Giấu vợ mua ‘Mẹc’ cũ về độ Mobihome, doanh nhân 8x Hà Nội chia sẻ: Không cần phải giàu để ‘chơi’ vì đây là khoản đầu tư có lãi
Anh Lương Lam Sơn, một doanh nhân 8x tại Hà Nội đã cùng với bố của mình “độ” một chiếc mobihome trong vòng 15 ngày.
15 chuyến du lịch đã được thực hiện trong vòng vài tháng kể từ khi có “ ngôi nhà di động”, và dưới đây là những chia sẻ của anh Sơn về chiếc Mobihome của mình nói riêng và thú chơi Mobihome tại Việt Nam nói chung.
Tất nhiên, phải là một người rất yêu du lịch, mình mới có thể hoàn thiện chiếc xe được như hiện tại. Mình cũng như hầu hết mọi người, đều bắt đầu những chuyến đi bằng xe 2 bánh. Nhưng rồi cuộc sống thay đổi, mình có vợ, có các con. Rong ruổi một mình bằng phân khối lớn không tồi, nhưng mình cảm thấy thích cảm giác cả gia đình đồng hành cùng nhau hơn. Việc đi xa 2-3 ngày rồi cảm thấy nhớ nhà, nhớ con cũng là điều khiến mình canh cánh trong lòng.
Mình đã từng đi du lịch theo tour đủ nhiều để có sự so sánh với loại hình du lịch Mobihome. Quá trình du lịch Mobihome từ việc tính đường đi, đặt phòng, giao tiếp với người dân địa phương sẽ thay đổi hoàn toàn trải nghiệm du lịch hiện đại. Cũng vì vậy mà chiếc Mobihome này ra đời.
Bật mí với các bạn bí quyết mua xe khi không được sự đồng ý của vợ là cứ mua trước rồi về xin sau. Mình đã thử và đảm bảo 100% sẽ thành công (cười). Thuyết phục thì khó lắm vì Mobihome còn là một khái niệm quá mới mẻ tại Việt Nam.
Trước giờ mình chỉ sử dụng xe cá nhân, hoàn toàn không có kiến thức về xe 16 chỗ. Vì vậy, mình phải tự tìm hiểu qua những diễn đàn trên Facebook chuyên về dòng xe này.
Khi đó, khả năng tài chính của mình trong khoảng 200 triệu đồng nên mình bắt buộc phải tìm những dòng xe lâu đời từ những năm 2007 – 2008. Sau khi tham khảo, mình tìm ra 2 dòng xe là Ford Transit được lắp ráp trong nước và Mercedes-Benz Sprinter 2007 nhập khẩu nguyên chiếc.
Khi so sánh cả 2 chiếc cùng đời 2007 bằng thông tin có được trên các diễn đàn, mình thấy đông anh em nhận xét Mercedes-Benz Sprinter bền hơn so với Ford Transit. Đó cũng là lý do mình lựa chọn chiếc này để nâng cấp thành Mobihome.
Quá trình độ xe hầu hết nằm trong dự tính bởi mình may mắn được bố hỗ trợ tới 90% trong việc chế tạo nội thất. Ông làm trong ngành xây dựng, chuyên cắt đá granite nên có thể áp dụng kĩ thuật này vào công đoạn cắt gỗ một cách rất chính xác.
Hạn chế lớn nhất là do công việc chính của bố mình ở Sài Gòn nên mình phải tận dụng dịp nghỉ Tết của ông để tiến hành thi công. Kế hoạch phải được lên tỉ mỉ từ trước để cân đối nguyên vật liệu, thời gian thi công sao cho đầy đủ và phù hợp để bố mình kịp quay lại làm việc sau kỳ nghỉ. Cũng có một số công đoạn bị ảnh hưởng bởi thiếu nguyên vật liệu trong tết, nhưng nó không quá quan trọng tới việc định hình chiếc Mobihome này.
Chi tiết hơn thì quá trình độ xe gồm 2 giai đoạn chính: lên ý tưởng thiết kế và sắm thiết bị. Mình tham khảo nhiều clip từ nước ngoài để chắt lọc những ý tưởng hay ho, phù hợp. Sau đó, mình lập danh sách thiết bị cần thiết rồi tìm mua trên các trang thương mại điện tử trong và ngoài nước, mất khoảng 2 tuần để vận chuyển về Việt Nam.
Tổng thời gian mình hoàn thành quá trình nâng cấp xe mất khoảng 3 tháng, bao gồm 2 tháng lên ý tưởng và vẽ bản thiết kế, 2 tuần để sắm thiết bị và 2 tuần thi công.
