Giây phút sinh tử khi truy bắt trùm giang hồ bắn chết chủ DN Lan Thảo
“Vì đối tượng có vũ trang nên tất cả chúng tôi xác định là sẽ phải đối mặt với cái chết”.
Chuẩn bị tinh thần ra về… không lành lặn
Trời chiều của thời tiết sang thu lại thêm mưa nên tối sớm nhưng lúc này, trong phòng trực ban Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52 – Công an TP Hà Nội) vẫn còn khá đông người. Cũng ít khi, căn phòng này lại rộn rã tiếng cười như hôm nay.
Thoáng ngoài cửa, một chiến sỹ tay cầm gói mì tôm đi thẳng về phòng trực ban. Các CBCS tại đây vừa hoàn thành một nhiệm vụ cách đây ít giờ mà trước khi ra quân, ai cũng chuẩn bị sẵn tinh thần ra về không lành lặn… Nhiệm vụ các anh vừa hoàn thành là bắt gọn hung thủ gây ra án mạng trong Bình Dương cách đây hơn 1 năm.
Đối tượng Dương Hoàng Dũng tại cơ quan công an.
Video đang HOT
Vụ án 17 côn đồ bao vây và bắn chết ông Phan Văn Lan (Giám đốc Doanh nghiệp Lan Thảo chuyên kinh doanh tôn – thép- xà gồ ở xã Định Hòa, TX. Thủ Dầu Một, Bình Dương) xảy ra tháng 5/2011 đã điều tra rõ. Hung thủ cầm súng bắn ông Lan là Dương Hoàng Dũng (Dũng “Ben”, SN 1965, từng là trinh sát hình sự công an một quận thuộc TP. Hồ Chí Minh) bị truy nã. Tuy nhiên, đến 15h ngày 14/8, kẻ sát nhân này đã bị bắt, kết thúc cuộc truy lùng tên tội phạm, từng là đồng đội của họ, kéo dài hơn 1 năm trời.
Ngồi trong phòng họp khi bên ngoài đang mưa to, Thượng tá Phạm Ngọc Anh – Phó Trưởng phòng PC 52 – Công an Hà Nội kể lại cuộc truy bắt nguy hiểm: “Một điều rất khó khăn trong vụ việc này chính là ở bản lĩnh của hung thủ. Dũng nguyên là một trinh sát hình sự của một quận thuộc công an TP. HCM. Khi ra khỏi ngành, hung thủ đã tiếp xúc với “ xã hội đen”, thực hiện nhiều phi vụ gây hoang mang trong dư luận.
Khi giết người xong và bỏ trốn, hung thủ nhận thức được mức án mà mình sẽ phải đối mặt. Chúng tôi đã đánh giá đây là một đối tượng hết sức nguy hiểm đã từng tuyên bố “thịt” tất cả kể cả công an, khi bị dồn bắt sẵn sàng nhả đạn…”.
Quyết định sinh tử
Thượng tá Ngọc Anh cho biết: “Để phát hiện ra đối tượng, trinh sát tham gia đã rất vất vả. Theo thông tin từ trinh sát, Dũng không xuất hiện và không ai nhìn thấy bên ngoài. Xác định đối tượng có vũ khí, ban chỉ đạo đã quán triệt là không bắt đối tượng trong nhà vì nếu vây bắt trong nhà thì sẽ nguy hiểm tính mạng chiến sỹ truy bắt.
Tuy nhiên, sau nhiều cố gắng chờ đợi, đối tượng vẫn không ra. Chúng tôi xác định thời gian theo dõi không thể quá dài, sức trinh sát không chịu được sẽ bị lộ, khi đó sẽ rất nguy hiểm. Thêm nữa, nếu chờ đợi thì trời sẽ tối mất và khi đó công việc sẽ trở nên khó khăn gấp nhiều lần…
Tang vật của vụ án cũng đã được thu giữ (Ảnh: Tuấn Nam)
Sau khi cân nhắc nhiều yếu tố, ban chỉ đạo đã chỉ huy bắt tập kích. Hầu hết, cán bộ của Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm đã tham gia. Tất cả chia làm 4 mũi. Trong số 4 lãnh đạo của phòng thì 3 người tham gia để chỉ đạo sát vụ việc, tạo niềm tin cho cán bộ chiến sỹ.
Lúc này, 5 trinh sát nhanh, khỏe đi vào cổng chính. Còn 6 trinh sát khác đột nhập tầng tum bao vây tum vì ở đây có một đường thoát trực tiếp từ phòng ngủ của Dũng. Tại chỗ chúng tôi xác định Dũng sẽ nhảy xuống cũng được bố trí một tổ. Còn tổ tiếp cận trong nhà cũng được trang bị đầy đủ vũ khí, lựu đạn cay… Thấy có cảnh sát, người dân cũng đổ ra xem rất đông ở ngõ”.
