Giếng cổ của người Chăm
Giếng cổ ở khu vực Quảng Nam – Đà Nẵng được xem như giá trị văn hóa vật thể phản ánh rõ rệt đời sống sinh hoạt của cộng đồng cư dân Chăm cách đây hơn 10 thế kỷ.
Ngày nay, giếng cổ của người Chăm ở khu vực Đà Nẵng vẫn được bảo tồn và là điểm tham quan thu hút nhiều du khách.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Đông, Trưởng phòng Khảo cổ học đô thị thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam, có thể chia hệ thống giếng Chăm làm 3 loại.
Giếng Hời trước sân Miếu Bà, trong khu di tích Nghĩa Trủng, Hòa Vang, nay nằm trên địa bàn phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ
Giếng đóng: Là loại giếng đào phổ biến nhất, nằm trong một khu dân cư. Giếng có hình vuông, mỗi cạnh cái nhỏ 1,15 mét, trung bình từ 1,25 đến 1,35 mét, cái lớn có thể lên đến 1,50 mét. Nền giếng được lát gạch hay đá, thành giếng được xây bằng đá ong suốt từ trên xuống dưới hay được xây nửa gạch nửa đá. Có nhiều giếng khoét trong lòng đá khá sâu để đến mạch ngầm. Đặc biệt, ở dưới đáy luôn luôn có một cái khung bằng gỗ lim, cao chừng 30cm đến 40cm nên suốt mấy trăm năm vẫn không bị mục.
Giếng mở: Là loại có nguồn nước cung cấp từ mạch ngầm ở chân sườn đồi, núi thấp hoặc cồn cát chảy ra, được kè lại bằng đá hoặc gỗ tạo thành giếng. Nước chảy thường xuyên quanh năm dù trong mùa khô hạn. Đây là nước sạch với chất lượng tốt thường chỉ dùng cho ăn uống. Sau đó nước chảy ra cấp thứ hai rộng hơn, được giới hạn với xung quanh bằng bờ đất có kè đá. Nước ở đây đã ít sạch hơn nên để tắm giặt… Giai đoạn thứ 3, nước chảy gần như tràn ra một hố rộng ngay trên bờ ruộng, chỉ được ngăn lại bằng đá, xếp sơ sài, đây là nơi trâu bò, súc vật uống và cuối cùng chảy xuống ruộng.
Giếng nửa mở: Còn gọi là giếng bộng, có nguồn nước cung cấp thường từ những mạch ngầm ở chân những cồn cát hoặc đồng ruộng. Nước phun lên từ một mạch ngầm, người ta lấy một tấm đá lớn hoặc một thân cây cổ thụ để giữ nước. Miếng đá được đục một cái lỗ lớn, thân cây được khoét rỗng ruột. Úp tảng đá hoặc thân cây khoét rỗng lên chỗ mạch nước, cố định chắc chắn, nước chảy dâng lên và thoát ra từ lỗ đã khoét. Hứng nước ở đó mang về dùng. Nước chảy tự nhiên quanh năm suốt tháng. Nếu không ai dùng, nước chảy thoải mái ra đồng, ra ruộng. Loại giếng này thường nằm xa khu dân cư với một khoảng cách vừa phải.
Video đang HOT
Chăm nữ” bên giếng Hời
Theo ông Võ Văn Thắng – nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật Chăm cho hay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện còn một số giếng Chăm, trong đó một số còn nguyên, một số đã bị san lấp một phần và một số chỉ còn tên gọi và không còn nhiều dấu tích do quá trình san lấp. 6 giếng hiện nay vẫn còn như:
Giếng Đình: Do ngày trước nằm gần đình Nam Ô; hiện nay ở tổ 27, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu.
Giếng Hời: Nằm ở góc sân Miếu Bà, trong khu Di tích Nghĩa Trủng Hòa Vang, thuộc phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ.
Giếng Bộng: Nằm trên đường Trưng Nữ Vương thuộc phường Bình Hiên, quận Hải Châu, có kích thước lớn nhất trong các giếng Chăm ở Đà Nẵng.
Giếng Thành Trạm: Ngày trước nằm gần trạm Nam Ô, nay là tổ 32, phường Hòa Hiệp Nam.