Việc đại tu, bảo dưỡng xe Mobihome cũng có một số điều khác so với chiếc xe bình thường. Chẳng hạn như trong chuyến đi Tà Xùa, mình phải bắt lại những con ốc, cố định đồ nội thất vào xe khi trước khi di chuyển vì điều kiện địa hình khiến xe rất dễ bị xóc, bị tuột. Hay trong chuyến đi đến vùng núi, mình đã bị hỏng máy bơm do đường đi quá xóc, dẫn đến việc không có nước để sinh hoạt.
Vì vậy, trước mỗi chuyến đi, mình đều phải kiểm tra ốc và bắt lại cho chắc chắn, cũng như các phụ tùng khác. Ngoài ra, mình cũng sẽ kiểm tra những thiết bị như nước mát, phanh xe, nước rửa kính… như một chiếc xe thông thường.
Sau mỗi chuyến đi, điều mình ưu tiên hơn cả là sạc pin vì mình sử dụng pin độc lập, không liên quan đến ắc-quy của xe. Mình sử dụng pin lithium nên nếu để pin tự sập nguồn sau 1 thời gian sẽ rất dễ chết pin. Đó là những kinh nghiệm của mình.
Mình cũng khá lăn tăn về việc này, nhưng thứ nhất do tài chính có hạn, thứ 2 mình tự nhủ rằng nếu như Mercedes-Benz Sprinter được anh em chạy dịch vụ tin dùng, thì chẳng có lý do gì đây là một chiếc xe ẩm ương và dễ hỏng vặt cả.
Còn tất nhiên, chiếc xe đời sâu nào cũng có những phụ tùng đã bị hỏng hóc, hao mòn hoặc không đảm bảo mà mình không thể biết khi mua. Cái này thì phải tự tìm hiểu và trải nghiệm thôi. Chẳng hạn như trong chuyến đi gần nhất tại Thái Nguyên, khi đó mình mới biết kim phun của xe có vấn đề và cần thay thế.
Sau chuyến du lịch, mình tìm tới những cửa hàng uy tín để bảo dưỡng xe. Vì xe 16 chỗ thuộc dòng xe kinh doanh nên có rất nhiều địa chỉ uy tín ở Hà Nội mà bạn có thể bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế phụ tùng.
Nhiều bạn bè lo lắng, nói với mình rằng anh em đàn ông thì không sao, chứ xe cũ hỏng giữa đường thì khổ vợ khổ con. Nhưng thực tế thì không có gì nghiêm trọng cả, mình thường chọn những địa điểm an toàn, có dân cư xung quanh. Nếu có việc khẩn cấp, mình sẽ gửi vợ con vào nhà dân rồi giải quyết vấn đề của xe. Cũng đã có lần chính những người dân quanh khu vực mình dừng chân hỗ trợ đẩy chiếc Mercedes-Benz Sprinter này. Đó lại trở thành một kỷ niệm rất vui, hỏng xe đôi lúc không “khốn khổ” như mọi người nghĩ. Hiện tại garage xe cũng có ở khắp mọi nơi. Nếu không thể sửa dứt điểm, hầu hết thợ có thể sửa tạm để mình lăn bánh về Hà Nội an toàn.
Hiện tại, phong trào Mobihome ở Việt Nam vẫn trong thời điểm sơ khai và gặp khá nhiều hạn chế. Tất cả mọi người, hay cả bản thân mình đều từ con số 0 đi lên, đều phải tự tìm tòi, tự khám phá từ việc lên ý tưởng, mua sắm thiết bị cho đến học hỏi kiến thức về điện, về làm gỗ.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, số lượng xe Mobihome đang tăng dần lên khoảng hơn chục chiếc xe rồi. Bên cạnh đó, những người đi trước cũng đã xây dựng cộng đồng Mobihome để chia sẻ kinh nghiệm, giúp phong trào ngày càng phát triển tại Việt Nam.
Mình nghĩ vướng mắc chủ yếu là việc đăng kiểm nhà di động, bởi hiện tại công đoạn này đang bị tạm dừng nên các xe Mobihome đều phải đăng kiểm là xe tải van. Mình đã tìm hiểu rất kỹ khi lên thiết kế nên chưa từng gặp sự cố hay vấn đề về pháp luật.
