Giấy tờ giả lọt cửa công chứng
Nhận thế chấp căn nhà để cho vay 1 tỉ đồng, đến hạn trả nợ, người cho vay mới biết giấy tờ nhà đi công chứng của phía bên kia là giả. Nạn nhân vụ lừa đảo là bà Lê Thị Hòa, ngụ P. Tân Định, quận 1 TP.HCM.
Tại cơ quan công an, bà Tô Thị Hồng thừa nhận làm vợ giả với giá 5 triệu đồng – Ảnh: Chi Mai
Vụ việc đã được bà Hòa gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an để điều tra nhưng đến nay mọi chuyện vẫn “đâu còn đó”.
Công chứng “bó tay”?
Video đang HOT
Có dấu hiệu tội phạm hình sự Theo luật sư Nguyễn Minh Thuận (Đoàn luật sư TP.HCM), trong vụ án này đã có dấu hiệu của tội phạm hình sự. Căn cứ theo các quy định của Luật tố tụng hình sự, cơ quan điều tra cần ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra hành vi lừa đảo bằng việc sử dụng giấy tờ giả. Trên cơ sở khởi tố vụ án, cơ quan điều tra cần làm rõ hành vi của bà Hồng và những người có liên quan để xem xét khởi tố bị can, xử lý hình sự hành vi lừa đảo.
Tháng 1-2011, một người tên là Trần Văn Lực, ngụ quận Phú Nhuận, có nhu cầu vay 1 tỉ đồng để làm ăn. Điều kiện đảm bảo vay tiền ông Lực đưa ra là thế chấp giấy tờ căn nhà 16 Đỗ Tấn Phong (quận Phú Nhuận) do vợ chồng ông là chủ sở hữu. Sẵn có tiền nhàn rỗi, bà Hòa đồng ý cho vay. Hai bên thỏa thuận thời hạn trả nợ ba tháng, nếu quá ba tháng không trả nợ, vợ chồng ông Lực phải bán căn nhà cho bà Hòa với giá 1,3 tỉ đồng.
Ngày 6-1-2011, hai bên đã đến Văn phòng công chứng Trung Tâm (đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3) để ký hợp đồng. Lúc đi ký công chứng, ông Lực có dẫn theo một phụ nữ xưng tên là Nguyễn Thị Thanh Thúy, vợ ông Lực. Các bên ký tên, lăn tay vào hợp đồng thế chấp tài sản trước mặt công chứng viên Trần Công Khải. Đến hẹn không thấy ông Lực trả tiền, bà Hòa tìm đến căn nhà 16 Đỗ Tấn Phong nhưng không gặp nên đã khởi kiện vụ án đến TAND quận Phú Nhuận.
Sau khi thụ lý đơn kiện của bà Hòa, TAND quận Phú Nhuận mời ông Lực và bà Thúy lên làm việc thì bà Hòa mới ngỡ ngàng khi biết hai người cùng bà ra công chứng ký hợp đồng vay tiền là giả mạo. Vợ chồng ông Trần Văn Lực và bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, chủ sở hữu thật sự căn nhà 16 Đỗ Tấn Phong, là hai người hoàn toàn khác. Theo ông Lực, bà Thúy trình bày với tòa, năm 2009 họ bị mất toàn bộ giấy chủ quyền của căn nhà 16 Đỗ Tấn Phong cùng giấy chứng minh nhân dân, hiện đã làm thủ tục xin cấp lại bộ giấy mới. Bà Hòa đành rút đơn, TAND quận Phú Nhuận đình chỉ vụ kiện. Tháng 12-2011, bà Lê Thị Hòa được hướng dẫn đến Công an quận 3 (địa bàn của Văn phòng công chứng Trung Tâm) để nộp đơn tố cáo về việc bị lừa đảo.
Theo thừa nhận của các bên, ông Lực và bà Thúy (thật) không hề đến văn phòng công chứng để ký giấy tờ với bà Hòa. Qua việc bà Hòa mô tả hình dáng người đã mạo nhận ông bà để lấy tiền của mình, bà Thúy và ông Lực cho rằng có thể người mạo danh ông bà là một người thân trong gia đình. Hiện ông này không có mặt tại địa chỉ cư trú, bỏ đi đâu không rõ.
