Giây phút cận kề cái chết của tù nhân trong tay IS
Cựu sĩ quan cảnh sát Iraq Saad Khalif Ali Faraj đã thức suốt đêm để viết bức thư cuối trong đời, sau khi phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) thông báo ông sẽ bị hành hình vào sáng sớm hôm sau.
Hình ảnh về cuộc đột kích nhà tù được truyền hình Iraq phát sóng – Ảnh: Reuters
Ông đang ngồi viết thư tuyệt mệnh gửi cháu trai, thì bất ngờ nghe thấy những tiếng la hét và súng nổ, theo NYTimes.
Muhammad Hassan Abdullah al-Jibouri, một sĩ quan cảnh sát khác, cũng có rất ít hy vọng sống sót ra khỏi nhà tù của IS, sau hơn một tháng không được thấy mặt trời. Đến ngày 22/10, ông bất ngờ nghe tiếng trực thăng trên đầu.
Sau đó, cựu cảnh sát 35 tuổi nghe thấy súng nổ, tiếng la hét vang lên bên ngoài nhà tù. Đột nhiên cửa phòng giam bật tung ra.
“Ai đó? Ai đó?” một người hét lên, đầu tiên bằng tiếng Kurd rồi tiếng Arab.
“Chúng tôi là tù nhân!” các bạn tù của ông Jibouri đáp lại.
Jibouri là một trong số 69 tù nhân Arab được giải thoát khỏi nhà tù của IS, sau cuộc đột kích gần thị trấn Hawija phía bắc Iraq hồi tuần trước. Đây là chiến dịch đầu tiên các lực lượng đặc nhiệm Mỹ tham gia tác chiến cùng dân quân người Kurd trên chiến trường.
Thứ ba vừa qua, trong cuộc phỏng vấn đầu tiên kể từ khi được đưa về vùng tự trị của người Kurd trên trực thăng Chinook của Mỹ, 4 con tin đã thuật lại những ngày kinh hoàng dưới sự giam cầm của IS.
Do từng là cảnh sát hoặc bị nghi có mối liên hệ với chính phủ Iraq hoặc Mỹ, những người này bị phiến quân IS đánh đập và tra tấn trong nhà tù. Nhưng đột nhiên tất cả được giải thoát trong một chiến dịch quân sự mà mục tiêu ban đầu không phải giải cứu họ, mà nhằm trả tự do cho các chiến binh người Kurd (Peshmerga).
Thư tuyệt mệnh
Saad Khalif Ali Faraj, 32 tuổi, cho biết anh đã dành suốt cả đêm trước đó trong phòng giam để viết thư cho một người cháu, khuyên cháu đừng mạo hiểm sinh mạng để đi tìm anh. Trước đó, lính canh của IS nói với Faraj rằng anh chỉ còn vài giờ nữa trước khi bị hành quyết.
Video đang HOT
“Tôi nói với nó rằng ‘hãy chăm sóc cho các anh em và gia đình cháu’”, Faraj nhớ lại. “Đừng đi tìm chú. Họ sẽ giết chú. Đừng đi tìm”.
Trong cuộc phỏng vấn kéo dài 2 tiếng rưỡi tại một tòa nhà chính quyền tại thị trấn Salahaddin, trong khu vực của người Kurd tại Iraq, những cựu tù nhân đều là người Hồi giáo Sunni này đã thuật lại cuộc sống cùng những hình phạt trong nhà tù của IS.
Tại Hawija, các quy định hà khắc và những đòn tra tấn dã man của nhóm phiến quân này không xuất phát từ sự căm thù sắc tộc. Đó là một thế giới mà trong đó người Iraq dòng Sunni áp đặt một cách tàn nhẫn ý muốn của mình lên những đồng hương người Sunni khác. Một trong những kẻ cầm đầu nhóm phiến quân trong vùng đến từ tỉnh Diyala gần đó. Một số phiến quân khác đến từ chính khu vực Hawija, các tù nhân này cho biết.
Khi IS tràn tới Hawija hồi năm ngoái, chúng đi từng nhà, tước vũ khí và cướp tiền bạc, Muhammad Abd Ahmed, 35 tuổi, nhớ lại. Anh cho biết khi đó đang được quân đội Iraq cho nghỉ phép thì IS ùa vào. Không vũ khí và trở nên nghèo đói, nhiều nam giới người Sunni trong thị trấn được mời gia nhập IS với khoản tiền thưởng 50 USD.
Quy định hà khắc
Những người này mô tả về một loạt biện pháp cấm đoán do nhóm phiến quân đề ra. Người dân địa phương bị áp đặt tới những chi tiết nhỏ nhất, ví dụ như ống quần của nam giới phải được gập lên trên mắt cá, hay phụ nữ chỉ được mặc trang phục nhất định. Họ cũng được lệnh phải để bàn tay và ngón tay chính xác ở vị trí nào khi cầu nguyện. Những người không tuân lệnh hoặc bất cẩn không làm theo sẽ bị nghi ngờ hoặc đánh đập.
