Giấy khen học sinh ‘Mượn sách nhiều nhất lớp’ khiến dân mạng tranh cãi gay gắt
Một học sinh tiểu học được trường trao tặng giấy khen với thành tích “ Mượn sách nhiều nhất lớp” vào cuối năm học thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.
Một tài khoản Facebook M.M. mới đây đăng tải hình ảnh giấy khen của một học sinh nhận được trong buổi tổng kết năm học 2019-2020. Điều khiến dân mạng chú ý là dòng chữ về thành tích mà học sinh này đạt được là: “Mượn sách nhiều nhất lớp”.
Theo người chia sẻ bức ảnh, đây là giấy khen của học sinh một trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, nhờ việc chăm chỉ lên thư viện mượn sách về đọc.
Ngay khi đăng tải, bài viết đã dấy lên nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng. Một số người ủng hộ cách khen tặng này của trường vì khuyến khích tinh thần đọc sách ở học sinh, nhất là khi internet phát triển như hiện nay, trẻ em đang dành quá nhiều thời gian bên các thiết bị điện tử thông minh.
Giấy khen học sinh đạt thành tích “Mượn nhiều sách nhất lớp” khiến dân mạng tranh cãi gay gắt.
“Nhiều năm nay phát động phong trào khuyến khích học sinh đọc sách, nâng cao văn hóa đọc trong nhà trường nên mới có giấy khen thưởng này thì phải. Rất đáng tuyên dương những học sinh chăm đọc sách, ủng hộ cách làm của trường“, Facebooker Lý Huỳnh bình luận.
Tài khoản Nguyễn Hồng Huệ cũng đồng tình: “Trường mình những bạn đọc nhiều được tuyên dương là Sao Đọc sách và tặng quà vào dịp cuối năm, phong trào được cả học sinh và phụ huynh ủng hộ”.
Trong khi đó, nhiều ý kiến khác cho rằng cách làm trên khiến tình trạng “lạm phát” giấy khen ngày càng nhiều ở trường học.
“Trước kia giấy khen là cách để trường tôn vinh học sinh có năng lực học tập tốt. Chẳng lẽ bây giờ chỉ cần đọc sách nhiều thôi cũng đã được tặng giấy khen rồi à? Trường làm thế này thì các cháu lại cứ nghĩ rằng có được giấy khen là quá dễ”, bạn Việt Hà viết.
Cùng quan điểm, Facebooker Nguyễn Thanh Bình viết: “Hai cháu tôi năm nay không có giấy khen học sinh giỏi hay khá mà là “Vượt trội về môn đạo đức” và “Vượt trội về môn kỹ thuật”. Bố mẹ bảo học hành thì lẹt đẹt lắm nhưng ngoan ngoãn. Chẳng lẽ chỉ vì đạo đức tốt hơn các bạn khác mà trường ‘đẻ’ thêm các danh hiệu để phát giấy khen cho các cháu sao?”
Một luồng ý kiến khác cho rằng nhà trường có nhiều cách để vinh danh những em học sinh này để không làm mất đi giá trị thực của giấy khen. “Thầy cô có thể đọc tên và gọi em lên sân khấu để toàn trường biết và noi gương theo, ngoài ra nên tặng thêm sách, vở để khích lệ tinh thần đọc sách của em. Cái gì cũng quy ra giấy khen thì là bệnh thành tích, phô trương đấy”, bạn Lê Hoài Vy bình luận.
600 học sinh tiểu học diện trang phục như phim kiếm hiệp, đi qua 3 cánh cổng đặc biệt trước khi vào trường
Các em được trải nghiệm nghi lễ, văn hóa truyền thống là chào chắp tay và khoác trên người trang phục cổ xưa.
Ngày 6/5, trường tiểu học tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, đón học sinh trở về trường sau kỳ nghỉ dài ngày. 600 học sinh tiểu học đến trường đã chào thầy cô bằng cách chắp tay, đồng thời khoác trên người trang phục cổ xưa đậm nét truyền thống là Hán phục hay còn gọi là trang phục Trung Quốc cổ đại.
Điểm đặc trưng của Hán phục là sử dụng áo choàng hoặc áo sơ mi làm trang phục thân trên trong khi thân dưới thường dùng váy xếp li.
Một giáo viên cho biết: 'Sau thời gian dài nghỉ dịch, chúng tôi muốn các em khoác trên người Hán phục trở về trường để phát huy văn hóa truyền thống của đất nước'. Được biết, trước ngày trở về trường, các học sinh tiểu học đều chuẩn bị Hán phục theo yêu cầu của nhà trường.
Trường tiểu học đã sắp đặt cho học sinh bước qua 3 cổng trước khi vào lớp. Cổng thứ nhất là cổng bình an, mỗi học sinh được nhận một quả táo. Cổng thứ hai là cổng ngọt ngào, mỗi học sinh được nhận một cây kẹo. Cổng thứ ba là cổng học tập, mỗi học sinh gõ một tiếng trống để cầu mong kết quả học tập đạt kết quả tốt.
Cổng thứ nhất là cổng bình an, mỗi học sinh được nhận một quả táo.
Cổng thứ hai là cổng ngọt ngào, mỗi học sinh được nhận một cây kẹo.
Cổng thứ ba là cổng học tập, mỗi học sinh gõ một tiếng trống để cầu mong kết quả học tập đạt kết quả tốt.
Học sinh tiểu học đều tỏ ra phấn khích khi trở về trường sau kỳ nghỉ dài ngày, đặc biệt hơn là khi các em được trải nghiệm nghi lễ, văn hóa truyền thống là chào chắp tay và khoác trên người trang phục cổ xưa.
Các em được trải nghiệm nghi lễ, văn hóa truyền thống là chào chắp tay và khoác trên người trang phục cổ xưa.
Sau khi video trên được chia sẻ, cộng đồng mạng Trung Quốc tấm tắc khen ngợi về trang phục:
'Mình rất thích mặc những bộ trang phục truyền thống như thế, đáng tiếc là chưa mặc lần nào'.
'Trang phục của người xưa đẹp quá, các em ăn mặc giống như đang tái hiện một bộ phim cổ trang ngoài đời thực'.
'Nhà trường tổ chức những hoạt động này rất hay, điều này sẽ giúp học sinh ghi nhớ văn hóa truyền thống của đất nước'.
Hái mít xanh rồi bổ theo cách chẳng giống ai, dân tình ngỡ ngàng khi biết là món ăn đặc sản miền Trung cực "đưa cơm" Hóa ra, người đàn ông Hà Tĩnh không phải lãng phí mít mà đang chế biến 1 món ăn đặc sản. Mít là loại quả khi chín có mùi thơm, hương vị ngọt ngào nên được lòng rất nhiều người. Tuy nhiên, quả mít thì to nặng là thế nhưng sau khi bỏ đi phần vỏ, hạt, xơ thì múi ăn được cũng...