Giấy phép lái xe hạng C lái được những loại xe nào?
Khi sở hữu giấy phép lái xe hạng C, tài xế vừa có thể điều khiển xe có trọng tải lớn, vừa có thể điều khiển các phương tiện chở người thông thường.
Điểm ưu việt của giấy phép lái xe hạng C so với hạng B1 và B2 chính là trọng tải được phép điều khiển phương tiện. Ảnh: Phan Anh
Những loại xe được lái
Khoản 8 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT đã liệt kê cụ thể các loại phương tiện mà người có giấy phép lái xe hạng C được phép điều khiển, cụ thể là:
Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng, ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
Theo đó, với giấy phép lái xe hạng C, tài xế có thể lái những loại xe sau đây:
- Ôtô tải (tính cả ôtô tải chuyên dùng), ôtô chuyên dùng có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên;
Video đang HOT
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải từ 3,5 tấn lên;
- Ôtô chở người đến 09 chỗ ngồi (tính cả chỗ ngồi cho người lái xe);
- Ôtô chuyên dùng có trọng tải dưới 3,5 tấn;
- Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng có trọng tải dưới 3,5 tấn;
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải dưới 3,5 tấn.
Như vậy, khi sở hữu giấy phép lái xe hạng C, tài xế vừa có thể điều khiển xe có trọng tải lớn, vừa có thể điều khiển các phương tiện chở người thông thường.
Giấy phép lái xe hạng C có thể nâng lên hạng nào?
Theo Khoản 3 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, giấy phép lái xe hạng C có thể nâng lên các hạng sau:
- Hạng C lên D, C lên FC: Nếu có thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
- Hạng C lên E: Nếu có thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
Khi nâng từ hạng C lên các hạng khác, người tài xế sẽ phải tham gia học nâng hạng trong thời gian như sau:
- Hạng C lên D: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành: 144);
- Hạng C lên E: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành: 280);
- Hạng C lên FC: 272 giờ (lý thuyết: 48, thực hành: 224).
Một số lưu ý cần biết về giấy phép lái xe hạng C
So với giấy phép lái xe B1, B2, người được cấp giấy phép lái xe hạng C sẽ được điều khiển ôtô tải chở hàng có trọng tải> 3,5 tấn.
Giấy phép lái xe hạng C là loại gì?
Hiện nay, giấy phép lái xe hạng C là loại bằng lái xe thông dụng; loại giấy phép này sẽ giúp người lái xe điều khiển ôtô tải chở hàng có trọng tải> 3,5 tấn. Đây cũng là ưu điểm của bằng lái xe hạng C với bằng B1 và B2 (chỉ được điều khiển xe
Giấy phép lái xe hạng C được điều khiển những loại xe nào?
Theo Khoản 8 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người có giấy phép lái xe hạng C được phép điều khiển các phương tiện dưới đây:
- Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng, ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn trở lên;
Giấy phép lái xe hạng C sẽ điều khiển ôtô tải chở hàng có trọng tải> 3,5 tấn. Đồ họa: M.H
- Máy kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn trở lên;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
Như vậy, khi được cấp giấy phép lái xe hạng C, lái xe vừa có thể điều khiển xe có trọng tải lớn, vừa có thể điều khiển các phương tiện chở người thông thường.
Điều kiện thi bằng lái xe hạng C
Người thi bằng lái xe hạng C phải có sức khỏe tốt. Những người có vấn đề về thần kinh, tâm thần, bệnh về mắt, xương khớp... thì không được thi bằng hạng C.
Cùng với đó, căn cứ Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người thi giấy phép lái xe hạng C phải từ đủ 21 tuổi trở lên tính đến ngày dự sát hạch lái.
Ngoài ra, tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, nếu nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B2 lên hạng C thì người lái xe phải có thời gian hành nghề từ 3 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên.
Thời gian đào tạo lái xe hạng C là 920 giờ, bao gồm: lý thuyết là 168 giờ; thực hành lái xe là 752 giờ (theo Điều 13 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT).
Bằng lái xe hạng C có thời hạn bao lâu?
Về thời hạn bằng lái xe hạng C, Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định rất rõ là 5 năm kể từ ngày cấp. Khi giấy phép lái xe hết hạn, tài xế phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép.
Nếu để bằng lái quá hạn dưới 3 tháng, lái xe sẽ bị phạt từ 5 - 7 triệu đồng; nếu giấy phép lái xe hết hạn từ 3 tháng trở lên, lái xe sẽ bị phạt từ 10 - 12 triệu đồng.
Hàng loạt quy định mới về thi Giấy phép lái xe được áp dụng trong năm 2022 Năm 2022, quy định liên quan đến việc học, thi cấp bằng và sử dụng Bằng lái xe ô tô sẽ có nhiều thay đổi theo hướng quản lý chặt hơn, phạt nặng hơn nếu vi phạm. Học lái xe với thiết bị mô phỏng Thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy định, từ 1/1/2021, tất cả các trung tâm sát hạch lái xe phải sử...