Vấn đề là vì sao việc giả mạo lại được công chứng viên chấp nhận? Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Xuân Thọ – trưởng Văn phòng công chứng Trung Tâm – cho biết đã kiểm tra lại quy trình công chứng giấy tờ căn nhà và thấy công chứng viên Trần Công Khải làm đúng quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ công chứng. Trong đó có việc yêu cầu khách hàng xuất trình đầy đủ các giấy tờ như chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn. Công chứng viên cũng đã cho lăn tay và kiểm tra dấu vân tay của hai người mang tên Trần Văn Lực và Nguyễn Thị Thanh Thúy, thấy đúng với dấu vân tay trên giấy chứng minh nhân dân. Theo ông Thọ, “đến nay chưa rõ thật giả thế nào, cần phải có giám định xem chứng minh nhân dân của hai người mang tên ông Lực và bà Thúy sử dụng tại phòng công chứng là giả hay thật. Nếu quả thật đây là chứng minh nhân dân giả mạo thì đây là thứ giấy tờ được làm giả rất tinh vi, công chứng viên không phát hiện được”.
Thuê vợ giả giá 5 triệu đồng
Sau khi gửi đơn tố cáo bị lừa đảo, sáng 9-3 bà Hòa bất ngờ phát hiện bà Thúy giả đang ngụ tại căn nhà thuộc phường 10, quận Phú Nhuận nên gọi báo công an 113 đến giữ đối tượng này. Tại cơ quan công an, người phụ nữ thừa nhận mình tên thật là Tô Thị Hồng, 41 tuổi, nhà ở đường Mai Văn Ngọc, quận Phú Nhuận. Bà Hồng cho biết bà được người quen giới thiệu với một người tên Kiệt. Ông Kiệt nhờ bà đứng ra nhận là vợ của ông để đi ký giấy tờ và sẽ được bồi dưỡng 5 triệu đồng. Khi đề nghị bà giả làm vợ của mình, ông Kiệt nói do vợ chồng ông đang ly thân, cần vay vốn để làm ăn mà ký giấy tờ phải đủ hai vợ chồng, nên mới nhờ bà Hồng giả làm vợ ông để đến công chứng ký tên. Bà Hồng cho biết có đưa cho ông Kiệt tấm ảnh để làm giấy chứng minh nhân dân giả và đến văn phòng công chứng, sử dụng giấy tờ này ký hợp đồng với danh nghĩa là bà Nguyễn Thị Thanh Thúy.
Bà Lê Thị Hòa bức xúc kể tiếp: “Tôi đã tìm kiếm nhiều ngày và may mắn lắm mới tìm được người đã lừa đảo mình để đưa đến công an. Bà Hồng cũng đã thừa nhận giả làm bà Thúy để cùng với ông Kiệt lừa đảo 1 tỉ đồng của tôi. Thế mà chẳng hiểu sao sau khi ghi lời khai của bà Hồng, Công an quận 3 đã để bà này về. Đến nay công an vẫn chưa khởi tố vụ án, khởi tố bị can”.
Theo Tuổi Trẻ
Vụ vỡ "tín dụng đen" ở quận Hoàng Mai: 42 người mất gần 60 tỷ đồng
Trước Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012, ANTĐ đã đưa tin về việc CAQ Hoàng Mai, Hà Nội khám phá vụ vỡ nợ "tín dụng đen", bắt khẩn cấp đối tượng Vương Thị Chất (SN 1966), trú tại tổ 16, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai về các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của nhiều người bị hại (ở thời điểm đó mới có gần 20 người bị hại đến trình báo với số tiền bị Chất chiếm đoạt trên 40 tỷ đồng).
Nhiều bị hại tới CAQ Hoàng Mai trình báo
Đến nay, con số người bị hại đã lên tới 42 (trong đó có 3 ngân hàng ở Hà Nội) và số tiền lên tới gần 60 tỷ đồng. Cơ quan CSĐT-CAQ Hoàng Mai còn bắt giữ đối tượng giúp sức cho đối tượng Vương Thị Chất trong việc thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là Nguyễn Quốc Nhật (SN 1975), trú tại thôn Hòe Thị, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội; làm rõ thủ đoạn gây án của các đối tượng như sau: Từ năm 2009 đến 2011, Chất đứng ra thành lập Công ty TNHH vàng Rồng Phúc Tài-Ngân Thịnh (kinh doanh vàng) và Công ty TNHH xuất nhập khẩu và đầu tư xúc tiến thương mại Phú Tài (kinh doanh bất động sản) đều do Chất làm Giám đốc và đăng ký trụ sở tại 50 Võ Thị Sáu, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; trong đó Nguyễn Quốc Nhật là Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh vàng tại Công ty TNHH vàng Rồng Phúc Tài-Ngân Thịnh.
