Giấu ma túy trong hàng hóa vận chuyển về Việt Nam
Ngày 26/01/2015, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trần Thị Kim Chi (SN 1968, quê Hải Dương) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”. Chi là mắt xích quan trọng của đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia.
Theo hồ sơ vụ án, Trần Thị Kim Chi quen biết với một người đàn ông da đen tên là Simon( chưa xác minh được lai lịch). Simon đặt vấn đề nhờ Chi vận chuyển hàng ăn cắp mẫu mã bản quyền từ nước ngoài vào Việt Nam. Chi đã nhiều lần thuê Nguyễn Thị Lý (SN 1972, ngụ TP. HCM) và Nguyễn Thị Hoàng Lan (SN 1968, ngụ Bình Phước) vận chuyển hàng cho Simon với số tiền thuê 10 triệu đồng/chuyến. Vào khoảng tháng 6/2012, Chi và Lan phát hiện Simon giấu ma túy vào hàng vận chuyển. Tuy nhiên, do lóa mắt trước đồng tiền bất chính, Chi, Lý và Lan vẫn tiếp tục vận chuyển ma túy cho Simon.
Vào hồi 15h15 chiều 20/07/2012, Lý nhập cảnh vào Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất. Trong quá trình kiểm tra hành lý, lực lượng Hải quan phát hiện trong túi du lịch của Lý có chứa 1 bức tượng nhựa hình mặt voi, bên trong chứa chất rắn màu trắng sữa và nhiều cuộn chỉ có giấu túi ni lông chứa tinh thể màu trắng bên trong lớp chỉ.
Qua giám định cho thấy số tinh thể màu trắng chứa trong 35 cuộn chỉ thu của Nguyễn Thị Lý là Methamphetamine có tổng trọng lượng trên 4,15kg. Riêng chất màu trắng sữa chứa trong bức tượng nhựa hình mặt voi không tìm thấy thành phần các chất ma túy thường gặp.
Bị cáo Chi tại phiên tòa
Video đang HOT
Qua truy xét, Lý khai nhận Trần Thị Kim Chi là người thuê Lý vận chuyển số hàng trên với số tiền 10 triệu đồng. Ngay khi cơ quan chức năng đang xác minh, Lý nhận được cuộc gọi từ Chi để trao đổi về việc giao số hàng trên. Được sự vận động của cơ quan điều tra, Lý đã đồng ý hợp tác với lực lượng chức năng, Lý hẹn Nguyễn Thị Hoàng Lan đến Bệnh viện Thống Nhất để nhận chiếc túi du lịch có chứa ma túy. Cơ quan điều tra đã mật phục, bắt giữ Lan. Lan khai nhận được Chi thuê để vận chuyển ma túy. Sau khi Lý và Lan bị bắt, Chi biết hành vi phạm tội đã bại lộ liền bỏ trốn sang Thái Lan và bị cơ quan điều tra phát lệnh truy nã.
Ngày 19/07/2013, TAND TPHCM đã mở phiên tòa xét xử, tuyên phạt Nguyễn Thị Hoàng Lan mức án tử hình, Nguyễn Thị Lý mức án chung thân về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
Ngày 12/08/2014, Trần Thị Kim Chi từ Thái Lan về Việt Nam và bị cơ quan điều tra phát hiện, bắt tạm giam.
Trước vành móng ngựa, Chi thành khẩn khai báo toàn bộ hành vi phạm tội. Chi xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt vì hoàn cảnh của bị cáo khá bi đát, một mình nuôi dưỡng 5 con, nhỏ nhất mới 13 tuổi. Cân nhắc các tình tiết, HĐXX tuyên phạt Chi mức án chung thân về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.
Theo Công lý
Tháng "củ mật": Cảnh giác đề phòng tai nạn, trộm cắp
Tháng Chạp còn gọi là tháng "củ mật", nhu cầu đi lại, mua sắm những ngày giáp tết, trong tết tăng. Do vậy, cần nâng cao cảnh giác, đề phòng tai nạn, trộm cắp.
Tại sao lại gọi tháng Chạp là tháng "củ mật"?