“Ngôi nhà mà Dũng ẩn náu là ngôi nhà 3 tầng khá khang trang do người tình của Dũng tên là Dung thuê được hơn 1 năm qua.
Khoảng 15h, chúng tôi quyết định tấn công và khống chế đối tượng, lấy tất cả chìa khóa cửa ra vào để tiếp cận đối tượng. Đối tượng ở trong phòng thấy động leo lên tum nhưng khi thấy cảnh sát lại quay xuống. Chúng tôi khẩn trương tiếp cận và đã bắt gọn tên này khi y đang cởi trần. Khám xét nhanh, chúng tôi phát hiện một khẩu súng được giấu ở khe đệm bị rạch ra”, Thượng tá Ngọc Anh kể tiếp.
Với nụ cười tươi trên khuôn mặt đã nhuốm mệt mỏi, Thượng tá Ngọc Anh chia sẻ: “Vì đối tượng có vũ trang nên tất cả chúng tôi xác định là sẽ phải đối mặt với cái chết. Trong thời điểm đó, chúng tôi nghĩ dù có bắt được đối tượng thì việc xảy ra thương vong là điều không thể tránh khỏi. Nhưng tất cả đã an toàn”.
Theo GDVN
Người anh cả của Đội CSGT số1
Có mặt tại chốt giao thông phía Nam cầu Chương Dương cùng với Thượng tá Lê Đức Đoàn, điều gây ấn tượng với tôi là nụ cười thân thiện mà cánh lái xe dành cho người cảnh sát giao thông này mỗi khi họ nhận ra anh. Đáp lại nụ cười ấy là những cái vẫy tay của anh như một lời chúc thượng lộ bình an.
Với những người thường xuyên qua lại cây cầu này, Thượng tá Lê Đức Đoàn không còn xa lạ. Anh không chỉ nổi tiếng là người tận tụy, có tâm với nghề mà còn được ca ngợi vì đã nhiều lần "giải cứu" được những người có ý định tự tử trên cây cầu ở cửa ngõ Thủ đô.
Những cuộc "giải cứu" ngoạn mục
Chiều muộn một ngày đầu xuân năm 2011, đang mải miết với công việc phân luồng giao thông ở phía Nam cầu Chương Dương, Thượng tá Lê Đức Đoàn bất chợt trông thấy dáng vẻ hớt hải của một người đi xe máy đang lao về phía mình. Qua giọng nói đứt quãng và vẻ mặt hoảng hốt của người này, Thượng tá Đoàn nắm được thông tin về việc có một người phụ nữ đang định nhảy từ trên cầu Chương Dương xuống sông Hồng để quyên sinh.
Không ngần ngại, Thượng tá Đoàn lập tức dừng ngay một chiếc xe khách nhờ đưa anh ra giữa cầu. Khi tới nhịp cầu số 6, Thượng tá Đoàn kịp quan sát thấy một chiếc xe máy màu đỏ đang vứt chỏng trơ trên đường. Kế đó anh nhìn thấy một người phụ nữ đã trèo qua phía lan can dành cho xe ô tô, chọn khe hẹp giữa hai làn đường định nhảy xuống dòng nước chảy xiết. Nhận thấy tình huống xấu, không ngần ngại, Thượng tá Đoàn nhanh chóng nhảy từ xe ô tô xuống, chạy gấp tới chỗ người phụ nữ trên và kịp thời túm được vai người này trước khi cô gái định gieo mình xuống dòng sông đỏ ngầu phù sa.
Như một phản ứng tự nhiên, cô gái vùng vẫy để thoát ra khỏi bàn tay của anh, miệng không ngừng la hét: "Để cho tôi chết, tôi không còn muốn sống nữa". Thượng tá Đoàn kiên quyết nắm chặt lấy tay cô gái. Rất may khi đó, tổ bảo vệ cầu cùng với nhân dân đã kịp thời hỗ trợ anh đưa được cô gái tới vị trí an toàn. Lúc này anh mới bình tĩnh nhẹ nhàng khuyên bảo để trấn an và giúp cô gái vượt qua cơn xúc động. Khi đã qua lúc hoảng loạn cô gái mới tâm sự với thượng tá Đoàn, mình quê ở Nam Định, đang sống với gia đình chồng và con trai 4 tuổi ở quận Long Biên. Do mâu thuẫn với chồng nên đã đi xe từ chỗ làm tới cầu Long Biên và tìm cách lao xuống sông Hồng. Biết được tin này, anh đã gọi điện cho chồng của cô gái đến và hòa giải mâu thuẫn cho hai vợ chồng.
