‘Giấy thông hành’ làm khó doanh nghiệp, cần gỡ điểm nghẽn để thông hàng hóa
Với các xe vận chuyển hàng thực phẩm thiết yếu, nông sản dễ hư hỏng, giấy thông hành kèm theo mã QR phải có dấu hiệu nhận biết riêng để tạo điều kiện thuận lợi nhất trong lưu thông, cung ứng hàng hóa nhanh nhất.
Xe cộ nối đuôi thành hàng dài khi lực lượng CSGT “xả” chốt liên ngành kiểm soát y tế xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, Bình Thuận, để khơi thông lại quốc lộ 1 – Ảnh: ĐỨC TRONG
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã yêu cầu như vậy tại cuộc họp trực tuyến với các địa phương phía Nam vào tối 15-7 về bảo đảm vận tải hàng hóa trong tình hình dịch COVID-19.
Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp phản ảnh việc tổ chức kiểm tra ở các chốt kiểm soát y tế tại nhiều địa phương khiến cho hoạt động vận chuyển bị ách tắc, chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy, ảnh hưởng nguồn cung cho thị trường và giá cả hàng hóa.
Ùn ứ kéo dài tại chốt kiểm soát
Trưa 15-7, lực lượng CSGT Công an Bình Thuận buộc phải “xả” bớt xe cộ để khơi thông lại quốc lộ 1 do ùn ứ kéo dài tại chốt kiểm soát dịch liên ngành đặt tại xã Tân Đức, huyện Hàm Tân (Bình Thuận).
Đây là một trong hai chốt mà tỉnh Bình Thuận thành lập để kiểm soát y tế ở hai đầu cửa ngõ ra vào địa phương, đoạn giáp Ninh Thuận và Đồng Nai từ ngày 7-7. Theo quy định, tất cả người đi/đến/về Bình Thuận phải có kết quả âm tính với COVID-19.
Một CSGT tại chốt cho biết tình trạng ùn ứ xe cộ hướng TP.HCM chạy ra bắt đầu từ chiều hôm trước, kéo dài qua tỉnh Đồng Nai khoảng 7km. Nguyên nhân là tất cả xe cộ di chuyển hướng này buộc phải dừng lại tại chốt để kiểm tra y tế tài xế và người trên xe. Nhiều tài xế “chôn chân” từ rạng sáng đến trưa cùng ngày mới di chuyển được.
Theo tính toán của một chỉ huy tại chốt, cứ 1 phút có khoảng 7 loại xe di chuyển qua đây. Khi vào khai báo y tế, một tài xế phải mất khoảng 10 phút. Nếu tài xế đi từ vùng dịch đến mà không có giấy xét nghiệm âm tính hoặc đã hết hạn buộc phải vào khu vực test nhanh tại chốt. Quy trình test trung bình khoảng 30 phút. Nếu một tài xế từ lúc vào khai báo cho đến test nhanh kết thúc phải mất gần 45 phút.
Đó là lúc công việc suôn sẻ. Còn thời điểm đông người test cùng lúc sẽ mất rất nhiều thời gian nhưng phải làm. Trung bình một ngày tại chốt này có khoảng 3.800 lượt xe cộ vào khai báo y tế. Chỉ huy chốt cho biết thường xuyên quá tải kể cả sức người lẫn trang thiết bị vật tư y tế.
Khâu ách tắc nhất là khu vực khai báo y tế. “Nếu tài xế khai báo nhanh thì mọi việc đơn giản hơn. Còn trường hợp khai báo thiếu, không đúng… buộc nhân viên y tế phải hướng dẫn lại. Thậm chí có lúc nghi ngờ tài xế khai gian dối, nhân viên y tế phải bấm gọi vào số điện thoại trong tờ khai để kiểm tra cho chắc” – một chỉ huy chốt cho biết.
Khách réo đòi hàng, tài xế chờ xét nghiệm
Anh Hoàng Văn Sang, chủ một doanh nghiệp vận tải, cho biết gia đình có 10 xe đầu kéo chở nông sản vào TP.HCM nhưng đến nay 6 tài xế phải xin nghỉ việc. 4 người còn lại thuộc diện quá khó khăn nên buộc phải lái xe kiếm tiền nuôi gia đình.
Theo anh Sang, nhiều chuyến xe của anh bị muộn nguyên 1 ngày chỉ vì “giấy thông hành” xét nghiệm COVID-19. Khi đến chốt kiểm soát dịch tại Bình Phước, tài xế buộc phải quay đầu do các chốt không có dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm nhanh.
