Giây phút rắn ’sát thủ’ hăm dọa rồi rượt đuổi người đàn ông
Đối đầu với người bắt rắn, con vật không hoảng sợ mà chạy về phía người thuần rắn 52 tuổi với cái đầu ngẩng cao cùng khuôn miệng mở to đầy răng nanh nhe ra hăm dọa.
Tony Harrison, 52 tuổi, đến từ bang Queensland (Úc), được thuê để đối phó với một con rắn nâu miền đông – một trong những loài bò sát có nọc độc nhất thế giới. Đây không phải là việc dễ làm bởi con rắn này từng bị chó săn đuổi nhưng vẫn “bình an”. Vì vậy, nó luôn trong tâm thế rất phòng thủ.
Trong đoạn video ghi lại cảnh ông Harrison đối đầu với con rắn độc, loài sinh vật này không hoảng sợ mà chạy về phía người thuần rắn với cái đầu ngẩng cao cùng khuôn miệng mở đầy răng nanh nhe ra hăm dọa.
Con rắn không hoảng sợ mà chạy về phía người thuần rắn 52 tuổi với cái đầu ngẩng cao cùng khuôn miệng đầy răng nanh nhe ra hăm dọa.
Ông Harrison cho biết: “ Loài rắn nâu miền đông là động vật trên cạn độc hại thứ hai thế giới. Chúng là thủ phạm của hầu hết các vết cắn ở Úc. Nếu bạn bị chúng cắn mà không đến bệnh viện thì rất có khả năng sẽ tử vong”.
Ông nói tiếp: “Nó không thường xuyên hành động như vậy. Là vì nó đã bị chó đuổi, bị tôi rượt, rồi tôi túm lấy nó nên nó rất bực mình. Tôi chỉ bắt lấy đuôi nó, bỏ nó vào túi rồi thả nó ra”.
Tuy rắn nâu miền đông nổi tiếng hung hăng và không ngại sẽ tấn công người nếu chúng cảm thấy bị đe dọa, nhưng ông Harrison lại cho rằng chúng không xứng đáng bị “mang tiếng” xấu như vậy.
Video đang HOT
Theo Đại học Melbourne, loài rắn nâu miền đông là thủ phạm của hơn một nửa số ca rắn cắn nghiêm trọng ở Úc, và là nguyên nhân của hơn 60% các ca tử vong liên quan đến rắn cắn ở đất nước này.
Tuy rắn nâu miền đông nổi tiếng hung hăng và không ngại sẽ tấn công người nếu chúng cảm thấy bị đe dọa, nhưng ông Harrison lại cho rằng chúng không xứng đáng bị “mang tiếng” xấu như vậy:
“Một ngày sau khi được chữa trị tại bệnh viện, bạn sẽ khỏi thôi. Tôi chưa bao giờ gặp phải sự tấn công từ mấy con rắn, nhưng tôi luôn đối phó với sự hùng hổ của con người mà tôi gặp mỗi ngày.
Chúng chỉ tự vệ thôi, chứ không gây hấn, bởi vì các bạn cứ cố di dời chúng đi trong khi chúng không muốn bị động vào người.
Hằng ngày, chúng ta đều biết động vật thường bị người, chó, mèo, xe cộ làm phiền rồi, nên chúng cảm thấy rất sợ hãi và dễ bị tổn thương, và chúng không muốn chết. Vì vậy, chúng tự bảo vệ mình với tất cả sức mạnh vốn có”.
Ông nói tiếp: “Nếu nhìn toàn diện thì ở Úc hằng năm, chó làm chết 5 người, ngựa làm chết 20 người, và rắn làm chết 2 người. Nhưng mà rắn vẫn bị mang tiếng suốt. Thấy chưa nào!”.
Ông Harrison cho biết, loài rắn nâu miền đông chỉ cố gắng bảo vệ bản thân chứ không chủ động tấn công người.
