Giấy phép lái xe bị trừ hết điểm sẽ thu hồi?
Trong phiên họp mới đây, Chính phủ đã thống nhất quy định về điểm của giấy phép lái xe (GPLX) là một biện pháp quản lý hành chính theo hướng GPLX được cấp 12 điểm/năm. Nội dung này được nhiều người dân quan tâm.
Theo quy định trên, nếu trong 1 năm lái xe bị trừ hết điểm thì phải thi lại GPLX (còn gọi là Bằng lái xe), nếu không trừ hết điểm thì phải cấp lại 12 điểm để áp dụng cho năm kế tiếp hoặc trong 1 năm mà không có vi phạm thì được cộng điểm (hoặc khôi phục điểm) cho giấy phép lái xe hàng năm.
Lỗi nào sẽ bị trừ điểm trên GPLX?
Được biết, trong Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đã đề xuất 28 hành vi và nhóm hành vi bị áp dụng xử phạt vi phạm hành chính và trừ điểm giấy phép lái xe (GPLX).
Các hành vi vi phạm sẽ bị trừ điểm gồm: Liên quan trực tiếp đến vụ TNGT mà không dừng lại, không tham gia cấp cứu người bị nạn; Sử dụng điện thoại di động; sử dụng thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính, sử dụng ô (đối với xe mô tô, xe gắn máy).
Ngoài ra, hành vi đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào; Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; Dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; Đi ngược chiều cũng sẽ bị trừ điểm.
Video đang HOT
Theo Dự thảo, hành vi lái xe đi ngược chiều trên đường cao tốc có thể bị trừ điểm GPLX (ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, Dự thảo cũng đề xuất trừ điểm với lỗi không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; Không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người điều khiển giao thông hoặc kiểm soát giao thông, biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;
Không chỉ có vậy, người điểm khiển xe không có giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng; Xe mô tô, xe gắn máy chở từ 3 người trở lên; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy; buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe…cũng bị trừ điểm GPLX.
Bị trừ hết điểm sẽ thu hồi GPLX
Nhận xét về việc trừ điểm GPLX, Luật sư Lê Hồng Vân cho rằng, quy định này giúp cơ quan nhà nước theo dõi quá trình chấp hành luật của lái xe sau vi phạm, tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông,.
Cũng theo Luật sư Hồng Vân, nhiều nước trên thế giới đã có hệ thống trừ điểm GPLX, trong khi đó, chúng ta đang quản lý người điều khiển phương tiện giao thông theo từng hành vi đơn lẻ nên đã bộc lộ nhiều bất cập.
Nếu quy định mới được áp dụng thì khi lái xe vi phạm bị xử phạt, cơ quan quản lý sẽ trừ điểm tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi. Trường hợp người điều khiển phương tiện bị trừ hết điểm thì GPLX đó sẽ bị thu hồi. Cá nhân muốn được cấp lại GPLX phải thi lại. Điều này nhằm tăng tính răn đe, hạn chế tái phạm.
Số điểm 12 được cấp cho bằng lái tương ứng với 12 tháng, không thể hiện trực tiếp trên bằng lái mà được mã hóa, lưu trên hệ thống dữ liệu. Khi có quyết định xử phạt, điểm sẽ được trừ trên hệ thống. CSGT chỉ cần kiểm tra nhanh trên máy sẽ biết lái xe còn bao nhiêu điểm.
Nếu được triển khai thực hiện, quy định này góp phần mang lại chuyển biến về TTATGT, tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, đồng thời giúp cơ quan quản lý giám sát toàn diện quá trình chấp hành sau vi phạm của lái xe. Song, để hạn chế tiêu cực, sách nhiễu khi trừ điểm GPLX, cơ quan chức năng cần xây dựng quy định về việc tính điểm, lịch sử cộng, trừ điểm một cách chặt chẽ, công khai giúp người điều khiển phương tiện có thể dễ dàng tra cứu thông tin ở mọi nơi, mọi lúc – Luật sư Hồng Vân đề xuất.
Bộ Công an sẽ phụ trách việc sát hạch lái xe thay Bộ Giao thông
Thứ trưởng Bộ Công an - Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc cho biết, Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) đã có văn bản thống nhất để Bộ Công an chủ trì sát hạch giấy phép lái xe.
Bộ Công an sẽ phụ trách việc sát hạch lái xe thay Bộ Giao thông? - Ảnh minh hoạ
Vào chiều 7/9, tại phiên họp Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh mở rộng, thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi)... Đại diện cơ quan soạn thảo, Thứ trưởng Công an - Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc cho biết, đa số thành viên Chính phủ đồng ý vấn đề đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án Luật này.
Theo ông Ngọc: "Bộ trưởng Bộ GTVT đã có văn bản khẳng định thống nhất để Bộ Công an báo cáo Quốc hội phương án một (là Bộ Công an chủ trì sát hạch, cấp giấy phép lái xe)".
Theo quy định hiện hành, Bộ GTVT phụ trách lĩnh vực đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe. Tuy nhiên, do vẫn còn ý kiến khác nhau nên ban soạn thảo xây dựng thêm phương án thứ hai (dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) tiếp tục điều chỉnh vấn đề đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe).
Thứ trưởng Bộ Công an - Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc phát biểu tại phiên họp
Đại diện Bộ Công An cho rằng, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và quản lý quá trình chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ là các nội dung quan trọng, xuyên suốt, quyết định kiến thức pháp luật, kỹ năng điều khiển và ý thức chấp hành pháp luật của người lái xe khi tham gia giao thông. Vấn đề này cũng quyết định đến trật tự, an toàn giao thông và thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Hơn nữa, người điều khiển phương tiện giao thông vừa là chủ thể cần bảo vệ, vừa là nhân tố chính gây mất an toàn giao thông. Do đó, để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phải quản lý được hành vi chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông xuyên suốt và nhất quán, từ khâu đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và sau khi được cấp giấy phép lái xe...
Thứ trưởng Bộ Công an cũng phân tích thêm rằng phương án hai (tiếp tục sửa đổi Luật Giao thông đường bộ) không phù hợp với cấu trúc, mục tiêu và nội dung của luật sửa đổi là "thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kết cấu hạ tầng hiện đại, hiệu quả, nâng cao chất lượng hệ thống mạng lưới đường bộ...".
Thẩm tra sơ bộ nội dung nêu trên, đa số ý kiến trong Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội nhất trí với phương án Chính phủ đã thống nhất là giao Bộ Công an quản lý nhà nước về sát hạch, cấp giấy phép lái xe.
Tuy nhiên, vì đây là vấn đề còn có ý kiến khác nhau, Uỷ ban đề nghị Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chỉ đạo.
Bỏ cấp GPLX hạng A0 cho người lái xe gắn máy dưới 50 phân khối Trong dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đề xuất rất nhiều quy định mới về giấy phép lái xe. Sau khi tiếp thu ý kiến người dân, ban biên soạn dự thảo Luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đã quyết định bỏ quy định cấp...