‘Giếng độc nhiễm dioxin’ và thiếu nữ 3 lần đội khăn trắng
Nước giếng bị nhiễm chất dioxin của chiến tranh còn sót lại, nên lần lượt 6 anh chị em của Lưu Thị Hà Giang đều mắc bệnh thận.
Lưu Thị Hà Giang nuôi ước mơ vào đại học.
“Giếng độc” và 3 cái tang liên tiếp
Lưu Thị Hà Giang là học sinh chuyên khoa Địa của trường Quốc học Huế, từng tham gia các cuộc thi cấp quốc gia của trường. Bố Giang là một cựu chiến binh, ông đã đi qua cuộc chiến tranh và trở về nguyên vẹn, lấy vợ, sinh con với ước mơ cho các con ăn học thật tốt để thoát khỏi cái nghèo. Gia đình em vì con đông vất vả, kiếm tiền ở quê không thể đủ để nuôi con ăn học nên bố mẹ em đã bàn với nhau cùng nhau đi làm ăn xa, kiếm tiền nuôi con.
Để các con mình đỡ khổ nên ông bà đào cái giếng trong vườn nhà mình để lấy nước uống và sinh hoạt cho cả nhà. Sáu anh chị em nương tựa vào nhau sống bằng những tháng lương của bố mẹ gửi về hàng tháng. Cuộc sống thật ấm êm khi cả sáu anh chị em đều rất chăm chỉ và học giỏi. Gia đình em sẽ không thể rơi vào nỗi đau buồn như ngày hôm nay, nếu như ngày đó cái giếng nước không được đào lên.
Kể về những người anh, người chị của mình đã ra đi vĩnh viễn, em lại khóc. Bi kịch bắt đầu khi người anh trai đầu của em sau khi tốt nghiệp 12 thi vào một trường Đại học và nhập trường. Nhưng hai tháng sau khi nhập trường gia đình đã nhận được tin báo là anh đang đau nặng phải nhập viện. Khi gia đình mang con về, đem ra Hà Nội chữa trị thì anh đã qua đời. Các bác sĩ nghi anh bị nhiễm chất độc dioxin.
Người ta nói cách cái giếng nhỏ ở nhà Giang (thôn Quyết Thắng, xã Thanh Thạch, huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình) hơn hai mét có một quả bom mang chất độc, chính chất độc ấy đã thấm vào nguồn thức ăn của 6 anh chị em.
Sau nỗi buồn chưa vơi của người anh trai gia đình em lại tiếp tục hứng chịu tin buồn, người chị thứ hai vừa tốt nghiệp lớp 12 cũng qua đời. Tiếp sau đó là cái chết của người anh trai thứ tư khi mất cũng vừa 18 tuổi.
Sau 3 cái tang liên tiếp, gia đình em gần như rơi vào tuyệt vọng. Tất cả những cái chết đều được các bác sỹ xác định là hư thận. Đến chị thứ ba cũng là bệnh nhân thường trú của khoa Thận bệnh viện Trung ương Huế đã 10 năm nay.
Cùng uống một nguồn nước nên cả sáu chị em đều bị nhiễm chất độc. Vì gia đình nghèo không có tiền thay thận, nên cứ vài ngày chị của em lại tới bệnh viện thay máu một lần. Hiện nay Hà Giang cũng đang được xác nhận là bị thận dạng nhẹ nên em phải sống với chế độ ăn uống kiêng.
Video đang HOT
Giờ đây, sau những biến cố của gia đình nên cậu em út sau Hà Giang đã phải chuyển về quê ông bà nội sống với bố ở Bố Trạch. Bởi gia đình em đã bán mọi thứ kể cả ngôi nhà đang sống, khu vườn để lo chạy chữa cho con.
Bà Trần Thị Loan, người hàng xóm gần nhà Giang cho biết: “Gia đình em trước đây là gia đình hạnh phúc, con cái tuy đông nhưng bố mẹ em luôn làm ăn vất vả mong con chăm chỉ học hành sớm có một tương lai tốt đẹp. Nhưng không ai ngờ gia đình đó lại gặp những chuyện như vậy.
Không ai dám tin khi chứng kiến những cái chết liên tục như vậy trong gia đình. Vì vậy mà ở làng tôi lúc đó ai cũng nghĩ là gia đình bị ma ám, có người còn nói nên mời thầy về cúng không con ma sẽ bắt thêm nhiều người… Rất nhiều lời đồn quanh gia đình lúc đó. Chúng tôi thấy tiếc cho gia đình em lắm, gia đình con cái ai cũng chăm chỉ học hành, tự nhiên gặp phải chuyện như vậy đúng là nỗi đau chồng chất nỗi đau. Làm cha làm mẹ thấy con mình gặp phải tai ương như vậy xót lắm”.
