Giấu nhẹm gần 5 tỷ đồng nhưng mới chỉ giao nộp phần nhỏ
Hôm nay (26-10), Phạm Hải Bằng nguyên Phó giám đốc BQL Các dự án đường sắt cùng 5 bị cáo từng là cán bộ thuộc ngành đường sắt bị đưa ra Tòa án Hà Nội xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Phối cảnh đường sắt đô thị trên cao, tuyến số 1, theo thiết kế
Cụ thể, nhóm cựu cán bộ dự án đường sắt bị đưa ra tòa xét xử gồm: Phạm Hải Bằng (SN 1969, trú tại số 6, ngõ 294/4 phố Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội) – nguyên Phó giám đốc BQL Các dự án đường sắt (viết tắt là RPMU); Nguyễn Nam Thái (SN 1977, trú tại phố Nguyễn Khang, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) – cựu Trưởng phòng Dự án 3 (RPMU); Trần Văn Lục (SN 1958, trú tại phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa) – nguyên Giám đốc RPMU; Trần Quốc Đông (SN 1964, trú tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân) – nguyên Giám đốc RPMU, nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; Nguyễn Văn Hiếu (SN 1962, trú tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) – nguyên Giám đốc RPMU và Phạm Quang Duy (SN 1975, ở phường Khương Đình, quận Thanh Xuân) – cựu Phó giám đốc RPMU.
Tất cả đều bị xem xét về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, theo khoản 3, Điều 281-BLHS. Để đảm bảo cho công tác tố tụng được công khai, minh bạch và thuận lợi, mới đây, TAND TP Hà Nội đã có quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với 4/6 bị cáo từ cho tại ngoại sang tạm giam. Cụ thể, các bị cáo bị áp dụng biện pháp tạm giam là: Trần Văn Lục, Trần Quốc Đông, Nguyễn Văn Hiếu và Phạm Quang Duy. Dự kiến, vụ án sẽ được tiến hành xét xử trong ngày 26 và 27-10.
Theo đó, cáo trạng của VKSND cấp cao tại Hà Nội xác định, từ tháng 9-2009 đến tháng 2-2014, với cương vị là Phó Giám đốc BQL Các dự án đường sắt, kiêm Chủ nhiệm Dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1, tuyến Yên Viên – Ngọc Hồi, giai đoạn 1), Phạm Hữu Bằng đã trực tiếp thỏa thuận với các nhà thầu do Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (gọi tắt là JTC) làm đại diện để nhận về 11 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền này được Bằng lấy danh nghĩa là kinh phí hỗ trợ triển khai dự án từ phía các nhà thầu.
Tuy nhiên, trên thực tế hàng chục tỷ đồng ép buộc các nhà thầu thi công phải “cống nạp” ấy đều được Bằng cùng các đồng phạm chi dùng vào các việc không có trong danh mục liên quan đến dự án đường sắt đô thị như: chi lễ ký kết hợp đồng, tiếp khách, in ấn tài liệu, hội họp, đi lại, lễ tết, làm ngoài giờ và hỗ trợ cho cán bộ, nhân viên đi nghỉ mát… Đánh giá của VKSND cấp cao chỉ rõ, hành vi buộc các nhà thầu thi công đường sắt đô thị trên cao phải chi thêm tiền ngoài hợp đồng để sử dụng vào mục đích vụ lợi tập thể đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm suy giảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ hợp tác giữa nước ta và Nhật Bản trong việc sử dụng nguồn vốn ODA.
Quá trình điều tra, cơ quan công an đã làm rõ, mặc dù không bàn bạc hay chỉ đạo gì về số tiền cấp dưới nhận trái phép từ các nhà thầu thi công, nhưng trong thời gian làm Giám đốc RPMU, Trần Văn Lục, Trần Quốc Đông và Nguyễn Văn Hiếu đều đã được Phạm Hải Bằng báo cáo rõ về nguồn gốc số tiền bất chính. Tuy nhiên, thay vì có biện pháp ngăn chặn hoặc báo cáo lên chủ đầu tư để xử lý cán bộ sai phạm thì các cựu giám đốc nêu trên lại “lặng thinh” và trong những dịp lễ, Tết còn đều đặn nhận tiền được trích ra từ nguồn thu nhập bất chính.