Ngoài ra, địa hình tại các địa điểm đẹp của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế cho xe Mobihome. Chiếc Mobihome của mình là loại 16 chỗ dẫn động 1 cầu, do đó xe vừa phải chở rất nặng, vừa gặp nhiều khó khăn khi di chuyển tới các địa điểm đẹp như thác, suối, bờ biển…
Ở nước ngoài, người chơi Mobihome có rất nhiều bãi cắm trại riêng mà Việt Nam chưa có. Những khu này đều rất tiện lợi, gần gũi với thiên nhiên, thậm chí còn trang bị điện, nước đầy đủ. Hơn nữa, cộng đồng chơi Mobihome tại nước ngoài rất thân thiết, gắn kết với nhau, rất cởi mở khi chia sẻ kinh nghiệm về niềm đam mê Mobihome của họ.
Nếu bạn ngủ qua đêm, bạn sẽ cần đề phòng cảnh giác cao hơn. Chẳng hạn, rắn và côn trùng sẽ lên rất nhiều vào mùa mưa, hoặc bạn có thể gặp kẻ gian khi đi du lịch ở những vùng sâu, vùng xa.
Giải pháp của gia đình mình là đưa 1 bạn chó Becgie đi cùng trong mỗi chuyến du lịch. Bạn chó này sẽ nhận biết những nơi có rắn, hoặc ngồi ngay trước cửa xe để trông chừng. Xe có lắp quạt thông gió 2 chiều nhưng nhà mình luôn mở cửa xe để ngủ cho thoáng khí. Hoàn thiện xe từ tháng 3, từ đó tới nay gia đình đã đi được trên dưới 15 địa điểm du lịch như Đồng Mô, bản Tả Van trên Sa Pa, hoặc chuyến đi gần nhất tới thác Mưa Rơi, thác 7 tầng ở Thái Nguyên… và đều qua đêm an toàn nhờ giải pháp này.
Nếu không có một chú chó, bạn nên dừng xe trước trạm xăng, ngân hàng, trạm thu phí hoặc đồn công an vì những địa điểm đó luôn có người hoặc có bảo vệ.
Chiếc xe của mình là Mercedes-Benz Sprinter 2007, có giá khoảng 160 triệu đồng đã bao gồm chi phí hạ tải. Mình tốn thêm tầm 30 triệu đồng tiền sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu sau khi mua về, 100 triệu đồng để đầu tư nội thất. Tổng chi phí rơi vào khoảng 280 – 290 triệu đồng. Thế nên, bạn không cần quá khá giả để có thể ra nhập vào bộ môn này.
Mình chưa từng coi đây là 1 loại tiêu sản, thay vào đó, mình nghĩ đây là một khoản đầu tư có lãi. Phần lãi mình có được chính là những trải nghiệm vô giá khi các con được sống hòa mình với thiên nhiên, giống như chính thế hệ của mình ngày trước. Bên cạnh đó còn là những kỷ niệm đẹp về những hành trình cùng gia đình trên khắp các địa danh của đất nước.
Ảnh: Phúc Thành, NVCC
Video: Cấn Hưng
Thiết kế: Tiêng Tiêng
Ông bố Hà Nội chi 280 triệu sửa ô tô cũ thành nhà di động đưa vợ con du lịch
Từ khi thiết kế căn nhà di động, gia đình nhỏ của anh Sơn đã thực hiện được gần 10 chuyến đi, đưa các con đi khám phá mọi miền Tổ quốc.
Không còn tất bật, sắp xếp, soạn sửa đồ đạc mất hàng tiếng đồng hồ như trước hay chần chừ, đắn đo lựa chọn địa điểm đến mỗi khi đi du lịch, giờ đây cả gia đình anh Lương Lam Sơn (34 tuổi) và chị Trần Thu Thảo (32 tuổi) ở Hà Nội có thể xách vali lên và đi bất cứ lúc nào và có thể đi bất cứ đâu nhờ có căn nhà di động chỉ vỏn vẹn 6m2 vô cùng tiện ích.
Tổ ấm nhỏ gia đình anh Lam Sơn và ngôi nhà di động.
Kết hôn vào năm 2014, sau 7 năm hiện nay tổ ấm nhỏ của anh Sơn và chị Thảo có 2 nhóc tỳ vô cùng đáng yêu, bé Kem 6 tuổi, bé Kay 4 tuổi. Cũng giống như nhiều gia đình có con nhỏ khác, trước mỗi chuyến đi du lịch, vợ chồng anh chị phải chuẩn bị rất nhiều, đặc biệt tâm thế đi du lịch khi có con nhỏ thiên về nghỉ dưỡng hơn là khám phá. Chưa kể, lịch trình di chuyển luôn bị phụ thuộc vào máy bay và các con nên ảnh hưởng rất nhiều trong mỗi chuyến đi. Vậy nên anh đã quyết định thiết kế ngôi nhà di động để có thể cùng gia đình thỏa mãn sở thích khám phá, đi mọi nơi mọi lúc mà không phải đắn đo.
