Giấu chuyện làm ăn với Trung Quốc, giám đốc CIA gặp rắc rối
Vào năm 2017, giám đốc CIA Mike Pompeo đã không tiết lộ chuyện ông sở hữu một doanh nghiệp ở bang Kansas chuyên nhập khẩu thiết bị khai thác dầu từ một công ty của chính phủ Trung Quốc.
Sự thiếu sót này có thể gây rắc rối cho ông Pompeo trong buổi điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện ngày 12-4 để trở thành tân ngoại trưởng của Tổng thống Donald Trump.
Trước đó, thông tin về quan hệ làm ăn với công ty Trung Quốc của ông Pompeo – đã được xác nhận qua hàng loạt tài liệu do công ty McClatchy thu thập được vào tuần này – chưa từng xuất hiện trong buổi điều trần phê chuẩn chức vụ giám đốc CIA hồi năm ngoái.
Nhiều thượng nghị sĩ khi được liên lạc vào ngày 11-4 đều lưỡng lự không muốn bình luận gì trước khi họ có thêm thông tin. Cụ thể, thượng nghị sĩ Dân chủ Ben Cardin, một thành viên của ủy ban, nói ông không biết về sự không nhất quán này nhưng cho rằng nó là một rắc rối.
Giám đốc CIA Mike Pompeo. Ảnh: WP
Video đang HOT
Năm ngoái, trong bảng câu hỏi dành cho ông Pompeo có câu: “Trong 10 năm qua, ông hoặc bạn đời của ông có nhận bất kỳ khoản bồi thường hoặc liên quan đến bất kỳ giao dịch kinh doanh hay tài chính nào với một chính phủ nước ngoài, một thực thể do chính phủ nước ngoài kiểm soát hay không? Nếu có, hãy đề cập chi tiết”. Lúc đó, ông Pompeo đã trả lời “Không”.
Ông Pompeo là chủ tịch của Sentry International, công ty chuyên sản xuất và buôn bán thiết bị khai thác dầu từ năm 2006 đến năm 2010. Vào tháng 11-2006, ông đăng ký công ty SJ Petro Pump Investment LLC tại bang Kansas. Trong báo cáo thường niên 2007 nộp lên văn phòng bộ ngoại giao bang Kansas, ông Pompeo và Sentry được liệt kê là chủ sở hữu của SJ Petro. Đến năm 2008, ông không còn được nêu tên nữa vì không sở hữu hơn 5% công ty nhưng vẫn là một thành viên ký kết.
SJ Petro là chi nhánh của Sinopec, một trong những công ty dầu khí lớn nhất thế giới. Phần lớn Sinopec thuộc sở hữu của China Petrochemical Corporation, một doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc.
“Ông Mike Pompeo đã nói dối về các giao dịch kinh doanh với một công ty do chính phủ Trung Quốc sở hữu, vì vậy chúng ta khó mà biết được ông ta không trung thực về chuyện gì khác nữa. Điều chúng ta biết chắc là đối tác kinh doanh cũ của ông ta (Sinopec) đang chi hơn 30.000 USD/tháng để vận động hành lang cho chính quyền ông Donald Trump và có lẽ thèm khát ý tưởng đưa bạn của mình vào làm ngoại trưởng” – ông Harrell Kirstein, phát ngôn viên của một nhóm tự do phản đối việc đề cử ông Pompeo, nói.
Theo Bảo Hạnh
Người lao động
Chân dung ứng viên Ngoại trưởng "tâm đầu ý hợp" của ông Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 13/3 bất ngờ thông báo Giám đốc CIA Mike Pompeo sẽ thay thế ông Rex Tillerson làm ngoại trưởng Mỹ. Ông Pompeo được mô tả là người khá "tâm đầu, ý hợp" với Tổng thống.