Do không có vốn kinh doanh, Chất đã thông qua các "vệ tinh" (đầu nậu môi giới) tại nhiều địa bàn, tỉnh thành (chủ yếu là tỉnh Nghệ An và TP Hà Nội) để huy động vốn bằng việc thu gom "sổ đỏ" của các bị hại thế chấp vay tiền ngân hàng. Lợi dụng tình hình nhiều người dân khi đến ngân hàng thế chấp "sổ đỏ" vay tiền nhưng không được giải quyết bởi không đủ các quy định đề ra như phải có phương án kinh doanh..., Chất cho hay công ty của mình có khả năng đứng ra vay vốn ngân hàng thay cho người dân (thời hạn vay từ 1 đến 5 năm) và người dân chỉ phải trả từ 1% - 5% tổng số tiền vay làm phí dịch vụ, với điều kiện phải ủy quyền cho Chất sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) để thế chấp vào ngân hàng. Để tạo niềm tin cho những người nhẹ dạ, Chất yêu cầu những người đứng tên "sổ đỏ" làm hợp đồng ủy quyền cho Chất tại văn phòng công chứng; đồng thời ứng trước cho họ một khoản tiền trong thời gian chờ ngân hàng giải ngân mà không phải trả tiền lãi. Mỗi đầu nậu môi giới được 1 người có nhu cầu thế chấp "sổ đỏ" vay tiền ngân hàng được Chất trả tiền công từ 10 triệu đến 60 triệu đồng tùy theo giá trị mảnh đất. Sau khi nhận được ủy quyền sử dụng "sổ đỏ" của người dân, Chất thông qua các đối tượng môi giới tài chính để làm thủ tục thế chấp "sổ đỏ" vào các ngân hàng vay với lượng tiền lớn hơn nhu cầu thực tế của người dân.
Đối với các "sổ đỏ" còn lại chưa thế chấp vào ngân hàng, Chất dùng để "thế chấp" vay tín dụng "đen" với lãi suất từ 15% - 25%/tháng và làm thủ tục công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng "sổ đỏ" cho các đối tượng ngoài xã hội. Do hám lời, nhiều người đã cho Chất vay nhưng sau đó không đòi được gốc lẫn lãi. Cụ thể 1 người dân ở quận Ba Đình đã cho Chất vay 9,2 tỷ đồng và Chất thế chấp 6 "sổ đỏ"; 1 người dân ở quận Đống Đa được Chất thế chấp 6 "sổ đỏ" để vay 3,2 tỷ đồng; 1 người ở quận Hoàng Mai được Chất thế chấp 4 "sổ đỏ" để vay 4 tỷ đồng trong tháng 11-2011...
Ngoài thủ đoạn trên, Chất còn lợi dụng việc Công ty vàng Rồng Phúc Tài-Ngân Thịnh kinh doanh vàng bạc để lừa người cả tin gửi tiết kiệm bằng vàng sẽ được hưởng lãi suất 4%/tháng. Một người dân nhẹ dạ đã gửi 9,5 cây vàng cho Chất từ tháng 7-2011, mới lấy lãi được 3 tháng, sau đó thì Chất không trả được gốc lẫn lãi... Không những vậy, Chất còn làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất tại 243 Lĩnh Nam, tổ 16 phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai. Trước đó, mảnh đất này mang tên Chất, nhưng đến năm 2010, Chất đã chuyển nhượng cho người khác, sau đó thuê lại để cả gia đình cùng sinh sống. Sau khi có "sổ đỏ" giả, Chất thế chấp để vay tiền hoặc chuyển nhượng mảnh đất cho nhiều người để nhận trước tiền đặt cọc. Đến nay, đã có 42 bị hại (trong đó có 3 ngân hàng) đã cho Chất vay tiền với lượng tiền gần 60 tỷ đồng và Chất mất khả năng trả nợ.
Theo ANTD
Trấn áp giang hồ khu công nghiệp Trước những vấn đề Báo Thanh Niên phản ánh qua loạt bài Giang hồ khu công nghiệp tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, chiều 12.10, trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên, thượng tá Trương Văn Dũng - Trưởng công an huyện Bến Cát khẳng định: Công an huyện đã xác lập 3 chuyên án nhằm xử lý mạnh các băng nhóm,...