người bản Khộp lại như một nét văn hóa tâm linh của người dân xứ Mường.
Ông Bùi Văn Chấn, Chủ tịch UBND xã Ngọc Lâu cho biết: "Giếng thần Ngọc Lâu là kho báu quý giá của người Mường bản Khộp. Những câu chuyện ly kỳ, thần thánh hóa đã có từ xa xưa. Nó như những câu chuyện truyền thuyết mà đời này kể cho đời khác nghe. Với người bản Khộp, giếng thần là nguồn sống của các loài người nên họ luôn có ý thức bảo vệ, không ai có thể xâm phạm đến khu giếng này nếu có ý đồ xấu".
Việc nước giếng không bao giờ cạn và rất ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè là chuyện hoàn toàn có thật. Còn nguyên nhân nước giếng đầy là do khúc gỗ nhội đúng hay không thì còn phải chờ các nhà khoa học tìm hiểu.
Anh Bùi Văn Quyết, trưởng thôn bản Khộp, chia sẻ: "Bản thân tôi là người trẻ tuổi nhưng cũng từng nghe rất nhiều câu chuyện ly kỳ xung quanh giếng Khộp này. Quả đúng bà con trong bản từ xưa tới nay ai ai cũng ra đây tắm tiên. Mặc dù hiện nay nhà nước cũng đã xây hệ thống nước hút từ giếng về từng nhà nhưng bà con bản Khộp vẫn chưa bỏ được tục tắm tiên ở giếng này. Chúng tôi hy vọng, các cơ quan chức năng sẽ sớm tìm lời giải thích cho những bí ẩn đùn nước 2 màu từ khúc gỗ dưới đáy giếng".
Theo xahoi
Dân xì xụp khấn "miếu vỉa hè" Văn Miếu: Chính quyền và CA nói gì? Phản ánh những thông tin về việc tồn tại một "miếu vỉa hè" gây mất mĩ quan thành phố và thiếu trang trọng với chính "đối tượng" được thờ (dù chỉ là các nhân vật mơ hồ) đến UBND và Công an Phường Quốc Tử Giám, PV Infonet nhận được rất nhiều ánh nhìn lo lắng, bất an về chuyện tâm linh. Miếu...