“Giật mình” với vé máy bay… 22.000 đồng
Chỉ 22.000 đồng và mất 40 phút để đi từ TPHCM tới Đà Lạt, giá vé máy bay chỉ bằng 1/10 so với tiền đi xe ô tô cùng chặng, bắt đầu được mở bán từ ngày mai (5/3).
Lướt facebook thấy nick name Hữu Phương (phụ trách bán hàng cho một sàn bất động sản ở TPHCM) tag nhiều bạn vào nhóm “săn vé máy bay khuyến mại” và cho biết đang chờ đợi tới giờ G để “nhấp chuột, săn vé” đi Đà Lạt. Anh Hữu Phương thể quyết tâm “săn” bằng được vé vì sắp tới 8/3 và muốn bạn gái vi vu thành phố ngàn hoa. Đà Lạt mùa này phượng tím đang nở, thời tiết đẹp như châu Âu nên chắc chắn nàng sẽ mê mẩn, không thể nào quên”.
Cũng trên facebook, bạn Kiều Thanh (quê ở TP Đà Lạt, sinh viên trường ĐH Luật – TPHCM) hào hứng: “Thật không thể tin có ngày từ TPHCM về Đà Lạt bằng máy bay còn rẻ hơn đi ôtô, lại chỉ mất 40 phút đồng hồ chứ không phải là 7 – 8 giờ ê ẩm trên xe. Tiện lợi thế này, có lẽ mỗi tuần lại chạy về thăm ba mẹ một lần”.
Không chỉ các bạn trẻ thạo công nghệ chờ đón vé khuyến mại, nhiều người dân tại TPHCM và cả những người đang ở xứ sở sương mù đều mong chờ đường bay mới này. Lí do là người TPHCM đi Đà Lạt vì công việc hoặc đơn giản chỉ là muốn hít thở chút không khí trong lành sau những ngày tháng làm việc mệt nhọc. Còn những người dân sống tại thành phố ngàn hoa lãng mạn lại “thèm” không khí sôi động của những đô thị hiện đại.
Chị Vương Khánh Bình (chủ một cửa hàng kinh doanh trà, mứt và các loại đặc sản Đà Lạt ở quận 3 – TPHCM) kể: Mỗi tuần tôi đều phải đón xe khách đi Đà Lạt lấy hàng trong đêm rồi hôm sau lại ngược đêm về rất vất vả, đi máy bay thì vé đắt mà cước hàng hóa lại quá cao so với chặng đường hơn 300 km. Có lần vì gấp công chuyện, tôi phải mua vé máy bay với giá gần 3 triệu đồng/ lượt, mình kinh doanh nhỏ, tuần nào cũng chi gần 6 triệu đi lại như thế thì hết cả lãi.
Video đang HOT
Biết tin VietJet chuẩn bị khai trương đường bay TPHCM – Đà Lạt với giờ bay thuận tiện và giá vé còn rẻ hơn gấp nhiều lần vé ô tô nên chị Bình rất phấn khởi: “Tôi không biết săn vé trên mạng vì không rành máy tính nhưng con trai tôi bảo tối 8/3 sẽ cùng vợ qua cửa hàng phụ mẹ rồi chờ “giờ vàng” vào đặt vé máy bay về Đà Lạt, chỉ 22.000 đồng thôi. Hy vọng là mấy mẹ con may mắn để tháng 3 về Đà Lạt lấy hàng, tiện thể cả nhà cùng “đổi gió” vài ngày luôn”.
Trong khi đó, anh Duy Biên (nhân viên hãng taxi Thắng Lợi) cho biết: Nhiều năm làm trong ngành vận chuyển khách tôi thấy nhu cầu đi lại bằng máy bay của người dân Đà Lạt về TPHCM rất lớn, không chỉ là đi làm ăn, học hành, nhiều người còn muốn về TPHCM để từ đó đi du lịch các nước một cách thuận tiện hơn do sân bay Liên Khương nhỏ, không có các đường bay quốc tế.
Được biết, thời gian qua VietJetAir không chỉ liên tiếp tung khuyến mãi lớn, khai trương đường bay mới mà còn tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ với đội ngũ tiếp viên trẻ trung, thân thiện, cùng 9 món ăn nóng ngon miệng, những chương trình “hoạt náo” đem lại niềm vui cho hành khách trên mỗi chuyến bay. Hãng đã đem lại cơ hội bay cho nhiều người dân hơn bởi việc di chuyển bằng máy bay ở Việt Nam hiện vẫn còn là xa xỉ với rất nhiều người dân.
Ngày 22/3 tới đây, hãng này sẽ chính thức khai trương đường bay TPHCM – Đà Lạt. Theo đó, chuyến bay sẽ được khởi hành hàng ngày từ Đà Lạt lúc 9h45 và đến TPHCM lúc 10h25; chiều ngược lại khởi hành lúc 11h00 từ TPHCM và tới Đà Lạt lúc 11h40. Nhân dịp này, hãng khuyến mại 30.000 vé máy bay giá chỉ từ 22.000 đồng.