Thêm một cuộc "giải cứu" nghẹt thở khác của Thượng tá Lê Đức Đoàn được thực hiện sau lần đó không lâu. Đó là một buổi chiều tháng 7-2011, nghe tin báo của người dân cho biết, ở làn xe máy trên cầu Chương Dương theo hướng từ Hoàn Kiếm sang quận Long Biên, có một phụ nữ đang có ý định tự tử. Ngay lập tức anh phóng xe máy về nơi có tin báo và nhìn thấy ở giữa cầu có một cô gái đang bám vào lan can kêu khóc thảm thiết. Không chần chừ, Thượng tá Đoàn tìm cách tiếp cận cô gái để dùng lời lẽ phân tích nhằm tránh cho cô gái khỏi bị kích động. Nhưng trong cơn hoảng loạn, cô gái vẫn tiếp tục la hét và không cho ai đến gần. Bất ngờ cô gái nhoài người vươn mình định lao xuống dòng sông.
Trong giây phút sinh tử ấy, nhanh như cắt, Thượng tá Đoàn đã kịp lao tới, túm tay để kéo cô gái trở lại với cuộc sống. Trong tư thế nguy hiểm đó, cô gái vẫn tiếp tục vùng vẫy để thoát ra. Phải mất hơn 5 phút thuyết phục cùng với sự hỗ trợ của người dân, Thượng tá Đoàn mới đưa cô gái trở lại mặt cầu an toàn. Sau khi được động viên và đồng ý để người nhà đón về, ngay trong buổi tối hôm đó, chính cô gái đã gọi điện lại để cảm ơn Thượng tá Đoàn như là người đã sinh ra mình lần thứ hai...
Công việc hàng ngày gắn bó với cây cầu Chương Dương cửa ngõ của Thủ đô, ngoài việc giúp cho giao thông ở đây được thông suốt, an toàn thì việc cứu người ra cây cầu này tự tử giống như là một trách nhiệm của người một người chiến sĩ công an. Thượng tá Đoàn kể, hơn 10 năm "bám" chốt phía Nam cầu Chương Dương đến giờ anh cũng không còn nhớ chính xác mình đã bao nhiêu lần tham gia giải cứu những người có ý định tự tử. Bởi người nhảy cầu Chương Dương tự tử nhiều lắm! Mỗi năm có dăm ba vụ. Bây giờ báo chí nhiều, thông tin nhanh chứ trước đây có vô số vụ nhảy cầu mà chẳng mấy ai biết. Tôi hỏi, lúc ra tay cứu người như vậy, anh có suy nghĩ gì không, Thượng tá Đoàn chỉ cười hiền lành rồi đáp: Nói thật là những lúc nhận được tin báo của người dân, tôi chẳng kịp suy nghĩ gì cả, trong đầu tôi như có một mệnh lệnh rằng bằng mọi giá phải ngăn chặn được ý định ngu dại đó. Con người ta sinh ra chỉ có một lần, không thể đánh mất cuộc sống của mình một cách đơn giản như vậy. Hơn nữa không chỉ riêng mình tôi mà bất kỳ ai trong hoàn cảnh như vậy cũng không thể vô cảm với mạng sống của một con người.
Cũng có khi, người tự tử quẫn trí đã kịp buông tay khỏi lan can cầu để gieo mình xuống dòng nước xiết. Thượng tá Lê Đức Đoàn đã phải hô hoán yêu cầu một chiếc thuyền chài quay lại cứu người. Rồi sau đó, anh trực tiếp xuống tận nơi để chỉ huy việc cứu người. Chàng thanh niên sau đó đã được vớt lên bờ, hô hấp nhân tạo và đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang. Những người có mặt chứng kiến cuộc giải cứu hôm đó còn truyền tai nhau câu chuyện của những người dân chài kể rằng: Nếu không có cái "uy" của người cảnh sát giao thông thì có lẽ họ cũng không tham gia cuộc giải cứu này, cũng bởi một lời nguyền của người đi sông nước nếu cứu một mạng người thì họ phải đền một mạng khác cho... hà bá.
Luôn hoàn thành nhiệm vụ
Nếu như việc cứu người tự tử như một cái "duyên" và là phúc phận như lời anh tự nhận thì trong công tác chuyên môn, Thượng tá Lê Đức Đoàn luôn được đồng nghiệp đánh giá cao. Nhận xét về người đồng đội của mình, Thượng tá Đào Định Thắng, Phó trưởng Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội cho biết: Thượng tá Lê Đức Đoàn như là một người anh cả của Đội CSGT số 1. Dù được phân công ở vị trí nào anh Đoàn cũng đều nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc. Không chỉ là cán bộ có kinh nghiệm trong công tác đảm bảo an toàn giao thông mà còn luôn kiên quyết đấu tranh trấn áp tội phạm. Sự kiên quyết đấu tranh với tội phạm mà Thượng tá Đào Định Thắng nhắc tới chính là những là những chiến công mà Thượng tá Đoàn đã lập được trong những lần tham gia truy bắt tội phạm.