Anh Sơn chia sẻ: "Trước khi có con, 2 vợ chồng mình hay đi du lịch bằng xe máy. Còn khi có 2 đứa, nhà mình thường di chuyển bằng máy bay, đồ đạc khá lỉnh kỉnh. Các bé đi du lịch thường ở khách sạn là thức còn đi ra ngoài tham quan khám phá là lăn ra ngủ nên mình thường đi xe máy với bạn bè còn để vợ ở nhà trông con. Kể từ khi có chiếc mobihome này cả gia đình mình đã thực hiện được khoảng 7-8 chuyến đi rồi".
Gia đình anh đã thực hiện được 7-8 chuyến đi kể từ khi có ngôi nhà di động này.
Chia sẻ về ý tưởng thực hiện căn nhà di động, anh Sơn cười cho biết, anh có ý tưởng từ hồi còn bé xíu khi hay xem những bộ phim Mỹ. Anh rất ngưỡng mộ người ở đó có những chiếc xe như một ngôi nhà và có thể sống một cuộc sống tự do, tự tại.
Ý tưởng này được anh thúc đẩy thực hiện khi việc đi du lịch bằng xe máy với bạn bè gặp nhiều vấn đề. Đặc biệt, anh thấy áy náy vì để vợ ở nhà trông 2 con và rất nhớ các con mỗi khi đi xa. Chính vì vậy, anh đã quyết định hoàn thiện ngôi nhà di động để đưa cả gia đình đi du lịch, khám phá đất nước Việt Nam tươi đẹp.
Nhờ căn nhà di động mà cả gia đình anh cùng nhau đi du lịch, khám phá Việt Nam tươi đẹp.
Để làm ngôi nhà trên ô tô, vợ chồng anh Sơn gặp khá nhiều khó khăn. Vì lần đầu tiên làm nên kiến thức của 2 vợ chồng anh hầu như bằng không. Anh Sơn phải xem rất nhiều clip chế tạo xe từ nước ngoài rồi tổng hợp lại để tìm những điều phù hợp với điều kiện ở Việt Nam áp dụng vào. Và để lên ý tưởng anh đã phải mất 2 tháng trời tìm hiểu và mất khoảng 15 ngày để đặt hàng, ship hàng từ nước ngoài về để chuẩn bị thi công chiếc xe.
Chia sẻ về những khó khăn khi cải tạo chiếc xe ô tô như một ngôi nhà nhỏ, anh Sơn bộc bạch, vợ chồng anh gặp rất nhiều khó khăn vì kiến thức làm gỗ, hệ thống điện của cả 2 không có là bao. Rất may nhờ có sự giúp đỡ của bố với kinh nghiệm cắt đá, làm trong ngành xây dựng, ông đã giúp anh làm nội thất, cắt gỗ, làm tủ, làm ghế sofa,...
"Thời điểm mình làm cũng là vào dịp Tết nguyên đán, và bố mình cũng chỉ ở Hà Nội trong 1 thời gian ngắn vì đang phải làm công trình trong Sài Gòn. Phải nói việc đi mua nguyên vật liệu vào thời điểm đó cũng khá khó khăn, và phải bố trí làm sao để làm trong 15 ngày. Nhưng rất may chiếc xe cũng hoàn thiện vừa kịp thời điểm ông vào lại trong Nam làm việc" , anh Sơn cười cho hay.
Bố anh giúp trong phần làm nội thất.
Hình ảnh trước và sau khi cải tạo chiếc xe ô tô.
Vì diện tích thi công hẹp chỉ vỏn vẹn 6m2 nên tất cả các chi tiết, vật dụng anh Sơn phải thiết kế sao cho kiêm rất nhiều công dụng tính năng. Chiếc sofa của anh cũng phải vừa kiêm tính năng giường cho các con vừa phải làm tủ để chứa hệ thống điện nước và chứa cả tủ lạnh.
Đặc biệt, anh phải thiết kế sao để có thể ngủ 2 người lớn, 2 trẻ em một cách thoải mái và an toàn nhất. Chính vì thế ngoài những đồ đạc thiết yếu như bàn, ghế, phòng bếp để nấu nướng, vòi hoa sen, nhà vệ sinh, anh phải bố trí quạt chuyên dụng để hút không khí từ ngoài vào đảm bảo lượng oxy ở mức an toàn. Ngoài ra, điện nước là 2 vấn đề thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày nên khi thiết kế anh cũng phải đặc biệt lưu ý 2 vấn đề này.