Giếng Lăng: Do nằm gần lăng thờ cá Ông thuộc tổ 35, phường Hòa Hiệp Nam.
Giếng Hóa Ô (còn gọi là giếng Bà Bang vì nằm trong vườn nhà bà Nguyễn Thị Bang), hiện ở hẻm 957 đường Nguyễn Lương Bằng thuộc phường Hòa Hiệp Nam…
Thung lũng Chết và những nơi nóng nhất thế giới
2020 được các nhà khí tượng học dự báo có khả năng là năm nóng nhất lịch sử. Nhiều nơi có thời tiết khắc nghiệt, song vẫn là các điểm đến khiến du khách tò mò trải nghiệm.
Thung lũng Chết, California (Mỹ), là một trong những nơi khô và nóng nhất hành tinh. Mùa hè năm 1913, địa điểm này được ghi nhận đạt nhiệt độ không khí cao kỷ lục với 56,7 độ C. Ngày 28-29/4 vừa qua, nhiệt độ tại đây cũng đạt mức xấp xỉ 45 độ C.
Dù là mảnh đất khô cằn, thung lũng Chết vẫn trở thành điểm du lịch hút khách nhờ cảnh quan tuyệt đẹp. Đây là nơi khiến bạn không khỏi bất ngờ trước sắc màu của cồn cát biến đổi kỳ ảo vào từng thời điểm trong ngày. Đặc biệt, những thảm hoa dại bung nở ngoạn mục theo chu kỳ khoảng 10 năm cũng mang lại vẻ đẹp thiên nhiên mãnh liệt.
Theo CNBC, thị trấn Dallol (Ethiopia), nơi có khí hậu khắc nghiệt bậc nhất Trái Đất, cũng là địa điểm khách du lịch yêu thích khám phá. Vùng thủy nhiệt đầy màu sắc này có các mỏ muối, suối nước nóng chứa axit và suối phun tạo cảnh quan thiên nhiên độc nhất vô nhị.
Tại Dallol, nhiệt độ trung bình hàng ngày vào khoảng 34,4 độ C, nhưng có thể đạt tới 50 độ C và lượng mưa luôn khan hiếm. Đây cũng là nơi có mức nhiệt cao nhất trong các vùng có người sinh sống trên thế giới.
Perth, thủ phủ thuộc bang Western (Australia), vốn là miền đất chinh phục dân đam mê du lịch thứ thiệt. Nơi đây thu hút du khách bởi những mảng màu xanh hiền hòa của trời và biển cùng khung cảnh yên bình bất tận. Tháng 4 năm nay, thành phố Perth trải qua những ngày nắng nóng nhất lịch sử khi nhiệt độ đạt đến 39,5 độ C.
Tại bãi biển Scarborough, nơi được mệnh danh là thiên đường biển đẹp nhất của Perth, vẫn duy trì việc mở cửa đón khách trong bối cảnh dịch Covid-19. Giới chức trách cho biết người đi biển tôn trọng các quy định giãn cách và đảm bảo những biện pháp phòng, chống dịch bệnh để vượt qua khoảng thời gian khắc nghiệt này.
Sahara, hoang mạc lớn thứ 3 trên Trái Đất, nằm tại châu Phi với diện tích hơn 9 triệu km2 và có tuổi đời 2,5 triệu năm. Nhiệt độ trung bình ở Sahara vào mùa hè có lúc đạt tới 49 độ C. Dù thuộc top sa mạc nóng nhất hành tinh, nơi hoang vu này vẫn ẩn chứa nhiều điều thú vị khiến du khách muốn khám phá. Hoạt động cưỡi lạc đà, ngủ qua đêm trên sa mạc, ngắm bình minh hay hoàng hôn là những điều đáng giá bạn có thể trải nghiệm khi đến đây.
Các điểm đến đẹp như ảo ảnh thị giác và thực tế gây thất vọng Nhiều địa điểm trên khắp thế giới nổi tiếng với các bức ảnh đẹp mê hoặc như ảo ảnh thị giác. Tuy nhiên, thực tế, du khách không phải lúc nào cũng chiêm ngưỡng vẻ đẹp như kỳ vọng. Nằm trong công viên Namib - Naukluft ở Namibia, Deadvlei là chảo đất sét trắng với hàng trăm cây keo chết khô rải rác...