Video đang HOT
“Xe vừa tới đó, giấy xét nghiệm vừa hết hạn 1 tiếng mà cũng không được cho qua. Tài xế xin được xét nghiệm nhanh tại chốt nhưng bị từ chối, xin đi thêm 20km nữa để đến Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng xét nghiệm nhưng cũng không được” – anh Sang nói và cho biết tài xế buộc phải quay đầu hơn 50km về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Nông (TP Gia Nghĩa) để xét nghiệm.
Tuy nhiên, do không có hộ khẩu thường trú hay đến Đắk Nông làm việc, 2 tài xế tiếp tục bị từ chối và được hướng dẫn về Trung tâm Y tế huyện Đắk Rlấp (Đắk Nông, giáp Bình Phước). 2 tài xế lại đành bất lực quay đầu lần 2 thêm hơn 50km để xét nghiệm nhưng đơn vị y tế tại đây cũng từ chối với cùng lý do như CDC Đắk Nông.
“Xe của chúng tôi là xe đầu kéo, mỗi lần quay đầu xe rất vất vả, lại còn phải đi cả trăm cây mà vẫn không được xét nghiệm. Hàng nằm trên xe, khách trong TP.HCM thì hối” – anh Sang bức xúc. Do không được làm “giấy thông hành”, 2 tài xế lái xe cho anh Sang cùng nhiều xe khác phải nằm chờ nhiều ngày mà không có chỗ ăn ngủ, sinh hoạt.
Lực lượng chức năng kiểm tra giấy tờ các tài xế đi qua chốt trạm ở cầu Đồng Nai (hướng từ Đồng Nai vào TP.HCM) – Ảnh: NHẬT THỊNH
“Giấy thông hành” làm khó doanh nghiệp, “luồng xanh” phải chờ
Anh Thắng, chủ một doanh nghiệp vận tải ở Phan Thiết (Bình Thuận), cho biết việc lập chốt kiểm soát y tế là cần thiết nhưng thực hiện cần có khoa học hơn để đỡ mất thời gian của tài xế, chưa kể chi phí để tài xế và phụ xe test nhanh tốn kém rất lớn.
Cụ thể, trên đường vận chuyển hàng hóa tuyến TP Phan Thiết – TP.HCM, tài xế bắt buộc phải vào tất cả các chốt dọc quốc lộ 1 để khai báo. “Vì sao mình không khai báo một điểm xuất phát và điểm dừng mà phải làm tất cả như vậy?” – anh Thắng đặt câu hỏi.
Theo ông Nguyễn Quốc Nam – phó giám đốc Sở GTVT Bình Thuận, địa phương đã nhận thông báo về phương án phân “luồng xanh” của Bộ GTVT nhưng phải chờ hướng dẫn cụ thể để thực hiện, còn hiện tại vẫn áp dụng quy trình cũ.
Chủ tịch UBND Bình Thuận Lê Tuấn Phong yêu cầu rà soát khâu kiểm soát y tế tại trạm Tân Đức để có những thay đổi phù hợp. Những xe đi ngang, không dừng đón trả khách và hàng hóa ở tỉnh, chỉ cần ghi biển số, số điện thoại, nơi đi và yêu cầu tài xế ký cam kết rồi chạy tiếp. Những xe đi vào địa bàn tỉnh buộc phải kiểm tra kỹ lưỡng về y tế, lịch trình di chuyển…
Ông Bùi Văn Quản, chủ tịch Hiệp hội Hàng hóa TP.HCM, cho rằng nếu không có giải pháp thống nhất về giấy xét nghiệm, vận tải hàng hóa sẽ giảm sút nặng nề. Theo ông Quản, khó khăn lớn nhất là thời gian hiệu lực của kết quả xét nghiệm âm tính của các địa phương chưa thống nhất với nhau. Việc chấp nhận kết quả test nhanh và xét nghiệm PCR cũng chưa thống nhất là rào cản ngăn việc vận chuyển hàng hóa thông suốt.
Với một tài xế đường dài có giấy xét nghiệm chỉ 3 ngày là quá ngắn, chẳng may hết hạn giữa đường sẽ càng gặp nhiều khó khăn. “Một chuyến hàng đi vào thời dịch này phát sinh rất nhiều chi phí, độ rủi ro cao.
Chưa kể với các thủ tục hiện nay, các tài xế cũng không mấy mặn mà khi leo lên xe để đi. Chỉ doanh nghiệp đã ký đơn hàng mới chạy, doanh nghiệp vận tải đường dài đa số đã ngưng. Vì vậy, cần nghiên cứu rà soát các thủ tục, cái nào không cần thiết thì nên bỏ” – ông Quản nói.
“Luồng xanh” phải liên tỉnh, liên vùng
Kết luận cuộc giao ban trực tuyến giữa Bộ GTVT với các địa phương phía Nam, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đề nghị các địa phương phải lập tổ công tác giữa các sở GTVT, Công thương, NN&PTNT để đảm bảo hàng hóa được lưu thông thuận tiện hơn nữa.
