Giàu bất thường không chứng minh được sẽ bị truy tố
Giàu bất thường không chứng minh được sẽ bị truy tố
Tại phiên chất vấn sáng nay 12-6, báo cáo về việc nghiên cứu sửa đổi Luật hình sự, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết tới đây, làm giàu bất hợp pháp, không chứng minh được nguồn nào làm giàu thì cũng bị truy tố.
Sáng nay 12-6, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường “đăng đàn” trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII.
Từ thực tế xét xử các vụ tham nhũng, việc thu hồi tài sản tham nhũng là một câu chuyện dài không có hồi kết, đại biểu (ĐB) Đỗ Văn Đương nêu thực tế thu hồi tài sản trong đại án tham nhũng được rất ít để đặt chất vấn cũng là gợi ý phải chăng giữa thi hành án thi hành án dân sự cũng phải kết nối gì với cơ quan tố tụng?
Bộ trưởng Hà Hùng Cường đồng tình với ý kiến ĐB Đỗ Văn Đương và nói: “Mỗi khi toà án xét xử các vụ đại án tham nhũng, không khí người dân thì phấn khởi còn anh em thi hành án thì rất lo”.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết trong sửa Bộ luật Hình sự sắp tới có nội dung nếu không chứng minh được nguồn nào làm giàu thì cũng bị truy tố
Theo Bộ trưởng, nguyên nhân chủ yếu là nước ta chưa có hệ thống đăng ký tài sản tập trung, thống nhất và minh bạch. Bất động sản cũng vậy, động sản cũng vậy. Việc mua bán qua tài khoản tín dụng chưa nghiêm dù có luật pháp. “Có sự cắt khúc, điều tra là một khúc, truy tố là một khúc, đưa ra toà là một khúc, đặc biệt thi hành án dân sự lại tách rời quyền lực của cơ quan tư pháp”-Bộ trưởng đi vào bản chất vấn đề.
Mặt khác, trong luật thi hành án phải có đơn yêu cầu thì mới thi hành. “Ví dụ việc xét xử vụ án tham nhũng ở Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin)đã xong, song việc bồi thường cho “con cháu” của Vinashin thì phải có yêu cầu. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu song đến nay “con cháu” của Vinashin vẫn không buộc “ông” phải trả lại số tiền đó. Trong khi số tiền này không phải là ít” – Bộ trưởng Hà Hùng Cường dẫn ra một trường hợp.
Giải pháp được Bộ trưởng Bộ tư pháp đề xuất: “Lần này chúng ta sẽ phải hoàn thiện làm sao để kết nối, liên thông giữa hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự từ đầu: điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án… thì mới hiệu quả”.
Video đang HOT
Trả lời về chính sách hình sự cần đổi mới như thế nào với tội tham nhũng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết những nội dung mới đáng chú ý: “Trong Bộ luật Hình sự sửa đổi sắp tới, ban soạn thảo và Bộ Tư pháp đã báo cáo Chính phủ và được ra định hướng. Trong đó, về Tội tham nhũng đã được Ban Nội chính Trung ương làm việc trực tiếp theo hướng bổ sung một số tội phạm tham nhũng, nội địa hoá một số tội quốc tế. Ví dụ: Làm giàu bất hợp pháp, không chứng minh được nguồn nào làm giàu thì cũng bị truy tố. Ngoài ra, còn vấn đề kê khai tài sản rắc rối và tham nhũng trong lĩnh vực tư nhân” – Bộ trưởng cho biết.
“Đồng thời chúng tôi cũng trình chính phủ và Chính phủ đồng tình cho nghiên cứu bổ sung vào Luật hình sự truy tố vấn đề pháp nhân, cụ thể là các cá nhân, doanh nghiệp trong việc rửa tiền” – Bộ trưởng Hà Hùng Cương cho biết thêm.
Theo Nguyễn Quyết/Người lao động
Chính sách "trên trời": Trách nhiệm Bộ trưởng Tư pháp?
Nhiều đại biểu Quốc hội chất vấn trách nhiệm của Bộ trưởng Tư pháp trước những chính sách xa rời thực tế cuộc sống được ban hành trong thời gian gần đây.
Sáng nay (20/8), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã trả lời chất vấn các Đại biểu Quốc hội về các nội dung: Trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc tham mưu xây dựng, triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ; thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiểm tra việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, ngành thời gian từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII đến ngày 31/7/2013.
Phiên chất vấn diễn ra trong khuôn khổ phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Luật chờ nghị định, nghị định chờ...thông tư
Nhiều đại biểu là ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham gia chất vấn Bộ trưởng Tư pháp về vấn đề tiến độ và chất lượng các văn bản pháp luật được ban hành.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng chất lượng nhiều văn bản pháp luật còn yếu, việc xây dựng chương trình luật, pháp lệnh dễ dãi. Một trong số các nguyên nhân là trách nhiệm chủ quan của các thành viên Chính phủ, vậy có khắc phục được tình trạng này không?
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển đặt vấn đề, có nhiều văn bản pháp luật được ban hành, Bộ biết là bất hợp lý, thiếu khả thi nhưng vẫn để tiếp tục tiến hành thực hiện.