Tương lai bất định của cô gái nhỏ
Khi kể cho chúng tôi nghe về chuyện gia đình, nước mắt em không ngừng rơi. Thoáng đó mà ước mơ của mấy chị em phút chốc đã không còn. Em nhớ lại hình ảnh của mấy anh chị em trước đây thường phấn đấu thi nhau học hành. Giờ mình em lẻ loi. Ước mơ của mẹ em, bố em cũng không còn như trước. Dù biết nỗi đau nào cũng có thể qua nhưng vì nỗi đau chồng chất nên khiến gia đình em đã rơi vào hoàn cảnh như ngày hôm nay.
Giang tâm sự, trước đây trong gia đình mẹ luôn mong chờ hình ảnh con mình sớm thành đạt giờ thấy mẹ phải ra vào bệnh viện mà em đau lòng. Em hằng ngày vẫn thường vào bệnh viện cùng mẹ lượm nhặt từ các thùng rác những thứ có thể bán ve chai. Nhưng năm nay vì cuộc sống ở đây quá khó khăn nên mẹ mới chuyển chị ra bệnh viện Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình). Vì ở đó gần nhà nên việc lên xuống nhà cũng đỡ vất vả hơn. Lúc trước ở quê em thường ra vào nuôi bệnh cùng mẹ, chính những cô chú ở khoa Thận biết em học tốt nên mới khuyên em thi vào trường Quốc học Huế để được gần mẹ.
Nghĩ lại mấy chị em trước đây cùng ngồi lại quanh chiếc bàn kể về tương lai của mình là em lại khóc. Được hỏi về mơ ước của mình, em buồn buồn cho biết: “Giá như em có thể trở thành người thực hiện được những ước mơ của những người anh người chị của em thì tốt biết mấy”. Em kể mình muốn làm một nữ chiến sỹ công an, nếu sức khỏe em cho phép. Không được thì em sẽ thi vào trường Luật, trở thành một luật sư.
Nhưng em luôn lo lắng sợ hãi, em tâm sự: “Giờ nếu em đi học đại học không biết mẹ em có còn sức lo cho em không? Em sợ mình không có tiền học phải nghỉ giữa chừng. Em không biết nên làm thế nào nữa”.
Nghe em tâm sự có lẽ không ai không đau lòng cho số phận của một gia đình không may mắn, gặp phải tai ương trên trời rớt xuống. Hoàn cảnh của gia đình em rất đáng thương. Hiện tại ước mơ của em cũng đã nằm trong tầm tay, vì em đã nằm trong diện tuyển thẳng vào đại học. Nghe em kể chuyện chúng tôi mong em sẽ luôn khỏe mạnh để có thể vươn đến ước mơ của mình. Chia tay em trong một buổi chiều chúng tôi thoáng đâu đó nỗi buồn của gia đình em, một gia đình kém may mắn, một hoàn cảnh đáng thương. Mong rằng qua bài viết này những ai có lòng hảo tâm có thể chia sẻ hoàn cảnh cùng em.
Nơi bom đạn cày xới nhiều nhất Ông Võ Văn Lập, phó thôn Quyết Thắng (xã Thanh Thạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) chia sẻ: “Trước đây, khu vực thôn Quyết Thắng chính là nơi bom đạn cày xới nhiều nhất. Đời sống của người dân nơi đây luôn hứng chịu những nỗi đau, người mất chồng, người mất vợ, gia đình mất con… Hiện nay tỷ lệ ung thư cũng cao. Trường hợp của gia đình em là một trường hợp không may mắn, mất đi những người con của mình. Chúng tôi cũng đến chia sẻ cùng gia đình, giờ mong em sẽ cố gắng vượt qua hoàn cảnh để có một tương lai tốt đẹp”.
Theo Xahoi
Giúp người khuyết tật từ việc làm cụ thê
Từng gặp khó khăn tưởng chừng không vượt qua, nhưng Nguyễn Hồng Hà - Chủ tịch Hội NKT huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã tự tin vươn lên. Anh hoàn thiện trình độ ĐH và trở thành một chủ doanh nghiệp may mặc tuyển dụng hơn 20 NKT vào làm việc.
Nguyễn Hồng Hà (giữa) với các bạn NKT tại Cty
Nỗ lực
Di chứng chất độc màu da cam từ người cha - từng là cựu chiến binh chống Mỹ - khiến Nguyễn Hồng Hà (sinh năm 1981, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội) lớn lên với đôi chân teo tóp.
Vượt qua khiếm khuyết cơ thể và sức khỏe yếu, Hà vươn lên học tập tốt trong suốt 12 năm phổ thông. Năm 2000, chàng trai khuyết tật tự tin cùng bao bạn trẻ vào ĐH Ngoại ngữ Hà Nội. "Khi đó, nhiều bạn cứ nghĩ tôi thi cho vui.