Việc lập tổ công tác liên ngành sẽ thuận lợi trong trao đổi, thống nhất về chỉ đạo, điều hành cũng như công bố đầu mối chính thức hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc chấp thuận lưu hành cho xe chở hàng đi, đến địa phương, hướng dẫn xe đến các điểm trả hàng hóa thiết yếu như thực phẩm, nông sản trong bối cảnh đã đóng cửa các chợ đầu mối.
Ngoài ra, khi công bố “luồng xanh”, các địa phương phải tính toán đấu nối với “luồng xanh” liên tỉnh, liên vùng, “luồng xanh” quốc gia và thông báo cho Tổng cục Đường bộ để quản lý, điều tiết.
Với các doanh nghiệp, phương tiện vận chuyển hàng thực phẩm thiết yếu, nông sản dễ hư hỏng, trong giấy thông hành kèm theo mã QR phải có dấu hiệu nhận biết riêng để tạo điều kiện thuận lợi nhất trong lưu thông, cung ứng nhanh nhất phục vụ nhu cầu của người dân. Điều quan trọng phải công bố mọi thông tin chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn một cách nhanh nhất, đầy đủ và dễ tiếp cận nhất.
Cũng theo ông Thể, phải xem tài xế là đối tượng đặc biệt để ưu tiên tiêm vắc xin ngừa COVID-19, không phải cách ly y tế bắt buộc, nhưng phải xử lý nghiêm nếu doanh nghiệp vận tải, tài xế có vi phạm quy định chống dịch.
Cùng ngày, Bộ GTVT đã có văn bản hỏa tốc đề nghị Bộ Y tế ban hành văn bản quy định rõ thời gian hiệu lực kết quả xét nghiệm COVID-19 để các địa phương áp dụng thống nhất, đồng thời xem xét thống nhất thời hạn hiệu lực xét nghiệm của tài xế vận chuyển hàng hóa từ 5-7 ngày để thuận tiện cho những chuyến xe chở hàng Bắc – Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: "Quy hoạch không chi tiết sẽ khó kêu gọi đầu tư"
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, quy hoạch cảng biển, hạ tầng đường thủy sẽ khó thu hút đầu tư nếu không có sự phân tích cặn kẽ.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp
Quy hoạch tổng thể phải đi kèm với phân tích, dự báo chi tiết
Hôm nay (16/3), Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể chủ trì cuộc họp rà soát 5 quy hoạch chuyên ngành GTVT giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng, Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 chưa có nhiều đột phá, chưa có sự phân tích, dự báo chi tiết về khả năng thu hút hàng hóa của cảng đường thủy, cảng cạn, vận tải ven bờ trên các tuyến hành lang.
"Quy hoạch cũng chưa chỉ ra được vấn đề kết nối giữa phương thức đường thủy nội địa (ĐTNĐ) với đường bộ, đường sắt, cảng biển thế nào, những điểm nghẽn nào đang tồn tại.
Quy hoạch phải có đánh giá cụ thể tình hình vận tải từng mặt hàng trên tuyến ĐTNĐ, làm rõ vận tải hàng rời đang yếu chỗ nào? Tuyến vận tải nào có nhu cầu thực sự về đầu tư vận chuyển container? Cơ chế đầu tư như thế nào? Cảng nào cần quy hoạch thêm. Tất cả những vấn đề đó nếu không được đánh giá chi tiết thì rất khó kêu gọi đầu tư", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, trong quy hoạch ĐTNĐ, luồng tuyến chỉ là thứ yếu. "Vấn đề quan trọng là phải xác định các tuyến vận tải cần hình thành, loại hàng hóa cần được ưu tiên. Từ đó, đánh giá về nguồn hàng, đề xuất chính sách phát triển cảng, phân định rõ hạng mục nào nhà nước cần làm, hạ tầng nào cần huy động nguồn vốn xã hội hóa, cơ chế thu hút đầu tư nào cần triển khai (ví dụ: doanh nghiệp đầu tư cầu cảng, phương tiện sẽ được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi)", Bộ trưởng gợi ý.
Đối với Quy hoạch phát triển tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam, Bộ trưởng đánh giá cao Cục Hàng hải VN và đơn vị tư vấn đã đưa ra những phân tích, kiến nghị có điểm nhấn. Tuy nhiên, hiện nay, có những khu vực cảng tăng trưởng cao (Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh), một số khu vực lại giảm.