Việc tìm cách rời khỏi “vùng kiểm soát” của IS cũng là một tội nữa, có thể phải chịu hình phạt nghiêm khắc, Ahmed Mahmud Mustafa Mohammad, 31 tuổi, cho biết.
Phiến quân tỏ ra lo ngại về bất kỳ ai từng phục vụ trong lực lượng cảnh sát hoặc quân đội Iraq, những người bị cho là có thể liên lạc với người Mỹ hoặc người Kurd. Phiến quân cũng cần ngày càng nhiều những mạng lưới nhà giam, để giam cầm những người bị nghi ngờ. Những người được giải thoát cho biết phiến quân từng gọi căn cứ Hawija, nơi họ bị giam giữ, là “nhà tù số 8″.
Họ cho biết tù nhân mới sẽ bị ngược đãi một cách có hệ thống – giật điện, đánh bằng ống cao su, bị trùm đầu bằng túi nylon cho đến khi bất tỉnh – dù không bị thẩm vấn câu nào. Đồ ăn rất ít ỏi, với chỉ vài lát bánh mỳ được nhét qua cửa buồng giam.
Các tù nhân bị nhốt trong buồng suốt ngày đêm, và buồng nào cũng đông đúc. Buồng giam của Jibouri có 39 người, anh nói. Thông điệp của các phần tử IS là không thương xót. Có một chiếc TV trong buồng giam được dùng để chiếu cảnh IS chặt đầu, và tất cả người bị bắt giam đều buộc phải xem.
Rắc rối đến với Jibouri khi em trai ông, một giáo viên tiếng Anh tại Hawija, bị IS nghi ngờ liên hệ với người Mỹ và tống giam cùng với lời đe dọa hành quyết. Nhưng sau đó, em trai Jibouri trốn thoát. Để trả đũa, IS bắt Jibouri, 3 người anh em khác của ông, một số họ hàng và cả người cha 80 tuổi.
Sau một tuần bị giam, một người anh trai của Jibouri đã bị IS đưa đi sát hại để cảnh cáo cả gia đình. “Chúng hành quyết anh ấy như những kẻ máu lạnh”, Jibouri vừa nói vừa bưng mặt khóc.
Al-Jibouri bật khóc trong cuộc phỏng vấn – Ảnh: NYTimes
Gia đình anh cũng được cảnh báo không bao giờ được đề cập đến vụ hành quyết này, nhưng không lâu sau các tay súng đến tìm Jibouri và các anh em khác. Sau khi tịch thu điện thoại di động của Jibouri, những kẻ này phát hiện có hai số điện thoại của lính Mỹ, những người từng hợp tác cùng cảnh sát Iraq tại Hawija năm 2008.
Jibouri phủ nhận việc có mối quan hệ nào đó với quân đội Mỹ, nhưng việc này chỉ khiến anh chịu thêm nhiều vụ đánh đập và tra tấn. “Nếu tôi nói ‘có’, chúng sẽ giết tôi. Nếu tôi nói ‘không’, chúng sẽ đánh đập để khiến tôi nói ‘có’ và hành quyết tôi”, anh giải thích.
Ông Muhammad từng làm việc cho một chương trình viện trợ của chính phủ Mỹ tại Diyala. Ông bị IS bắt giam sau khi bị một người trong thành phố tố giác. Ông lập tức bị IS đánh đập để khai thác thông tin.
Bị tra tấn dã man và nghĩ rằng tình cảnh của mình hoàn toàn vô vọng, Muhammad đã quyết định chấm dứt đau đớn bằng cách điểm chỉ vào lời thú tội, dù biết rằng việc này sẽ khiến mình bị hành quyết.
Faraj thì cho biết ông bị IS nghi ngờ vì có vợ là người Kurd. Người anh em của ông trước đó khiến phiến quân nghi ngờ nên đã bị chặt đầu. “Chúng chỉ đưa tôi đầu của cậu ấy mà không có phần thân”, Faraj nói.
Bị cáo buộc tuồn thông tin cho các chiến binh Peshmerga, Faraj bị IS tống giam và ép phải ly hôn với vợ người Kurd, người đã có 5 người con cùng ông. Faraj từ chối.
Khi các binh sĩ Mỹ và người Kurd ập vào khu nhà tù, Jibouri cho biết ông cảm thấy như những lời cầu nguyện đã thấu đến Thượng đế. “Chúng tôi rất may mắn”, ông nói.