Thượng tá Đoàn kể lại với chúng tôi kỷ niệm đáng nhớ nhất của cuộc đời mình: Đó là một đêm mùa đông năm 2005, trên đường cùng đồng đội đi tuần tra tại Quốc lộ 3 thuộc địa phận huyện Sóc Sơn, bất ngờ anh nghe thấy tiếng hô "Cướp" thất thanh từ một người phụ nữ. Không quản nguy hiểm, anh đã cho xe vòng lại đuổi theo nhóm cướp. Do nhóm cướp quá đông và manh động, anh đã gặp phải sự chống trả quyết liệt. Hơn 10 đối tượng với gạch đá, gậy gộc trong tay đã bao vây và hành hung người cảnh sát giao thông. Khi đồng đội đến hỗ trợ, Thượng tá Đoàn đã bị bất tỉnh với vết thương rạn sống mũi và vỡ xương mặt.
Sau lần đó, đám cướp đã bị bắt còn anh phải nằm viện 3 tháng với chứng nhận thương binh hạng 3/4. Lần gần đây nhất Thượng tá Lê Đức Đoàn tham gia truy bắt tội phạm là vào dịp 30-4-2012, khi đang làm nhiệm vụ tại chốt đầu cầu thì nghe thấy tiếng hô hoán cướp xe máy của một người phụ nữ. Quan sát thấy một thanh niên với dáng vẻ khả nghi đang đi xe máy lạng lách qua dòng người đông đúc để tẩu thoát, Thượng tá Đoàn đã mưu trí ra hiệu lệnh giao thông chặn dòng xe máy đang lưu thông đồng thời chạy ngược chiều để tiếp cận đối tượng. Thấy bị chốt chặn, tên cướp đã vứt xe để bỏ chạy, tuy nhiên anh đã dũng cảm lao tới. Cùng thời điểm đó, một chiến sỹ Cảnh sát 113, Công an quận Hoàn Kiếm vừa hết ca trực đi ngang qua đã nhanh chóng phối hợp cùng Thượng tá Đoàn khống chế, bắt giữ đối tượng và bàn giao cho Công an thị trấn Yên Viên xử lý.
Đảm bảo giao thông ở một điểm nút quan trọng của cửa ngõ của Thủ đô, nơi trung bình một ngày có hàng ngày có hàng chục nghìn lượt người và phương tiện đi qua, nhưng việc xảy ra sự cố hay ùn tắc giao thông trong ca trực của anh là điều rất hiếm gặp. Không chỉ hoàn thành công việc của mình anh còn thường xuyên có mặt ở những "điểm nóng". Còn nhớ thời gian đầu tháng 2 vừa qua khi phát hiện chiếc xe ô tô 4 chỗ bất ngờ bốc cháy dữ dội và dừng lại giữa đường, anh đã nhanh chóng chạy bộ tới hiện trường, mưu trí chặn một chiếc xe khách đang lưu thông để lấy bình cứu hỏa cá nhân chữa cháy kịp thời sau đó triển khai phương án phân luồng không để xảy ra ùn tắc cục bộ trên cầu. Trước đó, vào tháng 3-2011, khi vừa chuẩn bị hết ca trực, Thượng tá Đoàn phát hiện một chiếc xe tải hạng nhẹ đang lưu thông, trên xe chở đầy giấy vụn và bìa các tông đang bốc cháy dữ dội nhưng cả lái và phụ xe đều không hay biết, anh đã bất chấp nguy hiểm chạy ngược dòng xe lao tới báo cho họ, đồng thời cùng bảo vệ cầu triển khai công tác chữa cháy tại chỗ.
Ở một vị trí mà nói vui như anh là "mặt tiền" của ngành công an, Thượng tá Lê Đức Đoàn luôn nhận được sự mến mộ và trân trọng của những người đã từng tiếp xúc với anh. Có được điều đó, anh nói với tôi không có gì khác đó là một thái độ không vô cảm với cuộc sống.
Theo ANTD
Lật mặt tội phạm cá độ bóng đá Chỉ còn 2 ngày nữa là vòng Chung kết giải vô địch bóng đá châu Âu (Euro 2012) chính thức khởi tranh tại Ba Lan và Ukraine. Trước sự kiện thể thao đáng chú ý nhất trong năm này, nhiều người không khỏi lo ngại về tình trạng cá độ bóng đá. Phóng viên Báo ANTĐ đã trao đổi với Thượng tá Đào...