Giày Yeezy ngày càng rẻ, liệu có còn giữ được giá trị?
Từ thương hiệu được gắn liền với chữ “đắt đỏ”, điều gì đã khiến cho dòng giày bán chạy nhất của Kanye West ngày càng “xuống giá” trên thị trường chợ đen?
Yeezy từ ngày đầu tiên thành lập cho tới khi ra sản phẩm đời đầu luôn là cái tên được giới “đầu giày” săn đón. Cách đây 2 năm, thị trường chợ đen trở nên náo loạn chỉ vì số lượng người tìm mua các dòng giày tới từ thương hiệu này đạt ngưỡng quá tải, dẫn tới sự tăng giá vô lý.
Tuy nhiên, dường như điều này không còn tiếp diễn trong khoảng thời gian gần đây. Đây là dấu hiệu khá đáng lo đối với những ai đầu cơ tích trữ giày, nhưng lại trở thành dấu hiệu tốt dành cho người chưa từng có cơ hội sở hữu bất kỳ đôi Yeezy nào bởi giá thành bị đẩy lên quá đắt.
Vậy điều gì đã khiến một thương hiệu trở nên “mất giá” trên thị trường trong khi vẫn giữ được giá trị của mình?
Yeezy là thương hiệu thời trang do adidas quản lý với sự dẫn dắt của rapper Kanye West. Ảnh: Randy Galang.
1. Mở rộng việc sản xuất
Kể từ ngày ra mắt bộ sưu tập đầu tiên, adidas cùng Kanye West đã xác định rằng Yeezy là thương liệu chỉ dành cho một số lượng khách hàng nhất định nên giá gốc của những đôi giày này không hề rẻ, luôn rơi vào khoảng 200-300 USD.
Kết hợp với việc sản xuất số lượng giới hạn, mỗi thiết kế được giới mộ điệu đón nhận đều khiến cho giá của chúng trên thị trường chợ đen tăng “chóng mặt”. Có thời điểm giá bán lại của một đôi giày có thể gấp 5-6 lần giá gốc.
Tuy nhiên, điều này không còn tiếp diễn với những dòng sản phẩm mới đến từ Yeezy do Kanye West đã tạo chiến lược khác so với thời gian mới ra mắt thương hiệu. Thay vì sản xuất giày với số lượng giới hạn, chỉ bằng 1/10 nhu cầu thật sự của thị trường, nam rapper cùng ê-kíp đã gia tăng số lượng sản xuất cho mỗi mẫu giày.
Video đang HOT
Đã từng có thời gian cứ nhắc tới Yeezy là người ta nhớ ra ngay từ “đắt đỏ”. Ảnh: trnds.
Điều này khiến cho sự độc quyền từ những nhà đầu cơ, chuyên thu gom giày Yeezy và bán lại với giá cao trở nên mất giá trị do sự ra mắt nhỏ giọt không còn tồn tại. Từ đó, giá giày ngày càng rẻ hơn.
Với những mẫu không quá nổi tiếng, thậm chí nhiều người có thể mua chúng bằng giá gốc mà không cần qua bất kỳ đối tượng trung gian nào. Đây là tín hiệu đáng mừng dành cho các tín đồ luôn muốn sở hữu siêu phẩm của Kanye West.
2. Tăng cường ra mắt sản phẩm
Một điều dễ dàng có thể nhận thấy là số lần quay trở lại của Yeezy trong vòng một năm trở lại đây được tăng cường. Hàng loạt mẫu giày cũ và cả mẫu mới đều được ra mắt dồn dập trong khoảng thời gian ngắn.
Điều này tạo ra thị trường riêng đủ rộng và đa dạng để người mua có thể dễ dàng lựa chọn, cũng như tránh gặp phải tình trạng quá tải khiến giá thành leo thang.
Đây là nước đi được đánh giá là thông minh và nhạy bén của Kanye West cùng toàn bộ đội ngũ sản xuất, chiến lược tại Yeezy. Trước đây, do hệ thống bán lẻ chưa được quản lý triệt để, kết hợp với việc mỗi lần ra mắt sản phẩm đều chỉ bán ra với số lượng nhỏ giọt nên tình trạng đội giá vẫn liên tục diễn ra cho tới khi nam rapper thay đổi chiến lược.
Hình ảnh dòng người xếp hàng chờ đến lượt mua giày trước cửa hàng adidas có phân phối giày Yeezy vào ngày ra mắt. Ảnh: Canada Got Sole.
Tuy nhiên, đây lại chính là con dao hai lưỡi. Việc liên tục xuất hiện trên thị trường với hàng loạt sản phẩm khiến cho giá trị của Yeezy trong mắt giới mộ điệu không còn như ban đầu. Nhiều người đã tỏ ra thất vọng bởi thương hiệu mình yêu thích lâu nay dần trở nên phổ biến, không còn sự khó khăn trong việc tìm mua, hoặc phải bỏ ra số tiền không nhỏ để được sở hữu như trước.
Chưa dừng lại ở đó, những mẫu giày được ra mắt gần đây không nhận được nhiều lời khen từ giới mộ điệu. Cách phối màu độc lạ nhưng không hợp với thị hiếu số đông, các thiết kế không còn mang tính đột phá.
Nhiều người cho rằng Yeezy sẽ mất đi vị thế của ông hoàng, nhưng thực tế lại chứng minh điều ngược lại. Giá thành của những đôi giày mang thương hiệu Yeezy chỉ sụt giảm trên thị trường chợ đen mà không hề ảnh hưởng tới kênh buôn bán chính thức. Số lượng bán ra từ các cửa hàng bán lẻ cũng như website vẫn giữ ở mức ổn định, không rơi vào tình trạng khan hiếm hay tồn hàng.