"Từ thực tế đó, đơn vị tư vấn cần đánh giá cụ thể hơn nữa hiện trạng, phải nêu được định hướng sắp tới đà tăng của những khu vực có nhiều tiềm năng như thế nào. Nguyên nhân hàng hóa qua các khu vực (2,3,4 theo quy hoạch cũ) chưa đúng với dự báo trước đó là do đâu", Bộ trưởng nói.
Dành sự quan tâm đặc biệt đến khu vực ĐBSCL, theo Bộ trưởng, khu vực này dù có nguồn hàng nông sản dồi dào nhưng hệ thống cảng biển còn manh mún, hầu hết phải lên đường bộ đi tới TP.HCM để xuất khẩu.
"Vì vậy, trọng tâm của miền Tây trong giai đoạn sắp tới là phải điều chỉnh quy hoạch, xây dựng cơ chế, tạo điều kiện hình thành cảng cửa ngõ cho khu vực ĐBSCL để tạo thuận lợi giao thương cho hàng hóa", Bộ trưởng yêu cầu.
Lãnh đạo Bộ GTVT yêu cầu các quy hoạch cần phân tích cặn kẽ thực trạng, cơ hội, giải pháp phát triển trước khi trình Chính phủ xem xét - Ảnh minh họa
Hàng hải, đường thủy nội địa cơ bản đạt mục tiêu quy hoạch cũ
Trước đó, báo cáo quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy, đại diện Tư vấn lập quy hoạch cho biết, hiện tại, đã có 26.500km đường thủy được khai thác, trong đó, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quản lý hơn 7.100km, có sự liên kết tương đối.
Về kết cấu hạ tầng, hiện tại, cả nước có 292 cảng thủy nội địa với 265 cảng trên tuyến TƯ. Dù là ngành kinh tế lợi thế về tận dụng điều kiện tự nhiên, vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng với giá thành vận tải rẻ nhất.
Tuy nhiên, do hệ thống luồng tuyến còn nhiều hạn chế, chưa hình thành được các trung tâm trung chuyển hàng hóa, hành khách lớn, giai đoạn 2010 - 2019, vận tải ĐTNĐ mới chỉ đảm nhận được hơn 7% khối lượng vận tải hàng hóa.
"Trên cơ sở đó, quy hoạch lần này đặt ra mục tiêu sản lượng vận tải hàng hóa đạt từ 686 - 730 triệu tấn/năm, chiếm hơn 15,5% thị phần toàn ngành. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 9%/năm. Khối lượng luân chuyển đạt từ 114.200 - 153.520 triệu tấn/km, chiếm hơn 26% thị phần toàn ngành.
Đồng thời, duy trì thị phần vận tải hành khách đạt hơn 418 triệu lượt/năm, chiếm khoảng 4% thị phần, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt hơn 5%/năm", đại diện này thông tin.
Về lĩnh vực hàng hải, ông Lê Tấn Đạt, Phó TGĐ Công ty CP Tư vấn xây dựng công trình hàng hải cho biết, năm 2020, tổng lượng hàng thông qua cảng biển Việt Nam đạt 692 triệu tấn, so với quy hoạch trước đây vượt 14 - 21%. Tuy nhiên, việc phân bổ hàng hóa không đồng đều. Hàng hóa tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc và phía Nam (Nhóm 1 và Nhóm 5) chiếm 72%. Ba nhóm cảng còn lại chiếm 28%.
Về kết cấu hạ tầng cảng biển, tổng số cầu cảng hiện là 575 bến cảng với 94km bến, cơ bản đầu tư theo đúng quy hoạch, đạt 82%.
"Trên cơ sở nghiên cứu phù hợp với phân vùng KT-XH và yếu tố liên kết, hỗ trợ giữa các nhóm cảng, tại quy hoạch lần này, đơn vị tư vấn phân hệ thống cảng biển Việt Nam thành 5 nhóm cảng với 35 cảng biển. Trong đó, có 6 cảng đặc biệt (2 cảng hiện hữu là Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu; 4 cảng quy hoạch tiềm năng thành cảng đặc biệt, gồm: Thanh Hóa, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Sóc Trăng); 12 cảng loại 1, 17 cảng loại 2 và 3.
Theo đề án, tổng kinh phí để phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2030 ước tính từ 150-200 nghìn tỷ đồng (không bao gồm kinh phí đầu tư đối với các bến cảng, cầu cảng chuyên dùng)", ông Đạt thông tin.
Nhìn lại quyết định lịch sử về cấm pháo năm 1994 Hơn 26 năm trước, ngày 8/8/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 406-TTg về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo. Đây là Chỉ thị mang tính lịch sử bởi thói quen sản xuât, buôn bán và đôt pháo đã tôn tại từ hàng ngàn năm đôi với người Viêt Nam. Pháo nổ đã bị cấm từ...