Giấu giếm và ngụy biện đến bao giờ?
Tại hội thảo tổng kết, đánh giá mười năm thực hiện đề án lệch ca, lệch giờ của ngành giáo dục, ngành này khẳng định từ khi thực hiện đề án, tình trạng ùn tắc giao thông (UTGT) trước cổng trường giờ tan học đã giảm hẳn, thậm chí là không còn.
Nhưng chỉ cần nhìn vào thực tế UTGT ở TP.HCM thì thấy khẳng định trên đó có cái gì đó sai sai, nếu không muốn nói thẳng là giấu giếm và nguỵ biện. Bởi, ở TP.HCM nếu từng đưa con đi học thì ai cũng quen với cảnh phụ huynh lẫn học sinh chen chúc dưới lòng đường, trên vỉa hè để di chuyển từng tí trước cổng trường giờ tan học. Đơn cử, con đường Đặng Văn Ngữ (Q. Phú Nhuận), vốn bình yên cả ngày nhưng khi tan trường – đường này có hai ngôi trường cấp 1 và cấp 3 – thì chỉ có thể nói là kẹt không lối thoát. Hay con đường Ngô Thời Nhiệm (Q.3) cả ngày vắng bóng xe, nhưng khi trường Marie Curie tan học thì coi như đường là của học sinh, của hàng rong, gây UTGT nghiêm trọng. Nhìn ra các quận xa trung tâm cũng tương tự, cứ hễ trường THCS Nguyễn Văn Luông (Q.6) tan là gần như con đường trước cổng trường ken đặc người, xe…
Bình Tân dân cư chưa nhiều mà kẹt xe trước cổng trường vẫn tồn tại, nói gì các khu trung tâm.
Đến ngay cả các đơn vị bạn cũng không thể chấp nhận khẳng định trên của ngành giáo dục TPHCM. Đơn cử, sở Giao thông vận tải TP.HCM cho rằng, các trường học ở thành phố đều nằm dọc theo các tuyến đường, thậm chí trên một con đường có đến hai hoặc ba trường học. Mặt khác, khi đón con, nhiều phụ huynh có tâm lý nôn nóng, muốn đón thật nhanh, dẫn đến tình trạng nhiều người cố chen cho được vào sát cổng trường, gây ra tình trạng hỗn loạn. Thế nên tình trạng kẹt xe giờ tan học cứ tái diễn, mặc dù ngành giáo dục áp dụng học lệch ca lệch giờ.
Nói đến chuyện “không dám nhìn vào sự thật” của ngành giáo dục thì nghĩ cũng nên nhắc lại chuyện đạo đức công vụ. Nếu là người thường xuyên theo dõi thông tin trên phương tiện truyền thông, thì ắt ai cũng đã từng đọc qua các câu nói kiểu như: “Đa số cán bộ đều tốt, chỉ một vài người chưa tốt” hay “Chỉ vài con sâu làm rầu nồi canh”… Đúng là hiện tại có rất nhiều cán bộ tốt trong lúc thực thi công vụ, nhưng nếu nói chỉ có một vài người chưa tốt là nói chưa hết, chưa đủ, còn giấu giếm. Cái này, xin nói thẳng nó xuất hiện nhiều nhất ở việc làm thủ tục liên quan đến đất đai. Bạn hãy thử tự đi chuyển mục đích sử dụng đất hay sang tên sổ đỏ, sổ hồng là sẽ thấy ngay. “Hẹn – bận họp – hẹn – bận họp” là điệp khúc mà bạn phải nghe. Thế nhưng, khi bỏ ra số tiền kha khá nhờ “cò” thì thủ tục phải nói là chạy “vèo vèo”. Nói như vậy để thấy cái sự cán bộ nhũng nhiễu, lạm quyền có nhiều lắm chứ không phải là một vài người đâu. Hay, những câu chuyện oan án, khi bị phanh phui thì chỉ xin lỗi và bồi thường, sau đó, kết lại là do một vài cán bộ yếu kém mới gây ra cơ sự trên, chứ họ thi hành công vụ luôn vì lợi ích chung!…
Không ai phủ nhận tính hiệu quả của đề án “lệch ca, lệch giờ”, cũng như không ai phủ nhận những kết quả đạt được trong công việc cải cách thủ tục hành chính; và cũng không ai phủ nhận được những thành tích trong công tác bảo vệ an ninh tổ quốc, phòng chống tham nhũng… Thế nhưng, hiệu quả đến đâu, các ngành, các cơ quan liên quan cũng cần phải thẳng thắn đánh giá toàn diện, để tìm ra lỗ hổng đích xác. Từ đó, mới mong nhìn ra cách khắc phục và giải quyết triệt để; còn bằng không thì cái hư, cái xấu vẫn cứ thế tồn tại từ cái sự giấu giếm mà ra.