Ông Harrison đã bắt được con rắn trên vào hôm 26/10 ở Pimpama – ngoại ô thành phố Gold Coast (Úc).
Phạm Hảo
Theo saostar.vn/Daily Mail
Bé gái 11 tuổi chọc vào mắt cá sấu để cứu bạn ở Zimbabwe
Một bé gái 11 tuổi nhảy lên lưng cá sấu và chọc vào mắt nó khi con vật cố gắng ăn thịt bạn mình giữa lúc cả hai đang chơi gần nhà ở phía tây bắc Zimbabwe.
Rebecca Munkombwe, một nữ sinh ở thị trấn Hwange của Zimbabwe, vội vã chạy đến dòng suối khi nghe tiếng hét thất thanh của bạn mình.
Khi đến nơi, Rebecca chứng kiến bạn mình, Latoya Muwani, 9 tuổi, đang vật lộn để thoát khỏi hàm răng của con cá sấu.
Rebecca nhanh trí nhảy lên lưng con cá sấu và chọc tay vào mắt nó, theo Sunday News.
Con cá sấu liền nhả Latoya ra và lặn xuống nước. Rebecca khi đó có thể kéo bạn lên bờ. Latoya đã bị thương nhẹ do cá sấu cắn.
"Chúng cháu vừa lên khỏi mặt nước thì nghe thấy tiếng Latoya. Bạn ấy bơi một mình gần khu vực nước sâu và hét lên rằng bị con gì đó cắn", Rebecca kể lại.
"Cháu đã nhảy lên lưng con cá sấu và bắt đầu đánh nó. Sau đó, cháu chọc tay vào mắt nó cho đến khi nó nhả bạn cháu ra. Rồi cháu cùng bạn cháu bơi vào bờ. Các bạn khác đứng đó đã kéo Latoya lên bờ".
Rebecca nói rằng em sợ con cá sấu quay lại tấn công khi đã lên bờ an toàn nhưng không nhìn thấy nó nữa.
Bé gái 11 tuổi chọc vào mắt cá sấu để cứu bạn ở Zimbabwe. Ảnh: Telegraph.
Latoya đã được đưa đến bệnh viện St Patrick gần đó để điều trị, theo Telegraph.
Ông Fortune Muwani, cha của Latoya, nói sự sống sót của con gái ông là điều kỳ diệu. "Tôi đang ở nơi làm việc thì nghe tin con gái mình bị cá sấu tấn công khi đang bơi".
"Có khoảnh khắc tôi đã nghĩ đến điều tồi tệ nhất nhưng sau đó, tôi biết rằng con gái còn sống sau khi được Rebecca cứu. Tôi không rõ con bé xoay xở bằng cách nào nhưng tạ ơn Chúa. Latoya đang hồi phục tốt trong bệnh viện và chúng tôi hy vọng con bé sẽ sớm xuất viện", ông Muwani nói.
Steve Chisose, ủy viên hội đồng địa phương, cho biết các vụ cá sấu tấn công người đang gia tăng. Nguồn cấp nước có vấn đề khiến nhiều người phải sử dụng nước ở các dòng suối có cá sấu.
Ông Chisose kêu gọi Cơ quan Quản lý Động vật hoang dã và Công viên của Zimbabwe loại bỏ cá sấu khỏi các dòng sông địa phương. "Cá sấu có thể khiến con người bị thương nghiêm trọng hoặc tử vong", ông nói.
Theo news.zing.vn
Bí ẩn hài cốt 140 chiến binh nằm giữa 'kho báu' 3.200 năm Những cổ vật bằng vàng và đồng 3.200 năm tuổi đã đưa các nhà khảo cổ gặp hài cốt của 140 chiến binh thời tiền sử ở Thung lũng sông Tollense. Một cuộc viễn chinh xa xôi và khốc liệt đã được các nhà khoa học Đức tái hiện trong một nghiên cứu khảo cổ thú vị vừa công bố trên tạp chí...