Giấy xét nghiệm PCR âm tính giá trị trong bao nhiêu ngày?
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường thông tin về thời gian giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính có giá trị để mọi người di chuyển giữa vùng này vùng khác.
Hiện không chỉ TP.HCM mà nhiều tỉnh thành khác cũng yêu cầu người ra vào địa bàn phải đảm bảo giấy xét nghiệm âm tính. Nếu không có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm PCR âm tính thì phải thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên tại chốt kiểm soát dịch và tự chi trả chi phí. Vậy giấy xét nghiệm này giá trị trong bao lâu?
TP.HCM cũng như nhiều tỉnh thành khác, phòng chống dịch nhưng phải đảm bảo lưu thông hàng hoá, không để ách tắc. Như vậy dù muốn hay không thì tài xế chở hàng hóa ra vào địa bàn. Từ thực tế này, TP.HCM áp dụng quy định: những trường hợp ra vào địa bàn phải có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính nhằm đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch.
Theo đại diện Sở Giao thông Vận tải, thành phố thống nhất với các tỉnh lân cận về việc lưu thông hàng hóa với 2 phương án: Đổi lái xe hoặc lái xe phải có kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2. Trước quy định này, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định.
“Theo ý kiến chuyên môn của Bộ Y tế, các trường hợp ra, vào TP.HCM phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (không phân biệt xét nghiệm khẳng định hay test nhanh), được thực hiện trước khi đi hoặc đến thành phố trong 3 ngày. Một số tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh đang thực hiện theo quy định này.
Video đang HOT
Để thực hiện tốt việc này đề nghị đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin để những người đã xét nghiệm được cấp chứng nhận dưới dạng mã QR ra vào những nơi, địa điểm yêu cầu có kết quả xét nghiệm âm tính”, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường nói.
Tuy nhiên, theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), chỉ nên coi kết quả xét nghiệm âm tính là “giấy thông hành” tạm thời vì đây chỉ là chứng nhận về một người không nhiễm SARS-CoV-2 tại thời điểm xét nghiệm, chưa thể khẳng định chắc chắn người đó không mang mầm bệnh.
“Có thể kết quả xét nghiệm âm tính là không mắc bệnh tại thời điểm đó vì nếu mắc 1-2 ngày đầu thì xét nghiệm cũng không ra bệnh, hoặc trong xét nghiệm cũng có sai sót bởi không xét nghiệm nào đạt chính xác tuyệt đối 100% “, ông Trần Đắc Phu cho biết.
Cũng vì lý do vừa nêu, các chuyên gia y tế lưu ý, dù kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính hoặc đã tiêm vaccine COVID-19 thì mọi người vẫn phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo quy định 5K để không bị lây nhiễm.
Hơn 1.000 người ở TP.HCM gặp phản ứng phụ sau tiêm vaccine COVID-19
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, trong 5 ngày qua, thành phố ghi nhận 1.109 người gặp phản ứng phụ sau tiêm vaccine COVID-19.
Trưa 25/6, TP.HCM tổ chức họp báo cung cấp thông tin về tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại thành phố.
Tại họp báo, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, đến nay thành phố đã tiêm vaccine COVID-19 cho hơn 400.000 người trong đợt tiêm lần 4.
Trong 5 ngày tiêm chủng vừa qua, thành phố ghi nhận 1.109 trường hợp gặp phản ứng phụ sau tiêm. Trong đó, 73 người bị sốc phản vệ, 26 người phản vệ độ 2, 15 người phản vệ độ 3, 2 người phản vệ độ 4 và 10 trường hợp biểu hiện khác. Trong 10 người phản vệ độ 4 có 1 người ngưng tim.
"Bất cứ loại thuốc nào cũng có phản ứng phụ, tùy theo cơ địa của người được tiêm mà thôi. Nhưng quan trọng là thành phố đã có chuẩn bị ekip bác sĩ cấp cứu và xử lý kịp thời. Chúng ta đã đi được hơn một nửa chặng đường, còn 2 ngày để hoàn tất chiến dịch và ngày cuối cùng dành để tiêm vét" , ông Bỉnh nói.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM.
Theo Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, dù nhiều bất cập, có chút thiếu sót nhưng đây là lần đầu TP.HCM có tốc độ chuẩn bị tiêm chủng nhanh như vậy. Thành phố sẽ dồn hết nguồn lực để hoàn tất chiến dịch tiêm chủng theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh cũng lý giải vì sao Thủ tướng lại chỉ đạo TP.HCM làm nhanh chiến dịch tiêm chủng, cô gắng chỉ trong 5 ngày do chủng virus lây bệnh tại thành phố là chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh và mạnh.
"Chúng ta phải nhanh chóng tiêm vaccine vì chủng Delta lây lan rất nhanh. Như trường hợp của nhóm truyền giáo Phực Hưng vừa rồi, 40/55 thành viên mắc bệnh và lây lan ra cộng đồng rất nhanh" , ông Bỉnh nói.
Anh Hùng (21 tuổi) công tác tại kho vũ khí đạn huyện Củ Chi thuộc Bộ Tư lệnh TP.HCM được khám sàng lọc trước tiêm vacine COVID-19. (Ảnh: HCDC)
Mới đây, Bộ Y tế ra văn bản khẩn đề nghị TP.HCM chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương tăng tốc độ triển khai tiêm chủng ngay số vaccine đã được cấp. Theo cơ quan này, tổng số liều vaccine được phân bổ cho TP.HCM trong hai đợt 3 và 4 là 870.870 liều.
Tuy nhiên đến nay, theo báo cáo nhanh kết quả tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 hàng ngày của Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), TP.HCM mới triển khai tiêm được hơn 50.000 liều (khoảng 69% số vaccine được phân bổ đợt 3 và 6% số vaccine được phân bổ của cả 2 đợt).
TP.HCM đã tiêm vaccine cho hơn 400.000 người, hoãn tiêm hơn 40.000 người Những người hoãn tiêm vaccine COVID-19 sẽ được rà soát cho tiêm vét. 73 trường hợp có phản ứng phản vệ đã được xử lý ổn. Dự kiến 2 ngày cuối tuần này TP sẽ hoàn tất tiêm hơn 800.000 liều vaccine. Sáng 25-6, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về tiến độ...