"Với hệ thống điện, mình phải sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện năng nhất để tránh lãng phí nguồn điện. Vì vậy nhà mình chỉ dùng các thiết bị dùng điện 12v.
Nhà mình sử dụng bình Lithium để tích trữ điện và sử dụng hệ thống điện lưới để sạc vào bình mỗi khi chuẩn bị đi đâu. Một bình như này sẽ dùng thoải mái được khoảng 2 đêm nên thường các chuyến đi của mình sẽ đi khoảng 3 ngày 2 đêm là mình đi về.
Về hệ thống nước thì nhà mình sử dụng 4 can nước loại 30l và sử dụng máy bơm 12v để bơm. Với 120l nước như vậy, mùa đông có thể sử dụng được 4-5 ngày còn mùa hè sẽ sử dụng được 2-3 ngày. Khi hết nước mình dùng vòi bơm lại, rất tiện lợi", anh Sơn chia sẻ.
Chia sẻ về vấn đề đảm bảo an toàn khi ô tô di chuyển nhiều, anh Sơn cho hay, xe bán tải có vách ngăn kiên cố ngăn giữa khoang hàng và khoang lái. Khi di chuyển tất cả các thành viên trong gia đình anh sẽ ngồi trên khoang lái, thắt dây bảo hiểm để đảm bảo an toàn và tham gia giao thông đúng luật. Ngoài ra, các đồ đạc trong xe đều được cố định lại với khung hoặc gầm của xe nên rất an toàn. Nhờ trước khi làm tính toán được hết những vấn đề trên nên anh đã lên bản thiết kế phù hợp cho căn nhà di động của mình.
Trên xe anh còn bố trí nơi làm việc để ngoài thời gian chạy xe, anh sẽ ghi hình làm và đăng lên các nền tảng xã hội giúp kiếm thêm thu nhập. Không gian làm việc được anh đặt giáp với vách ngăn bao gồm 1 bàn thông minh và bộ ghế sofa có thể mở ra thành giường cho các con nằm. Ngồi làm việc ở đây, anh có thể ngắm bao quát tất cả các hướng để có cảm hứng lấy ý tưởng làm các vlog thú vị hơn và hay hơn.
Chỉ vỏn vẹn 6m2 nhưng vô cùng đa zi năng.
Được biết, anh Sơn mất 15 ngày thi công căn nhà đặc biệt này. Chi phí của căn nhà khoảng 280 triệu bao gồm chi phí mua xe, hạ tải và mang đi đại tu, bảo dưỡng.
"Cả nhà mình đều rất vui khi hoàn thiện chiếc xe này vì nó giúp nhà mình đạt được 2 mục đích. Mục đích thứ nhất là giúp các con rèn luyện thói quen luôn tìm tòi, khám phá những cái mới. Các con sẽ bạo dạn hơn và sức đề kháng của các con do được rèn luyện nên sẽ tăng cao hơn. Thêm nữa cũng giúp các con hạn chế xem điện thoại, internet...
Mục đích thứ 2 cũng giúp nhà mình truyền đạt được thông điệp Cắm trại không để lại rác thông qua những clip trên kênh youtube của nhà mình, qua đó cũng giúp người xem có ý thức bảo vệ môi trường hơn, cắm trại một cách văn minh hơn", anh Sơn cười.
Mọi đồ đạc đều có nhiều tính năng.
Nhờ có căn nhà di động này mà mỗi chuyến đi của gia đình anh Sơn thú vị hơn rất nhiều. Thay vì ở khách sạn, gặp đa số khách du lịch, các bé nhà anh được tiếp xúc nhiều hơn với người dân bản địa, hiểu được lối sống, phong tục tập quán của những vùng sẽ tới và biết được đất nước Việt Nam tươi đẹp chừng nào. Đặc biệt hơn cả, gia đình anh được hạnh phúc bên nhau dù đi bất cứ đâu.
Dù diện tích nhỏ nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi.
Biến máy bay thành nhà di động để đi du lịch Phần lớn chi tiết của ngôi nhà di động được làm từ chiếc máy bay cũ, phục vụ sở thích đi chu du và hiện thực hóa mơ ước từ nhỏ của Gino Lucci (Mỹ). Năm 2019, cựu binh không quân Mỹ Gino Lucci mua chiếc máy bay Douglas DC-3 sản xuất từ năm 1943 với giá bằng một chiếc ôtô đã qua...