Giày sản xuất tại làng nghề nhưng mang… thương hiệu quốc tế
Đội Quản lý thị trường số 13, Chi cục quản lý thị trường Hà Nội ngày 2-4 cho biết: Đang xem xét hoàn tất hồ sơ xử lý gần 3.000 đôi giày sản xuất tại làng nghề Châu Can, Phú Xuyên, Hà Nội, nhưng lại được dập mác thương hiệu Lacoste…
Lực lượng QLTT kiểm tra số hàng liên quan
Trước đó vào chiều 31-3, Phòng An ninh kinh tế, CATP Hà Nội, sau nhiều thời gian trinh sát đã phối hợp cùng Đội quản lý thị trường số 13 bất ngờ kiểm tra cơ sở sản xuất giày da tại thôn Nghĩa Lập, xã Châu Can, Phú Xuyên, Hà Nội, do ông Nguyễn Văn Tấn (SN 1975), trú tại huyện Phú Xuyên, làm chủ.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện hàng nghìn đôi giày thành phẩm và một số nguyên phụ liệu trong đó chủ yếu là lót giày được gắn thương hiệu Lacoste. Tại xưởng có 2 công nhân đang bôi keo dán giày làm giả nhãn hiệu giày nổi tiếng Lacoste, xung quanh còn có hàng nghìn đôi giày khác chất đống chờ đưa đi tiêu thụ.
Video đang HOT
Giày chất đống thành núi chờ mang đi tiêu thụ
Tổ công tác đã lập biên bản, tịch thu 2.800 đôi giày da giả Lacoste và 10kg lót giày. Ông Nguyễn Văn Tấn là chủ cơ sở trình bày, cơ sở sản xuất nhận được đơn đặt hàng của khách với số lượng lớn và giày phải có chữ nhãn hiệu Lacoste. Vì thế, ông Tấn đã thuê gia công làm giày ở làng nghề, sau đó mua lót giày in chữ Lacoste và logo hình cá sấu.
Đảm bảo đơn hàng, chủ cơ sở đã mua lót giày có chữ Lacoste
Hiện lực lượng chức năng đã liên hệ với Công ty Lacoste, gửi mẫu sản phẩm đến văn phòng đại diện của công ty Lacoste ở Việt Nam giám định hàng hóa, khi có kết quả sẽ có hình thức xử phạt, tiêu hủy toàn bộ số hàng giả nói trên.
Theo_An ninh thủ đô
HN: Tiêu hủy hơn 12 tấn hàng nhập lậu, kém chất lượng
Ngày 23/3, Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội đã tiêu hủy 12 tấn hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu kém chất lượng.
Hơn 12 tấn hàng hóa nhập lậu, kém chất lượng bị lực lượng chức năng tiêu hủy
Các sản phẩm nhập lậu bị tiêu hủy chủ yếu tập trung vào các mặt hàng thuốc lá, thiết bị ô tô đã qua sử dụng, thực phẩm không rõ xuất xứ, kim châm cứu, bình phòng cháy chữa cháy, dụng cụ kích dục và một số hàng hóa khác như quân trang, hàng vô chủ khác....
Trong đó, 2 mặt hàng bị tiêu hủy nhiều nhất là hộp kim châm cứu với con số lên đến hơn 30.000 sản phẩm và hơn 10.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu. Tổng số hàng hóa tiêu hủy đợt 1 năm 2016 ước tính khoảng hơn 12 tấn.
Theo Ông Nguyễn Việt Hùng (Chi cục phó Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội): "Hàng hóa vi phạm bị tiêu hủy đợt này hầu hết hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không có nguồn gốc xuất xứ. Hội đồng xử lý hàng hóa tang vật vi phạm hành chính tổ chức tiêu hủy số hàng hóa nói trên theo đúng quy định của pháp luật, tránh tình trạng đưa lưu thông ra thị trường những hàng hóa cấm nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa ảnh hưởng sức khỏe người dân."
Các sản phẩm này được tiêu hủy bằng các phương pháp nghiền, đốt, đập.
Đặc biệt, trong đợt tiêu hủy này có hơn 1.000 thiết bị ô tô đã qua sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ trên địa bàn quận Hai Bà Trưng sẽ bị tiêu hủy nhằm giảm bớt tình trạng buôn bán hàng hóa không rõ xuất xứ, hàng ăn cắp, hàng ăn trộm.
Theo_Dân việt
Thu giữ 30 thùng chocolate không rõ nguồn gốc, xuất xứ Đội Quản lý thị trường số 17 (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội) phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu (Bộ Công an) và Đội Cảnh sát môi trường Công an quận Long Biên, Công an phường Bồ Đề đã bất ngờ kiểm tra tại khu nhà CT2, ngõ Hòa Bình 6, phát hiện 30 thùng...