Video đang HOT
Riêng đối với Phạm Hải Bằng, trong số 11 tỷ đồng mà RPMU có được từ việc gợi ý các nhà thầu, ông ta đã “đút túi” 4,8 tỷ đồng. Khi vụ án bị phanh phui, cựu Phó giám đốc BQL Các dự án đường sắt này lấp liếm rằng đã dùng phần lớn số tiền này làm tài sản riêng để tiếp khách, ngoại giao, song không hề có bất kỳ tài liệu gì chứng minh. Cũng chính vì thế mà Phạm Hải Bằng đã nhận trách nhiệm về số tiền 4,8 tỷ đồng bất chính. Vậy nhưng quá trình giải quyết vụ án đến nay, đối tượng này mới chỉ giao nộp 970 triệu đồng cùng 7.000 USD.
Với điều luật (khoản 3, Điều 281-BLHS) bị đưa ra truy tố và xét xử, nếu Phạm Hải Bằng cùng đồng phạm bị tòa án quy kết vào tội danh, khung khoản này thì mức án cao nhất có thể phải nhận là 15 năm tù giam. Ngoài ra, các bị cáo còn có thể bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, quyền hạn nhất định từ 1 năm đến 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt chính và bị phạt tiền từ 3 triệu đến 30 triệu đồng.
Theo_An ninh thủ đô
6 cán bộ đường sắt nhận hối lộ từ JTC bị đề nghị truy tố
Sáu bị can bị truy tố về tội danh "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Ngày 4/6, Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã chuyển hồ sơ sang Viện KSND Tối cao đề nghị truy tố 6 bị can nguyên là cán bộ Ban quản lý dự án đường sắt (RPMU- Tổng công ty Đường sắt VN).
Sáu bị can này bị truy tố về tội danh "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Báo chí Nhật nói về vụ hối lộ 16 tỉ đồng và dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi, một trong những dự án sử dụng vốn ODA Nhật Bản - Ảnh: Quang Thế & các trang tin báo mạng của Nhật
Đề nghị trên được Cơ quan CSĐT đưa ra sau khi hoàn tất kết luận điều tra vụ việc Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) đã chi một khoản tiền hối lộ cho cán bộ ngành đường sắt trong quá trình thực hiện dự án "Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1 - giai đoạn I" bằng vốn ODA của Nhật Bản.
Sáu người bị đề nghị truy tố gồm: Trần Quốc Đông (51 tuổi) - nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN), nguyên Giám đốc RPMU; Phạm Hải Bằng (46 tuổi), Phạm Quang Duy (40 tuổi), Trần Văn Lục (57 tuổi), Nguyễn Văn Hiếu (53 tuổi) đều là nguyên Giám đốc RPMU; và Nguyễn Nam Thái (38 tuổi) nguyên Trưởng phòng dự án 3 - RPMU.
Qua điều tra, Cơ quan CQĐT kết luận vào khoảng tháng 9/2009 trong quá trình thống nhất các điều khoản của hợp đồng tư vấn thiết kế kỹ thuật với nhà thầu JTC, ông Phạm Hải Bằng (lúc đó là Chủ nhiệm dự án) đã đề cập một số khó khăn của RPMU về chi phí triển khai dự án với đại diện JTC và phía JTC đồng ý hỗ trợ một khoản kinh phí.
Sau khi có thoả thuận trên, ông Bằng thông báo cho Phạm Quang Duy (lúc đó là Trưởng phòng dự án 3 - RPMU) cùng Nguyễn Nam Thái biết để thực hiện. Từ tháng 9/2009 đến tháng 2/2014, Duy và Thái nhiều lần được ông Bằng giao đi nhận hỗ trợ từ phía nhà thầu với tổng số tiền 11 tỉ đồng.
