Giấy vệ sinh dát vàng, in từ vựng tiếng Anh
Giấy vệ sinh từng là sản phẩm được nhiều nước tận dụng để so tài sáng tạo của nhau.
Giấy vệ sinh in thơ Usagi: Nhật Bản được biết đến là nước phát minh ra nhiều loại giấy vệ sinh cầu kỳ, độc đáo hàng đầu thế giới. Từng có thời gian, người dân ở xứ sở hoa anh đào rất ưa chuộng giấy vệ sinh in thơ Usagi. Dù được bán mức giá không hề rẻ nhưng loại này luôn trong tình trạng “cháy hàng”. Một hộp của công ty Mochitsuki Seishi có giá 5.000 yên (khoảng 1 triệu đồng), còn một cuộn có giá 1.670 yên (hơn 362.000 đồng).
Ông Mochitsuki Seishi, chủ một công ty chuyên sản xuất đồ dùng vệ sinh, là người đã phát minh ra loại giấy này. Ông cho biết do da của ông khá nhạy cảm nên ông muốn thiết kế một loại giấy mềm mại khi sử dụng. Sau thời gian dài nghiên cứu, công ty của ông đã thành công cho ra mắt sản phẩm cao cấp này. Giấy vệ sinh in thơ Usagi được làm bằng thủ công với quy trình nghiêm ngặt để giảm độ ma sát cho da người sử dụng.
Giấy vệ sinh cho điện thoại: Không chỉ có giấy vệ sinh dùng cho người, Nhật Bản còn “ưu ái” sản xuất riêng cho cả đồ vật. Theo Mainichi Shimbun, sân bay quốc tế Narita ở Tokyo là nơi đầu tiên cung cấp loại giấy này cho hành khách. Ngoài công dụng lau sạch điện thoại, trên mặt giấy còn được in thông tin mật khẩu wifi và cách dùng ứng dụng hướng dẫn du lịch.
Giấy vệ sinh học tiếng Anh: Đây là sản phẩm được nhiều “mọt sách” tại Bảo tàng nghệ thuật của Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) yêu thích. Trên mặt giấy được in hàng loạt từ vựng tiếng Anh giúp học sinh có thể học hành ngay cả khi đang đi vệ sinh. Một cuộn giấy đặc biệt này được bán với giá 10 nhân dân tệ (khoảng 33.000 đồng).
Giấy vệ sinh chuẩn 5 sao: Sản phẩm cao cấp này là mặt hàng đặc trưng của một công ty chuyên về các đồ dùng vệ sinh cá nhân tại Thụy Sĩ. Với mức giá 200 euro/cuộn (khoảng 5,2 triệu đồng), loại giấy này thường được nhiều siêu sao, nhà hàng, khách sạn cao cấp sử dụng. Ngoài sự sang chảnh, giấy vệ sinh chuẩn 5 sao còn được nghiên cứu kỹ lưỡng để tạo độ cân bằng pH, không gây kích ứng da và tái tạo độ ẩm cơ thể.
Giấy vệ sinh dát vàng: Được mệnh danh là giấy vệ sinh đắt nhất trên thế giới, sản phẩm này được bán với mức giá 1,5 triệu USD do công ty Toilet Paper Man ở Australia sản xuất. Nhờ mặt giấy được mạ vàng nên loại giấy này được giới siêu giàu rất ưa chuộng. Người mua có thể đặt riêng các họa tiết theo sở thích của mình.
Giấy vệ sinh in truyện, hình tô màu: Nổi tiếng là đất nước có nhiều phát minh kỳ quặc, Nhật Bản luôn khiến nhiều người phải “ngã ngửa” trước óc sáng tạo của mình. Nhằm thu hút người tiêu dùng, công ty Hayashi Paper đã in những mẩu truyện kinh dị lên giấy vệ sinh. Mỗi tờ giấy sẽ được in những đoạn trích của các truyện kinh dị nổi tiếng. Ngoài ra, một công ty ở Nhật đã phát minh ra loại giấy vệ sinh tô màu với nhiều hình vẽ dễ thương để hướng dẫn trẻ em cách đi toilet.