Vé bắt đầu được mở bán từ 0h ngày 5/3/2014 và chỉ trong 3 ngày vàng từ mùng 5 đến mùng 7/3 và áp dụng cho tất cả các chặng bay, thời gian bay từ 22/3 đến 20/5/2014 (trừ các ngày lễ). Vé được mở bán trên các kênh trực tuyến, tại website, qua điện thoại và trên facebookwww.facebook.com/vietjetairvietnam.
Theo Dantri
Ai lỗ ai lãi?
Trong những ngày sát năm mới 2014, hàng loạt doanh nghiệp lớn đồng loạt thông báo lãi lớn. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố năm 2012, lãi 4.404 tỷ đồng, năm 2013 doanh thu toàn ngành đạt 172 nghìn tỷ đồng nên cũng hứa hẹn có lãi tiếp. Còn báo cáo của Bộ Thông tin - Truyền thông cho thấy, năm 2013 tổng doanh thu của VNPT ước đạt 119.000 tỷ đồng, trong đó tổng lợi nhuận đạt 9.265 tỷ đồng, tăng 4.000 tỷ đồng so với năm 2012.
Với đà tăng trưởng này, VNPT còn đặt mục tiêu cho năm 2014 tăng trưởng lợi nhuận 7-10% và doanh thu cũng tăng khoảng 10% so với năm 2013. Viettel ước doanh thu năm 2013 đạt 162.886 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 35.086 tỷ đồng, lãi ròng gần 26.500 tỷ đồng. Thu nhập của cán bộ công nhân viên tại Viettel đạt bình quân 23,7 triệu đồng/người/tháng.
Điều đáng nói, theo kết luận của Thanh tra Bộ TT&TT, lợi nhuận khủng của các nhà mạng viễn thông năm 2013 một phần có sự đóng góp lớn của việc tăng giá cước 3G, tự ý cài đặt ứng dụng thu tiền vào sim điện thoại di động, thực hiện không đúng các quy định về khuyến mãi dịch vụ viễn thông... Vậy hóa ra lợi nhuận "khủng" khi ngành viễn thông không cải thiện chất lượng dịch vụ mà chỉ tăng giá!
EVN cũng lãi lớn khi giá điện tăng liên tục. Trong vòng 1 năm vừa qua, giá điện đã tăng 2 lần, tăng thêm 5%. Lần gần nhất giá tăng là 1-8-2013, lên mức bình quân 1.508,85 đồng/kWh và tiếp tục hứa hẹn sẽ tăng tiếp.
Dư luận bức xúc vì sự thiếu trung thực, các doanh nghiệp đã và đang lừa dối người tiêu dùng bởi suốt thời gian dài kêu lỗ, viện hàng loạt lý do để tăng giá, giờ lại đưa con số lợi nhuận lớn như vậy? Thế nhưng theo EVN và Bộ Công thương, giá điện của Việt Nam hiện nay đang thấp, chưa khuyến khích được đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài vào ngành điện để đảm bảo nhu cầu điện trong tương lai có thể tăng cao. Tuy nhiên Hiệp hội Năng lượng Việt Nam lại cho rằng: nếu thực hiện mức giá định hướng 1.835 đồng/kWh, cộng cả thuế sẽ thành khoảng 2.000 đồng/kWh, tức là giá điện ở Việt Nam đã tương đương giá điện các nước trong khu vực, khoảng 9cent/kWh. Biết tin ai?
Với các nhà mạng Viettel, MobiFone, VinaPhone tăng giá cước 3G vì bị lỗ, mặc dù không nói được lỗ vì đâu. Trong khi những người tiêu dùng bức xúc vì bị "móc túi" khi cước 3G có gói sau khi tăng đã bằng hơn 400% so với cước cũ thì cơ quan quản lý ngành này tại cuộc họp tổng kết về ngành viễn thông, tăng cước 3G là... đúng.
Thành ra, việc tù mù lỗ lãi vẫn cứ tiếp tục được các doanh nghiệp áp dụng để tăng giá. Các "đại gia" ngành xăng dầu cũng vậy, vốn đã "có tiếng" nhập nhèm công ích, lỗ giả lãi thật, nay lại công bố lãi khủng?
Rõ là cơ quan quản lý chưa đủ năng lực để thẩm định chuyện lỗ lãi của các doanh nghiệp, nên họ tự đưa ra giá có lợi cho mình. Trong khi người tiêu dùng không có sự lựa chọn vì các "đại gia" này nắm vị trí thống lĩnh thị trường.
Cơ quan quản lý cần làm rõ và công khai, minh bạch chi phí sản xuất, giá thành, xem ai lỗ, ai lãi để có chủ trương hợp lý tránh việc hưởng đặc quyền nhờ độc quyền. Giá cả sẽ vẫn nhảy múa khi còn tư duy độc quyền.
Theo ANTD
Cụ bà tự thiêu trong ngày đầu năm mới Do mang bệnh, cụ H. cảm thấy mình vô dụng và buồn tủi. Trong lúc nghĩ quẩn, cụ đã mang xăng ra tự thiêu ngay trong ngày đầu năm mới 2014. Sự việc được người dân phát hiện vào khoảng 4h sáng ngày 1/1/2014, khi họ thấy một thi thể bị cháy đen nằm trước một nhà dân. Sau đó, nạn nhân được...