Tháng Chạp, theo cách gọi dân gian- "tháng củ mật", là thời điểm năm hết Tết đến, cũng là thời điểm kẻ xấu lợi dụng sự sơ hở của mọi người để trộm cướp. "Củ" là củ soát, kiểm soát, còn "mật" là cẩn mật, nghĩa là kiểm soát cẩn mật. Xưa kia, cứ đến tháng Chạp, các quan phủ thường hay nhắc nhở những người dân cần cẩn mật, các tuần đinh phải tăng cường kiểm soát cẩn mật để phòng ngừa đạo chích.
Cho đến nay, tháng Chạp vẫn được coi là "tháng củ mật". Ngoài ra, "tháng củ mật" còn bị xem là tháng hay bị xui xẻo, dễ mất mát tiền của, hay bị "tai bay vạ gió", có khi hao người tốn của với những lý do hết sức khác nhau nhưng thường được cho là... đen và đắng như Củ Mật.
Anh minh hoa
Tháng 12 âm lịch, nhất là những ngày giáp tết, hầu hết ai cũng luôn luôn có việc, phải đi lại thường xuyên, thức khuya, dậy sớm, khách đến nhà chơi, đến giải quyết công việc nhiều nên thường gây nên trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, buồn ngủ.
Vậy nên, hầu hết xong việc đặt lưng là ngủ say, nhiều khi ngồi cũng có thể ngủ ngon lành, cổng, cửa đôi khi quên cả khóa, xe quên cả cho vào nhà, đồ dùng quên cả cất dọn, thêm nữa là nhu cầu mua sắm những ngày giáp tết tăng, thường xuyên mang tiền trong người. Do vậy, nếu cảnh giác không cao sẽ là cơ hội "ngàn vàng" cho đạo chích lộng hành, đen đủi như mất tiền, mất của dễ xảy ra.
Tháng Củ Mật đồng nghĩa với tiệc tùng gia tăng, cần thận trọng khi đã uống bia rượu. Cuối năm, thời tiết hanh khô cộng với nhiều hoạt động vui chơi giải trí, tại nơi tập trung đông người rất dễ xảy ra cháy, nổ...
Đề phòng tai nạn giao thông, trộm cắp tháng "Củ mật"
Vấn đề cảnh giác, đề phòng tai nạn giao thông dịp Tết cần phải được đặt lên hàng đầu. Cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Số liệu thống kê cho thấy, 3 ngày đầu nghỉ tết Dương lịch 2016, trên toàn quốc đã xảy ra 124 vụ tai nạn giao thông, làm chết 65 người, bị thương 94 người.
Tháng 12 âm lịch, nhu cầu mua sắm những ngày giáp tết tăng, thường xuyên mang tiền trong người. Do vậy, nếu lơi là sẽ là cơ hội "béo bở" cho đạo chích lộng hành, đen đủi như mất tiền, mất của dễ xảy ra. Có nhiều sự việc dẫn đến hậu quả đau lòng đã xảy ra thời gian qua vì trộm cắp. Ví như vụ hung thủ Trần Văn Hơn, (sinh năm 1998, ngụ ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới) sát hại bé gái 13 tuổi để cướp điện thoại di động hồi tháng 6. Hay như gần đây, ngày 7/1 đã xảy ra vụ cướp ô tô chở vàng táo tợn ngay trước cửa nhà ở Hà Nội...
Bên cạnh đó, người dân cũng cần cảnh giác cao độ khi mua hàng bởi thị trường hiện nay đang tràn lan hàng giả, hàng kém chất lượng. Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã phanh phui hàng loạt vụ việc chấn động vì thực phẩm bẩn, găm hàng chờ Tết, hàng nghìn lọ mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả,...
Theo Sưc khoe công đông
Hoang mang thông tin kẻ xấu ép học sinh tiểu học dùng ma túy Công an quận Lê Chân (TP.Hải Phòng) đang vào cuộc điều tra nghi án một số kẻ nhẫn tâm dụ dỗ các em học sinh lớp 4, lớp 5 trường tiểu học Dư Hàng (quận Lê Chân) sử dụng ma túy, sau đó ép các cháu về nhà trộm tiền để đưa cho chúng. Phụ huynh học sinh đuổi bắt một đối tượng...