Bên cạnh đó, trên thế giới cũng tồn tại không ít những loại giấy vệ sinh đủ hình dáng, màu sắc bắt mắt. Chẳng hạn giấy vệ sinh in tiền USD, câu đố, CV, hướng dẫn gấp origami…
Theo Zing
Bệnh nhân Nhật Bản tái nhiễm virus corona sau hơn nửa tháng xuất viện
Sau khi xuất viện, bệnh nhân Nhật Bản được xác nhận tái nhiễm virus corona.
Người đàn ông Nhật, 70 tuổi, hôm 14/2 được xác nhận mắc Covid-19 trong thời gian lưu trú trên du thuyền Diamond Princess.
Bệnh nhân được điều trị tại cơ sở y tế tại Tokyo và trở về nhà ở Mie hôm 2/3 sau khi các bác sỹ kết luận không còn virus trong người. Ngày 14/3, người này tới bệnh viện kiểm tra và nhận được kết quả tái nhiễm virus SARS-CoV-2 hôm 14/3. Bệnh nhân đang được điều trị trong bệnh viện dịa phương.
Nhật Bản cho tới nay ghi nhận 2 trường hợp tái nhiễm virus SARS-CoV-2. (Ảnh: Reuters)
Các quan chức Nhật Bản đang truy dấu lại các hoạt động gần đây của người này và kiểm tra những người tiếp xúc gần với bệnh nhân.
Đây không phải là trường hợp tái mắc Covid-19 đầu tiên ở Nhật Bản. Cuối tháng 2, giới chức Osaka xác nhận một bệnh nhân được chữa khỏi Covid-19 và xuất viện đầu tháng 2 và có kết quả dương tính với virus trong lần xét nghiệm cách đó 2 tuần.
Bệnh nhân là một một hướng dẫn viên du lịch sống ở Osaka. Cô này từng tiếp xúc với đoàn khách Vũ Hán hồi giữa tháng 1 và bị xác nhận nhiễm Covid-19 vào ngày 29/1.
Các quan chức y tế Osaka đặt ra 2 khả năng: Có thể virus còn tồn tại trong bệnh nhân tự "nhân lên" hoặc cô này bị tái nhiễm bệnh từ người khác.
Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Osaka cho biết, những người bị nhiễm bệnh thường phát triển kháng thể, vì vậy họ có thể tránh tái nhiễm bởi cùng một loại virus. Tuy nhiên, nếu không có đủ kháng thể, bệnh nhân dễ bị tái nhiễm hoặc virus không được phát hiện trong cơ thể tự nhân lên.
Trung Quốc hồi cuối tháng 2 cũng xác nhận nhiều ca tái nhiễm Covid-19 tại tỉnh Quảng Đông.
Cụ thể, khoảng 14% bệnh nhân được chữa khỏi Covid-19 và xuất viện tại tỉnh này cho kết quả dương tính với virus trong các lần kiểm tra sau đó. Hiện các nhà khoa học vẫn chưa có kết luận cụ thể về nguyên nhân của tình trạng trên.
Video: Đại sứ Anh gửi lời cảm ơn các y, bác sỹ và Chính phủ Việt Nam
Trong một cuộc họp báo cách đây hơn nửa tháng, một quan chức Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) khẳng định các trường hợp tái nhiễm Covid-19 sẽ không truyền virus cho người khác.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc xuất hiện nhiều ca tái nhiễm làm dấy lên quan ngại rằng, đây có thể là một loại bệnh truyền nhiễm "dai dẳng", có nghĩa là nó có thể "ở ẩn trong bệnh nhân nhiều năm" và đột nhiên hoạt động trở lại, tương tự như bệnh thủy đậu.
SONG HY (Nguồn: Daily Mail)
Theo vtc.vn
Cố tình lây nCoV cho tiếp viên quán rượu Người đàn ông ở tỉnh Aichi bị cảnh sát điều tra vì nhiễm nCoV nhưng vẫn tới quán rượu và cố tình lây virus cho một nữ tiếp viên. Cuộc điều tra được tiến hành hôm 13/3, sau khi cảnh sát nhận được thông tin một nữ tiếp viên quán rượu khoảng 30 tuổi ở tỉnh Aichi dương tính với nCoV một ngày...