Giật mình với ‘thức ăn bay’ tại nhà hàng
Chuỗi nhà hàng sushi đang thử nghiệm một máy bay trực thăng mini để phục vụ khách hàng của mình.
Như một cách để giảm bớt gánh nặng cho nhân viên chạy bàn cũng như khác hàng chờ đợi phục vụ – Yo! – chuỗi nhà hàng sushi của Anh đang thử nghiệm một máy bay trực thăng mini để phục vụ khách hàng của mình.
Chiếc trực thăng tiện ích này có bốn cánh quạt và có thể di chuyển với vận tốc đến 40 km/giờ – nhiều hơn sáu lần tốc độ đi bộ bình thường của một người hầu bàn.
Chiếc khay thức ăn bay đầu tiên trên thế giới.
Tốc độ bay gấp 6 lần đi bộ của người hầu bàn.
Được gọi là iTray, phương tiện phục vụ bàn này được kiểm soát với một iPad. Nhân viên đặt khay thức ăn lên chiếc trực thăng và chỉ cần nhấn nút điều khiển, khay thức ăn dễ dàng bay đến bàn mong muốn với chiều dài khoảng 50 m. Trực thăng sẽ quay trở về khi thức ăn đã được gỡ bỏ.
Video đang HOT
Hiện nay chỉ có hai thiết bị hoạt động tại Soho – chi nhánh của chuỗi cửa hàng tại trung tâm London. Nếu phương tiện này thể hiện rõ ưu điểm, nó sẽ được triển khai đến tất cả 64 địa điểm của Yo! – chuỗi Nhà hàng sushi của Vương quốc Anh trong năm tới.
Chiếc trực thăng được điều khiển bằng ipad
Sự kiện này nhằm quảng cáo cho món bánh kẹp mới thay cho món truyền thống cơm Nhật Bản
Phục vụ bàn Gabriella Micu, 28 tuổi, cho biết: “Nó mang lại sự bất ngờ thú vị cho khách hàng và chúng tôi đã được cắt giảm thời gian đi bộ xung quanh nhà hàng”.
Theo Xzone
Nỗi vất vả của nghề rửa bát lương 3.000 đôla
Một nhà hàng sushi ở Singapore tuyển người rửa bát với mức lương tháng 3.000 đôla thu hút hàng trăm người xin làm. Nhưng công việc này đòi hỏi sức chịu đựng ghê gớm, chứ không chỉ toàn hoa hồng.
Giám đốc nhà hàng sushi Sakae, ông Douglas Foo tháng trước cho biết ông đang tuyển 10 người địa phương hoặc người có thẻ cư trú lâu dài, để rửa bát và đảm bảo vệ sinh cho nhà hàng. Họ đã có tới 40 nhân viên rửa bát và vẫn cần tuyển thêm.
Những người từng làm nghề rửa bát ở các nhà hàng cho biết, mức lương này không ngon ăn như rượu vang với hoa hồng như mọi người tưởng tương. Theo họ, 3.000 SGD có khi còn chưa xứng với công lao động bỏ ra.
"Nghề này đâu có được nghỉ cuối tuần, đâu được ngồi phòng máy lạnh, nó quá vất vả đến nỗi nếu được mời làm với ngần ấy tiền, vẫn có nhiều người muốn bỏ", bà Catherine Ang, 51 tuổi, đã làm nghề rửa bát 10 năm và hiện là đốc công của một đội nhân viên tạp vụ của nhà hàng ở khu trung tâm thương mại Singapore, nói với trang tin Yahoo!.
"Chúng tôi phải đứng cả ngày, chỉ được ngồi vài phút khi ăn cơm", bà Ang bắt đầu nói về nghề. "Khi giờ cao điểm bữa trưa và tối đến, chúng tôi thậm chí không có thời gian đi vệ sinh nữa kia. Công việc này làm mỏi người và đau ghê lắm".
Ang cho biết mỗi khi hết giờ làm, bà thường phải bôi dầu gió vào chân cho đỡ mỏi. Các đồng nghiệp của bà cũng vậy.
Dù đã làm đốc công, bà Ang đôi khi vẫn phải nhúng tay vào đống đĩa bẩn mỗi khi nhà hàng thiếu người làm. Ảnh: Yahoo!Singapore
Dù các nhà hàng lớn đều có máy rửa bát, nhưng những người như bà Ang vẫn được tuyển dụng để gạt các mẩu thức ăn thừa khỏi đĩa. Sau đó, nếu rửa bằng tay, bát đĩa được thả vào một chậu nước xà phòng, kỳ cọ bằng giẻ, tiếp đó là xả nước và sấy khô.
Bà Ang không thể nhớ được bà từng rửa bao nhiêu đĩa mỗi ngày. "Có tới hàng nghìn chiếc, chúng tôi chia nhau ra mà làm. Chúng tôi có độ 10 người".
Việc khó nhất trong lúc rửa đĩa là cậy những hạt cơm dính chặt. Ang cho biết người rửa bát không thể rửa ngay khi khách vừa ăn xong, vì nếu đĩa nóng thả vào nước lạnh sẽ bị nứt. Thế nhưng chờ cho đĩa khô thì cơm lại hay bám chặt khiến khó rửa.
Bà Ang thường dùng tay để kiểm tra xem đĩa có sạch hay vẫn còn nhờn, vì thế bà không dùng găng tay. "Tay tôi sẽ bị đỏ, nứt ra và đau. Khi chúng tôi giặt giẻ bằng thuốc tẩy, cảm giác như bàn tay bị cắn nhôn nhốt".
Điều mà những người làm nghề rửa bát ghét nhất, đó là khi thực khách ném giấy lau vào đĩa sau khi ăn xong. "Thật bẩn mắt!", Ang nói và cho biết thêm nhiều thực khách thậm chí còn dúi cả đầu mầu thuốc lá vào đĩa.
Bà Ang không ngạc nhiên khi nghe dân tình râm ran bàn tán chuyện nhà hàng sushi Sakae tuyển dụng với mức lương 3.000 đôla. "Cho dù họ có rao đến 4.000 SGD, tôi tin không ai muốn làm lâu dài cái nghề này. Nhà hàng Nhật có vô cùng nhiều đĩa. Thời nay, tìm người rửa bát cho một tiệm nhỏ cũng đang còn khó nữa kia".
Mức lương cao khiến hàng trăm người liên lạc với Sakae để thi tuyển, trang Facebook của nhà hàng cho hay. Thời gian làm việc 9 giờ mỗi ngày mà ông giám đốc Foo nói ban đầu đã được điều chỉnh thành 12 h mỗi ngày, và mức lương đó là đã tính cả tiền thêm giờ. Nhiều blogger và bình luận viên báo chí tuyên bố sẽ cố gắng vào làm việc trong Sakae một tháng, để biết tận mắt tận tay công việc của nhân viên rửa bát 3.000 đôla là như thế nào.
Trở lại với bà Ang, khi được hỏi tại sao vẫn làm nghề này dù vất vả, bà nói vì đã quá quen. "Tôi thà đi rửa bát còn hơn ở nhà nhìn bốn bức tường. Nhưng tôi cũng chẳng làm lâu nữa đâu".
Theo VNE