Theo Quân Minh ( Thế Giới Tiếp Thị)
Tranh thủ lau xe, chợp mắt trên Quốc lộ 6 tắc dài do mưa lũ
Mưa lũ khiến đoạn đường trên Quốc lộ 6 - địa phận qua huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) bị ngập nặng. Các phương tiện khó khăn di chuyển dẫn đến ùn tắc hàng giờ đồng hồ. Trong luc "tiên thoai lương nan", các tài xế ngao ngán ngồi lau xe hay tranh thu chơp măt đê "đôt" thơi gian.
Video đang HOT
Chiều 11.10, trên Quốc lộ 6 - địa phận qua huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình xảy ra ùn tắc kéo dài tơi 2km nhiều giờ đồng hồ do mưa, lũ.
Khung cảnh lộn xộn do các lái xe luôn muốn tiến lên phía trước tại khu vực ngã ba Đông Dương (thị trấn Lương Sơn).
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Vũ Chi - Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn cho biết, chiều nay do mưa lớn khiến Quốc lộ 6 - đoạn qua địa phận huyện Lương Sơn có hai đoạn bị ngập nặng (đoạn khu chợ Lương Sơn và khu Bãi Lạng). Do đó, lượng xe bị ùn ứ khoảng hơn 2 giờ đồng hồ.
Theo quan sát của PV, nhiều phương tiện, đặc biệt là xe máy cố gắng đi qua đoạn đường nươc chay xiêt tại ngã 3 Đông Dương (nước từ khu trung tâm Đông Dương chảy xuống khu chợ) đã bị ngã, đổ xe.
Sau khi chật vật vượt qua được đoạn ngập, các phương tiện len lỏi, luồn lách qua các khe của các xe ô tô bị ùn tắc ơ phía lan bên kia.
Chủ tịch huyện Lương Sơn cho hay, để đảm bảo không xảy ra tình trạng ùn ứ kéo dài, lưc lượng Công an huyện đã kịp thời có mặt điều tiết giao thông, hướng dẫn, hỗ trợ người đi đường vượt qua những đoạn bị ngập.
Theo quan sát, do bị ùn ứ kéo dài nhiều người dân mệt mỏi, ngao ngán... có người còn tranh thủ chợp mắt ngu.
Nhiều cánh lái xe chán chường trước cảnh tượng xe nối tiếp xe kéo dài cả km.
Vào giờ tan tầm, nhiều người dân đi làm về khiến đoạn đường trở nên hỗn độn.
Nhiều người dân bám vào xe ô tô để đi qua đoạn ngập...
Theo người dân, chưa bao giờ khu chợ Lương Sơn lại bị ngập nặng và ùn tắc như lúc này. "Giờ chúng tôi phần nào thấu hiểu cảm giác ngập trên đường phố và tắc đường của Hà Nội" - chị Hoa hóm hỉnh nói.
Nhiều người "buồn chân, buồn tay" tận dụng thời gian chờ đợi lau xe cho sạch.
Người dân không quên ghi lại khung cảnh bi hai.
"Chúng tôi chờ gần 3 giơ đồng hồ rồi mà chưa đi được. Đây là tuyến đường bị thu phí mà lại để xảy ra chuyện này, tôi nghĩ nhà chức trách phải có trách nhiệm hơn khi thu tiền phí của người dân" - tài xê Nguyễn Văn Đại (chạy tuyến Sơn La - Hà Nội) bày tỏ.
Nhiều xe máy đã bị chết máy sau khi cố gắng đi qua đoạn ngập. Nhiều chiến si công an huyện đã hỗ trợ người dân tránh bị mất tiền... Theo ghi nhận của PV, đến khoảng 17h30 nước bắt đầu rút, các phương tiện bắt đầu di chuyển thuận lợi hơn.
Theo Danviet
TP.HCM tiếp tục đề xuất học lệch giờ giảm ùn tắc giao thông Sau 10 năm thực hiện đề án lệch giờ học, Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp tục đề xuất học lệch giờ để tránh ùn tắc giao thông. Sáng 5/10, Viện nghiên cứu phát triển thành phố phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức Hội thảo đánh giá hiệu quả việc thực hiện đề án lệch ca, lệch giờ...