Nhưng nào ngờ kết quả thi của tôi còn thừa điểm đầu vào" - Hà kể. Vậy là suốt 4 năm học ĐH, Hà đến trường bằng chiếc xe gắn máy ba bánh do bố mẹ dành dụm mua cho.
Năm 2004, tốt nghiệp ĐH, Hà xin vào làm tại một DN sử dụng NKT tại tỉnh Thái Bình. Hà nhớ lại: "Làm việc trong cộng đồng này, tôi có cảm giác như đó là thế giới của mình với những sự đồng cảm và thương yêu".
Mỗi trường làm việc đã giúp Hà có thêm nhiều bài học về ứng xử, quản trị điều hành. Năm 2005, Hà quay về quê nhà Hoài Đức mở một xưởng may nhỏ, dạy nghề cho NKT. "Vạn sự khởi đầu nan".
Bao nhiêu áp lực về đầu ra, nguồn nguyên liệu, quan hệ, nguồn vốn đều dồn lên người thanh niên khuyết tật 24 tuổi. Hà lo lắng nhưng quyết không gục ngã.
Trong khó khăn, Hà bình tĩnh gỡ khó dần bằng việc xác định từng mục tiêu quan trọng, thông qua các mối quan hệ và sự giúp đỡ của nhiều người tốt. Dần dần, xưởng gia công có việc đều hơn và trở thành mô hình Công ty TNHH may Hồng Hà.
Cần sự chung tay
Những ngày đầu tháng 11, Công ty TNHH may Hồng Hà đang tạo việc làm ổn định cho gần 50 bạn trẻ, trong đó 50% là NKT.
Với công việc nhận gia công hàng may mặc, nhiều bạn trẻ thực sự đã thấy yêu và gắn bó với công ty như ngôi nhà thứ hai: "Bạn Phùng Thị Yến, 35 tuổi bị khuyết tật câm và điếc, làm việc tại đây được hơn 1 năm và thạo nghề với thu nhập hơn 2,5 triệu đồng.
Bạn Nguyễn Thị Khuyên, 26 tuổi bị khuyết tật vận động, cũng đã có thu nhập trên 1,5 triệu đồng sau gần 1 năm học nghề" - Hà cho biết.
Theo Hà, dù mức lương chỉ dao động từ 1,5 - 2,5 triệu đồng/người/tháng nhưng đó cũng là niềm tự hào của những NKT. "Nếu như bạn nhìn thấy họ khó khăn ra sao khi phải sống dựa vào gia đình, nhưng nay đã tự làm ra đồng tiền thì bạn sẽ trân trọng những thành quả nhỏ bé nhưng quý báu này" - Hà tâm sự.
Hiện, Công ty Hồng Hà hỗ trợ chỗ ngủ và suất ăn trong giờ làm việc. Với những NKT chưa có nghề sẽ được dạy nghề miễn phí.
Vị giám đốc NKT này cho biết, dạy nghề cho NKT không thể có kết quả ngay được vì NKT nhận thức chưa nhanh, hay tự ti và sức khỏe không ổn định. DN tham gia vào lĩnh vực này cần tâm huyết, đặt lợi nhuận xuống hàng thứ yếu.
Tuy nhiên, việc tạo việc làm bền vững cho NKT lại còn khó hơn nhiều. Lý giải việc thiếu cơ hội tìm việc của NKT, Hà giải thích: Nhiều đơn vị dạy nghề cho NKT chủ yếu mang tính tự phát, do cơ sở vật chất kém và ít thay đổi công nghệ.
Khi dạy nghề xong không có điều kiện cấp chứng chỉ nghề. NKT học xong cũng hạn chế cơ hội tìm việc. Với tư cách là chủ tịch Hội NKT Hoài Đức, Hà đang tích cực tạo cơ hội bình đẳng cho NKT.
Anh chia sẻ: "Tôi mong muốn ngày có thêm nhiều NKT tự tin hòa nhập cộng đồng bằng chính công việc của mình. Qua đó, họ có thể tự nuôi sống bản thân mình và đóng góp cho xã hội".
Theo Laodong
Những người phụ nữ Việt được trao huân chương Bắc đẩu bội tinh Huân chương Bắc đẩu bội tinh là một huân chương cao quý nhất của Nhà nước Pháp trao cho những cá nhân, tổ chức có đóng góp đặt biệt cho nhà nước Pháp. 3 người phụ nữ Việt Nam đã vinh dự nhận được Huân chương cao quý này. "Người phụ nữ của ánh sáng" Đó là tên gọi trìu mến và cũng...