Giám đốc CIA Mike Pompeo được đề cử làm Ngoại trưởng Mỹ. (Ảnh: AFP)
Nếu được Thượng viện phê chuẩn, ông Pompeo, cựu nghị sĩ bang Kansas, sẽ trở thành người đầu tiên liên tiếp giữ vai trò người đứng đầu cơ quan tình báo và cơ quan ngoại giao của Mỹ.
Ông Pompeo, năm nay 54 tuổi, tốt nghiệp Học viện Quân sự Mỹ năm 1986, sau đó tiếp tục theo học trường Luật Havard đến năm 1994. Ông được bầu vào quốc hội Mỹ năm 2010 và là người có quan điểm cứng rắn trong vấn đề Iran và Triều Tiên, là người có tư tưởng bảo thủ về các vấn đề an ninh quốc gia.
Ông có chung quan điểm với ông Trump về việc xóa bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran. Thực tế, không lâu sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống, ông Pompeo bình luận trên Twitter rằng: "Tôi mong muốn rút lại thỏa thuận thảm họa với quốc gia lớn nhất thế giới tài trợ cho khủng bố".
Ông Pompeo được coi là nhân vật trung thành với Tổng thống Trump. (Ảnh: Getty)
Mối quan hệ giữa ông Pompeo và Tổng thống Trump càng trở nên gần gũi hơn khi ở vai trò Giám đốc CIA, ông là người trực tiếp tóm tắt các thông tin tình báo hàng ngày cho ông Trump.
Ông được coi là nhân vật trung thành với Tổng thống Trump và thậm chí là "người trung hòa" trong bối cảnh quan hệ giữa Tổng thống với CIA có phần căng thẳng. Ông Pompeo từng bác bỏ cáo buộc của CIA cho rằng Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 mặc dù ông vốn là người có quan điểm cứng rắn về các vấn đề liên quan đến Nga. Ông Pompeo từng cho rằng Nga là mối đe dọa an ninh quốc gia tiềm tàng với Mỹ và mới đây khi trả lời phỏng vấn BBC, ông Pompeo nói ông nghĩ Nga sẽ tìm cách can thiệp bầu cử giữa kỳ ở Mỹ.
Mặc dù là người chiếm được nhiều cảm tình từ Tổng thống Trump, nhưng ở vai trò Ngoại trưởng Mỹ, ông Pompeo sẽ phải đối mặt với không ít thách thức, trong đó có việc duy trì mối quan hệ với Tổng thống Trump mà không bị coi là "thiên vị" phe Dân chủ, hay xốc lại Bộ Ngoại giao Mỹ sau một năm nhiều biến động, hay xoa dịu căng thẳng giữa Mỹ với Nga, Triều Tiên và Iran.
Các nhà quan sát cũng cảnh báo, việc có chung quan điểm với Tổng thống cũng có thể là "con dao hai lưỡi" với chính ông Pompeo. "Nếu người ta nhận thấy ngoại trưởng không có chung tiếng nói với tổng thống, như Ngoại trưởng Rex, điều này sẽ ảnh hưởng tới uy tín của ngoại trưởng", Michael Allen, cựu quan chức quan ninh quốc gia dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush nhận định. Tuy nhiên, nếu luôn nói theo quan điểm của Tổng thống, ông Pompeo sẽ "mất điểm" với đảng Dân chủ - một phần quan trọng trong quá trình phê chuẩn ứng viên và thực thi các ưu tiên chính sách ngoại giao.
Minh Phương
Theo Dantri
Trump bổ nhiệm nghị sĩ bang Kansas làm Giám đốc CIA Hạ nghị sĩ bang Kansas Mike Pompeo vừa chấp thuận đề nghị làm lãnh đạo Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ của tổng thống đắc cử Donald Trump. Hạ nghị sĩ bang Kansas Mike Pompeo. Ảnh: Reuters Ông Trump đã chọn ông Pompeo làm giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), Thượng nghị sĩ Jeff Sessions làm Bộ trưởng...