Khoản tiền trên được ba người chia nhau quản lý, sử dụng: Phạm Hải Bằng giữ 4,8 tỉ đồng; Nguyễn Nam Thái giữ 3,4 tỉ đồng, Phạm Quang Duy giữ 2,8 tỉ đồng.
Ba người này khai nhận đã sử dụng số tiền trên vào chi phí tổ chức lễ ký kết hợp đồng, tiếp khách, đối ngoại, hội họp, tổ chức cho Tổ dự án và RPMU đi nghỉ mát...
Tuy nhiên, các khoản chi nói trên đều không có chứng từ, sổ sách.
Theo Cơ quan CSĐT, ông Bằng khai đều báo cáo với các ông Trần Văn Lục, Trần Quốc Đông, Nguyễn Văn Hiếu (Giám đốc RPMU các thời kỳ) khi chi khoản tiền trên dù những người này không chỉ đạo gì về việc sử dụng tiền.
Ông Bằng cũng khai nhận đã trích từ nguồn tiền hỗ trợ của JTC để đưa cho ông Trần Quốc Đông 30 triệu đồng, ông Trần Văn Lục 100 triệu đồng và ông Nguyễn Văn Hiếu 50 triệu đồng vào dịp Tết.
Cơ quan CSĐT cũng cho biết sau khi bị bắt giam, ông Bằng đã tự nguyện nộp lại 970 triệu đồng, 7.000 USD và 2 sổ tiết kiệm trị giá hơn 900 triệu đồng để khắc phục hậu quả.
Vào ngày 20/3/2014, báo The Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) đưa tin JTC chi 80 triệu yen (782.640 USD) cho các cán bộ thuộc Tổng công ty Đường sắt VN. Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị có liên quan rà soát.
Ngày 24/3/2014, Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện KSND tối cao, Bộ GTVT, Bộ Ngoại giao chủ động xác minh và liên hệ với các cơ quan chức năng phía Nhật Bản để thu thập hồ sơ tài liệu về việc chủ tịch JTC khai báo đưa hối lộ cho cán bộ thuộc Đường sắt VN.
Đến tháng 4/2014, Bộ Ngoại giao đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thông tin có 3 người đã nhận 69,9 triệu Yên Nhật (tương đương 11 tỉ đồng) của JTC để thực hiện gói thầu tư vấn kỹ thuật dự án Đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1, giai đoạn I.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an phối hợp với Bộ GTVT tiến hành điều tra xác minh, làm rõ thông tin về việc JTC đã chi một khoản tiền hối lộ cho một số lãnh đạo ngành ĐSVN trong quá trình thực hiện dự án "Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1- giai đoạn I" bằng vốn ODA của Nhật Bản.
Đến 9/5/2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an thông báo đã khởi tố vụ án hình sự về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" (theo Điều 281 Bộ luật Hình sự) và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" (theo Điều 285 Bộ luật Hình sự) xảy ra tại RPMU.
Đồng thời, khởi tố bị can, ra lệnh bắt, khám xét đối với Trần Quốc Đông, Phạm Hải Bằng, Phạm Quang Duy, Nguyễn Nam Thái, Trần Văn Lục, Nguyễn Văn Hiếu./.
Theo Minh Quang
Theo_VOV
Nhận "lót tay" 11 tỷ đồng, 6 cựu quan chức đường sắt sắp hầu tòa Ngày 23/6, Viên KSND Tôi cao đa tông đat cao trang truy tô 6 bi can nguyên la lanh đao Ban quan ly cac dư an đương săt (RPMU) thuộc Tông công ty đường sắt Viêt Nam. Hành vi của các đối tượng đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm ngưng trệ dự án Cac bi can cung bi truy tô...