Hơn nữa, khi các văn bản trái pháp luật được ban hành sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội, có nhiều văn bản sai, Bộ phát hiện nhưng chỉ dừng ở mức độ nhắc nhở phê bình, góp ý, mà không đề nghị có biện pháp xử lý ở mức cao hơn. "Phải chăng Bộ chưa làm hết trách nhiệm, có phần nể nang? Trách nhiệm của Bộ trưởng trong vấn đề này?", ông Hiển chất vấn.
Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai.
Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề cập tới vấn đề luật đi vào cuộc sống thực tiễn. Một là, các chính sách pháp luật ghi trong văn bản luật chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, xa vời. Thứ hai, chính sách pháp luật có thể đáp ứng nhu cầu thực tiễn nhưng quá trình thực thi lại chưa đáp ứng được.
Đại biểu Trương Thị Mai cho rằng, các chính sách pháp luật của ta hiện nay đều án binh bất động, trên thực tế, không một văn bản nào có hiệu lực đúng ngày quy định mà còn chờ những văn bản dưới luật. Ví dụ như pháp lệnh về người có công, người cao tuổi, chế độ cho phụ nữ thai sản... Đại biểu Mai đặt câu hỏi: "Cơ chế nào để đưa những chính sách rõ ràng, cụ thể đi vào cuộc sống được?"
Trả lời chất vấn các ĐB, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, cho biết, từ năm 2010, Bộ ban hành kế hoạch hàng năm thực hiện công tác kiểm tra từ Bộ cho đến Sở, phòng và tập trung kiểm tra sâu vào một số lĩnh vực mà người dân quan tâm, gây bức xúc.
Bộ trưởng Cường thừa nhận việc có một số trường hợp văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật đã được phát hiện, nhưng chưa được xử lý kịp thời, triệt để; chưa có giải pháp để đảm bảo sự đồng bộ, gắn kết công tác kiểm tra văn bản với công tác theo dõi thi hành pháp luật.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng bày tỏ, việc khắc phục hậu quả do thực hiện văn bản trái pháp luật gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; việc xử lý trách nhiệm của cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật mới chỉ dừng ở mức phê bình, nhắc nhở, kiểm điểm công chức khi thi hành công vụ; chưa có quy định cụ thể để thực hiện được các hình thức trách nhiệm nghiêm khắc hơn.
Có hay không "tham nhũng" chính sách?
Trong phiên chất vấn sáng nay, các ĐB cũng đặt vấn đề tham nhũng chính sách, lợi ích nhóm khi ra văn bản quy phạm pháp luật.
ĐB Huỳnh Văn Thiếc (Cần Thơ) chất vấn: Là cơ quan tham mưu xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có đề xuất gì về việc dự thảo luật đưa ra kém chất lượng, chậm đi vào cuộc sống? Hiện còn nhiều khoảng trống kinh tế dẫn đến nhiều người làm giàu bất chính, Bộ đề xuất gì để lấp đầy khoảng trống này?
ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Tư pháp, liệu có lợi ích nhóm, tham nhũng về chính sách trong việc ra văn bản quy phạm pháp luật không? Bởi nhiều văn bản có sự mâu thuẫn, thậm chí đá nhau có nguyên nhân từ các bộ chỉ bảo vệ quyền lợi của bộ mình.
Đồng quan điểm, ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) cho rằng, lợi ích nhóm trong xây dựng văn bản pháp luật hiện nay tương đối nhiều. ĐB Hà chất vấn: Bộ trưởng có giải pháp gì để ngăn chặn lợi ích nhóm trong xây dựng văn bản pháp luật sắp tới?
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trả lời chất vấn sáng 20/8.
Trả lời chất vấn các ĐB, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, thừa nhận, thực trạng có một số dự án luật trình chưa đúng tiến độ, còn hạn chế. Nguyên nhân chủ quan là do những dự án luật đi vào chuyên sâu nên rất khó. Bên cạnh đó, nhiều đề nghị sửa đổi bổ sung còn phải chờ tổng kết, đòi hỏi có thời gian...
Nguyên nhân khách quan do kinh tế - xã hội thời gian qua còn nhiều khó khăn, chúng ta phải tập trung cao cho việc đạt mục tiêu tổng quát, thời gian xây dựng thể chế có hạn chế nhất định.
Về vấn đề lợi ích nhóm, hay tham nhũng về chính sách mà các ĐB chất vấn, Bộ trưởng Tư pháp khẳng định quy trình xây dựng văn bản pháp luật rất chặt chẽ, qua nhiều khâu. Tuy nhiên cũng có thể có những vấn đề không phát hiện được. Ví dụ, Nghị định về kinh doanh vàng, xăng dầu, hay giá than, điện... chủ trương thì rất rõ để tiến tới cơ chế thị trường, nhưng gần đây chúng ta đang thực hiện kiềm chế lạm phát nên bước đi phải chặt chẽ.
Khẳng định không có chuyện tham nhũng như các đại biểu nêu, nhưng Bộ trưởng Cường cũng cho rằng, "có thể có những nghị định thiếu kiểm soát".
Theo Kiến thức
Không chứng minh được nguồn tài sản "khủng" sẽ bị truy tố! Bổ sung một số tội phạm tham nhũng, luật hóa một số tội theo Công ước chống tham nhũng như có thể bổ sung tội làm giàu bất hợp pháp, không chứng minh được bằng nguồn nào có được tài sản đó thì cũng có tội; kê khai tài sản gian dối. Không thể chấp nhận được việc ban hành văn bản trái...