Giếng làng xưa trong thời hiện đại
Những giếng làng được xây bằng gạch hoặc đá ong không chỉ là điểm cấp nước tập thể cho cả làng xã một thời mà còn là nét đặc trưng của nông thôn Việt Nam. Nhiều nơi ở Hà Nội, giếng làng vẫn được gìn giữ.
Giếng Ngọc trước đền thờ An Dương Vương ở xã Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội), tương truyền là nơi Trọng Thủy đã trầm mình sau khi biết Mỵ Châu bị vua cha xử chém. Giếng Ngọc nằm giữa một cái ao, nước trong giếng có màu nâu đỏ đặc biệt.
Giếng thôn Vũ Ngoại (xã Liên Bật, Ứng Hòa, Hà Nội) hiện không còn dùng được nhưng trồng đầy sen. Bên cạnh giếng là khu chợ họp hàng ngày.
Ngay dưới cổng Tam quan ngoại đình Vẽ ở làng Đông Ngạc (huyện Từ Liêm, Hà Nội) có 2 giếng lớn nên được người dân gọi là mắt rồng.
Video đang HOT
Giếng chùa Thầy, xóm Sài Sơn (huyện Quốc Oai, Hà Nội) không còn được sử dụng nên đầy rêu, bèo.
Giếng mắt Rồng bên hồ Long Trì (Ao Rồng) nằm dưới núi Sài Sơn (làng Hoàng Xá, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai). Bên kia hồ cũng có một chiếc giếng, tượng trưng cho hai mắt rồng.
Xuất hiện cùng thời điểm với chùa Trăm Gian (huyện Chương Mỹ) là Giếng Chùa. Hiện nước vẫn trong sạch và được người dân dùng hàng ngày.
Giếng xóm Đình Mông Phụ (Đường Lâm, Hà Nội)
Giếng làng Chuông (huyện Thanh Oai).
Giếng làng Nghiêm Xuyên (Thường Tín, Hà Nội) vẫn là nơi trẻ em nô đùa bơi lội vào mùa hè.
Giếng Miếu tại xã Hồng Minh (huyện Phú Xuyên) hiện thành nơi trồng sen.
Bên hông chùa Láng (Hà Nội) còn có một giếng rộng lớn hình tròn theo kiểu giếng làng ngày xưa.
Giếng cổ trong quần thể di tích thành cổ Cổ Loa.Theo VNE
2 dự án cải tạo hồ "mắc" giải phóng mặt bằng
Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Lê Văn Phượng cho biết, để giải quyết vấn đề nước thải khu vực hồ Tây, UBND quận Tây Hồ đang khẩn trương triển khai công tác GPMB để hoàn thành dứt điểm hạng mục thu gom, xử lý nước thải và kè các hồ nhỏ phụ cận với hồ Tây, trong đó có hồ bơi Quảng Bá và hồ Đầm Bảy (thuộc gói thầu số 23).
Tuy nhiên, hiện nay, việc thi công phần hạ tầng kỹ thuật của 2 hồ này có nhiều khó khăn, không thể giải quyết được theo tiến độ. Theo quận Tây Hồ, lý do bởi đây là khu vực làng cổ, người dân sống đã nhiều đời, nhiều thế hệ, nên liên lục đề nghị "xem xét lại quy hoạch để không gây xáo trộn cuộc sống của người dân đã sinh sống ổn định ở đây từ nhiều thế hệ". Sau khi kiểm tra cụ thể, UBND phường Nhật Tân cho biết, tổng số hộ dân nằm trong diện phải điều tra lên phương án GPMB là 181 hộ, với diện tích phải GPMB là 36.127 m2, trong đó có nhiều nhà đã xây dựng 3-4 tầng kiên cố.
Từ tình hình nêu trên, UBND quận Tây Hồ nhận thấy việc GPMB để thực hiện việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật hồ Đầm Bảy và hồ bơi Quảng Bá, khó đảm bảo được theo kế hoạch vì diện tích đất phải GPMB để làm vườn hoa cây xanh là rất lớn, số hộ dân phải GPMB tại khu vực này phần lớn đã ăn ở ổn định từ lâu nên kinh phí đền bù rất lớn và tốn kém. Mặt khác, 2 hồ này là hồ nhỏ mang tính chất phụ trợ, không thuộc hạ tầng của hồ Tây. Vì vậy, UBND quận Tây Hồ đã có văn bản đề nghị UBND TP chỉ đạo Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội khi xem xét quy hoạch các hồ nhỏ phụ trợ (hồ bơi Quảng Bá, hồ Đầm Bảy) không xác định là đất cây xanh mà đề nghị là đất kiểm soát phát triển làng xóm cổ, dân cư hiện có để đảm bảo tính kết nối gìn giữ được làng xóm và cảnh quan của toàn khu vực.
Theo VNN
"Ăn xin sang" thời hiện đại Mọi người vẫn quen với hình ảnh người ăn xin nhếch nhác, khuôn mặt rầu rĩ đầy tội nghiệp rong ruổi ở các con đường, góc chợ, quán ăn. Không mấy ai ngờ "dân cái bang" ngày nay còn đội lốt người trí thức để hành nghề một cách tinh quái. Từ hỏi thăm đường... đến xin tiền. "Đời lắm người chai mặt...