Jibouri gửi lời cám ơn tới người Mỹ và chính phủ Mỹ, cũng như Joshua L. Wheeler, thượng sĩ biệt kích thuộc lực lượng Delta, người đã hy sinh trong cuộc giải cứu.
Dù được tự do, nhưng giờ Jibouri sống với nỗi buồn khi gia đình vẫn còn ở tại Hawija, trong vòng kìm kẹp của IS. “Vợ tôi và con trai tôi, tôi không thể gặp họ. Tôi không còn thấy họ nữa”, Jibouri nói và òa khóc. “Mong ước lớn của chúng tôi lúc này là những tên phiến quân đó rời khỏi Iraq”.
Hoàng Nguyên
Theo VNE
Xuất hiện đoạn video về cuộc đột kích của Mỹ giải cứu con tin tại Iraq
Đoạn video quay lại cuộc đột kích giải cứu hàng chục con tin bị quân IS giam cầm tại Iraq hôm 22.10 khiến 1 lính Mỹ thiệt mạng mới đây đã được công bố.
Hình ảnh chụp lại từ đoạn video quay chiến dịch giải cứu con tin tại Iraq ngày 22.10
Đoạn video được quay từ camera gắn trên mũ của một người lính tham gia cuộc đột kích tại nhà tù gần thị trấn Hawija, phía bắc Iraq. Trang tin Arab24 (Jordan) đã nhận được đoạn video này từ các chỉ huy lực lượng người Kurd, theo đài NBC News ngày 24.10.
Lính biệt kích Mỹ và lực lượng người Kurd đã xâm nhập nhà tù này vào lúc rạng sáng 22.10 để giải cứu các con tin sau khi có tin báo rằng những người này sắp bị sát hại. Một người lính thuộc lực lượng biệt kích Delta Force của Lục quân Mỹ đã thiệt mạng trong cuộc đột kích này và đây là lần đầu tiên có lính Mỹ thiệt mạng trong chiến dịch chống IS.
Phần đầu của đoạn video quay cảnh một tốp lính đang rút ra khỏi một tòa nhà trong khi tiếng súng vẫn nổ. Một vài lính khác đứng gần lối đi. Sau đó, hàng chục con tin đi chân trần, mặc áo màu trắng lần lượt chạy ra, một vài người có máu dính trên áo.
Những người này với khuôn mặt đầy sợ hãi, giơ tay lên để cho biết họ không có vũ khí và được đưa ra ngoài. Một số bịt tai, vài người bị vấp ngã trong khi các binh sĩ ra lệnh họ tiếp tục di chuyển bằng tiếng Ả Rập. Bức tường thủng lỗ chỗ vì đạn bắn, bên dưới sàn nhà đầy gạch vỡ vụn.
Những người lính trong đoạn video được trang bị súng, ống nhắm và các vật dụng khác rất tiên tiến và hiện vẫn chưa biết được họ là người nước nào. Tuy nhiên, NBC News cho biết nhiều người có ghi lại mã nhiệm vụ trên nón sắt và trên tay áo, một thủ tục hoạt động cơ bản của nhiều đơn vị đặc nhiệm Mỹ.
Cảnh quay sau đó xuất hiện 8 người lính bên trong một tòa nhà. NBC News miêu tả giọng những người này giống giọng Mỹ. Họ đi qua một căn phòng trong đó có treo cờ của IS. Một người trèo lên một cái ghế dài để đến chỗ cánh cửa.
Những người lính này được cho là đang lùng sục các căn phòng nhằm phát hiện kẻ thù có thể ẩn nấp bên trong. Nối với căn phòng là một lối đi bên trong tòa nhà, có nhiều cánh cửa sắt được khóa lại bằng ổ khóa.
Có nhiều thứ không được quay lại trong đoạn video này, như khoảnh khắc người lính Mỹ bị bắn. Đây là chiến dịch trên bộ đầu tiên mà lính Mỹ trực tiếp tham chiến chống IS tại Iraq dưới thời Tổng thống Barack Obama. Kế hoạch trước nay của ông Obama chỉ là huấn luyện và cố vấn cho lực lượng địa phương chống IS.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 23.10 nói rằng người lính thiệt mạng đã chạy về phía có tiếng súng và làm "điều mà người Mỹ tự hào vẫn làm".
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Đặc nhiệm Mỹ thiệt mạng khi giải cứu tù nhân IS Một lính Mỹ thiệt mạng trong cuộc đột kích cứ điểm Nhà nước Hồi giáo (IS) để giải cứu hàng chục con tin ở Iraq. Đặc nhiệm Mỹ trong một cuộc diễn tập. Ảnh: US Navy 70 con tin "có nguy cơ bị hành quyết tập thể" hôm nay được giải cứu sau khi đặc nhiệm Mỹ cùng lực lượng Iraq và người...