Có thể nói Yeezy vẫn đang “sống tốt” với chiến lược mới của mình.
3. Tham vọng biến Yeezy thành thương hiệu của mọi nhà
Trong cuộc phỏng vấn cách đây một năm, Kanye West từng tuyên bố rằng anh cùng các cộng sự muốn Yeezy trở thành thương hiệu mà bất cứ ai cũng có thể sở hữu. Và nam rapper không hề biết nói đùa.
Từ những lý do đã nêu ra trước đó, Kanye West đã thành công trong việc bảo vệ giá trị của Yeezy, đồng thời từng bước đạt được mục tiêu. Với tham vọng biến Yeezy thành thương hiệu của mọi nhà, hãng giảm giá bán gốc, tăng cường quy mô sản xuất cũng như ra mắt nhiều sản phẩm trong thời gian ngắn.
Thương hiệu của Kanye West vẫn giữ được tinh thần vốn có. Ảnh: adidas.
Đối với việc giữ gìn tinh thần thương hiệu, người hâm mộ có thể tin tưởng vào Kanye West. Đến nay, Yeezy vẫn mang phong cách thiết kế với cá tính hoàn toàn tách biệt so với những thương hiệu lớn trên thị trường. Đây là điều rất đáng khen ngợi cho một cái tên còn non trẻ mà lại đạt được nhiều thành công tới vậy.
Xét cho cùng, những gì đội ngũ của Yeezy nói chung cũng như Kanye West nói riêng mong muốn chính là được phục vụ những người yêu thời trang, dù giàu hay nghèo, đều có thể sở hữu sản phẩm của thương hiệu.
7 đôi Yeezy rẻ nhất hiện nay
Một trong những thương hiệu có giá bán lại trên thị trường cao nhất hiện nay cũng tồn tại những phiên bản không quá đắt đỏ.
Yeezy Boost 700 V2 "Gedeon": Ra mắt cùng thời điểm với những phối màu "hot" nhất của dòng giày này nên Gedeon chịu số phận bị lép vế nhất so với toàn bộ các phiên bản khác. Nếu như những người anh em khác có giá bán lại trên thị trường chợ đen lên tới gần 1.000 USD dù giá gốc chỉ vỏn vẹn 300 USD thì Gedeon thậm chí còn bị "bán lỗ" với mức giá trung bình khoảng 270 USD.
Yeezy Boost 700 "Salt": Được kỳ vọng sẽ trở thành quân bài chủ chốt của Kanye West, Yeezy Boost 700 đã không làm nam rapper thất vọng. Tuy nhiên, phối màu Salt là trường hợp đặc biệt khi không được cộng đồng sneaker-head yêu thích dù màu sắc khá đặc biệt, thậm chí giá bán hiện tại còn thấp hơn cả giá gốc. Mặt khác, đây là là một món hời đối với những người luôn muốn có 1 đôi giày Yeezy trong tủ quần áo của mình.
Yeezy Boost 350 V2 "Desert Sage": Giống hệt với người anh em "Beluga" nhưng được thêm điểm nhấn màu cam cháy tại phần cổ giày, Desert Sage được khen nhiều trên các diễn đàn thời trang. Tuy nhiên phiên bản này chỉ có giá bán lại nhỉnh hơn giá gốc một khoảng nhỏ, từ 220 USD tăng lên 267 USD. Nếu như đúng với dự đoán của giới mộ điệu, thời gian sắp tới đôi giày này sẽ tăng giá trở lại do sự khan hiếm của thị trường.
Yeezy Boost 350 V2 "Marsh": Chỉ mới ra mắt từ tháng 2 năm nay. "Marsh" là đôi giày mới nhất có mặt trong danh sách giày Yeezy có giá thành rẻ nhất hiện tại. Dù được phát hành độc quyền trên trang web Yeezy Supply, tuy nhiên Marsh vẫn có giá khá thấp so với mặt bằng chung của những đôi giày ra mắt cùng thời điểm.
Yeezy Boost 350 V2 "Yeezreel": Ra mắt với hai phiên bản phản quang và không phản quang, sự chênh lệch giữa giá bán trên thị trường chợ đen của chúng là khá lớn. Riêng phiên bản không phản quang chỉ được bán với giá khoảng 250 USD - hơn giá bán ra 50 USD.
Yeezy Boost 380 "Mist": Là phối màu thứ 2 thuộc dòng Boost 380 được bán ra, Mist cũng có 2 phiên bản phản quang và không phản quang. Trong khi bản phản quang được ra mắt với số lượng giới hạn đồng nghĩa việc giá được đẩy lên cao thì bản tiêu chuẩn chỉ vỏn vẹn có giá 235 USD, hơn 5 USD so với giá gốc.
Yeezy Powerphase "Calabasas": Mẫu giày rẻ nhất của thương hiệu này hiện tại có giá từ 88 USD tới 100 USD để sở hữu. Sở dĩ chúng có giá như vậy bởi thiết kế không hề có bất kỳ sự liên quan nào tới Yeezy và không có phom dáng độc đáo.
Giày Yeezy trông như đôi tất và những thiết kế xấu nhất năm 2019 Năm 2019 là năm bội thu của giới thời trang trên toàn thế giới, đặc biệt là những thương hiệu sản xuất giày dép khi "cơn sốt" sneakers lên ngôi. Các tên tuổi lớn như Nike, Adidas hay Off-White đều nhận được những lời khen có cánh, song họ vẫn bị giới mộ điệu chê bai không thương tiếc với một số sản...