Giật mình với con số lợi nhuận của công ty khai thác dịch vụ Cáp treo Chùa Hương
Những năm gần đây, các tỉnh thành có tiềm năng du lịch ở nước ta bên cạnh việc phát triển các loạt hình vui chơi giải trí từ nhẹ nhàng đến cảm giác mạnh đều phát triển thêm loại hình du lịch cáp treo như cáp treo Vinpearl- Nha Trang, Sapa, Bà Nà, Hạ Long, Chùa Hương….
Ảnh minh họa.
Kéo dài suốt từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch, hội chùa Hương là một trong những lễ hội lớn nhất cả nước, thu hút hàng triệu du khách thập phương mỗi năm. Đến với chùa Hương, du khách không thể bỏ qua động Hương Tích vốn được coi là trung tâm của khu thắng cảnh.
Để đến được động Hương Tích, chúng ta có thể lựa chọn đi bộ với thời gian hơn 1 giờ đồng hồ hoặc đi bằng tuyến cáp treo từ chùa Thiên Trù lên động Hương Tích được khai thác bởi CTCP Vận tải và du lịch Hương Sơn- Hutranco.
Mặc dù tuyến cáp treo mang lại nhiều tiện lợi nhưng để có được tấm vé lên cabin thì không hề đơn giản bởi lượng du khách quá đông và tình trạng chen lấn mua vé thường xuyên diễn ra.
Cung không đủ cầu khiến giá vé cáp treo liên tục tăng và không bất ngờ khi kết quả kinh doanh của Hutranco trong những năm vừa qua là hết sức ấn tượng.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015, doanh thu thuần của Hutranco đạt 63,78 tỷ đồng và lãi sau thuế 35 tỷ đồng, tương đương tỷ suất lợi nhuận lên tới 54%. Điều này có nghĩa làm 10 đồng, Hutranco lãi tới hơn 5 đồng và đây thực sự là mức lợi nhuận mơ ước của nhiều doanh nghiệp.
Video đang HOT
Ngoài dự án cáp treo tại chùa Hương, Hutranco còn có một công ty liên kết là CTCP Đầu tư và du lịch Hồng Lĩnh (HIDT) hiện đang khai thác tuyến cáp treo tại chùa Hương Tích- Hà Tĩnh. Tuy vậy, tuyến cáp treo mới đi vào hoạt động từ cuối năm 2011 này vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi và đóng góp vào kết quả kinh doanh của Hutranco là không đáng kể.
Kinh doanh hiệu quả hơn các doanh nghiệp cùng ngành
Trong những năm gần đây, các tỉnh thành có tiềm năng du lịch ở nước ta bên cạnh việc phát triển các loại hình vui chơi giải trí từ nhẹ nhàng đến cảm giác mạnh đều phát triển thêm loại hình du lịch cáp treo. Có thể kể tới như cáp treo tại Vinpearl- Nha Trang do tập đoàn VinGroup khai thác; Cáp treo Sapa, Bà Nà, Hạ Long thuộc tập đoàn SunGroup; Cáp treo Yên Tử do CTCP Đầu tư thương mại và dịch vụ Vinacomin- ITASCO khai thác; Cáp treo Núi Bà- Tây Ninh….
Nhu cầu đi cáp treo của người dân ngày càng gia tăng giúp doanh thu ngành tăng trưởng ấn tượng. Tuy vậy, doanh thu tăng không đồng nghĩa với lợi nhuận sẽ tăng tương ứng khi trên thực tế, không ít doanh nghiệp đạt lợi nhuận khá thấp, không tương xứng với tiềm năng phát triển.
Tiêu biểu là trường hợp ITASCO- đơn vị khai thác tuyến cáp treo Ngọa Vân- Yên Tử với doanh thu hàng năm khoảng 2.000 tỷ đồng, tuy nhiên lợi nhuận hết sức khiêm tốn và thường dưới ngưỡng 20 tỷ đồng. Hay như Cáp treo Bà Nà với doanh thu ghi nhận 1.014 tỷ đồng trong năm 2015 nhưng lãi ròng chỉ đạt 130 tỷ đồng.
Còn với Cáp treo Núi Bà Tây Ninh ( TCT ), doanh thu trong năm vừa qua của công ty đạt 176 tỷ đồng, lãi sau thuế 58 tỷ đồng, tương đương tỷ suất lợi nhuận 33% và vẫn còn kém xa so với Hutranco.
Đáng chú ý, trong những năm vừa qua, biên lợi nhuận của Hutranco có chiều hướng ngày càng cải thiện, từ mức 36% trong năm 2010 lên 54% trong năm 2015 thì biên lợi nhuận TCT lại đang đi xuống rõ rệt.
Theo Bizlive
Quảng Ninh xây thêm hai tuyến cáp treo ở Yên Tử
Bên cạnh việc mở rộng bến bãi, xây cổng vào, khu danh thắng Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh) sẽ có thêm hai tuyến cáp treo chạy song song các tuyến cũ.
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa đồng ý chủ trương mở rộng, nâng cấp một số hạng mục hạ tầng tại khu danh thắng Yên Tử. Theo đó, hai tuyến cáp treo mới công suất lớn hơn sẽ được xây dựng.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Long giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Uông Bí và các cơ quan liên quan kiểm tra thực địa, hướng dẫn chủ đầu tư là Công ty cổ phần phát triển Tùng Lâm chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ, trao đổi với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 15/5/2016. Các công trình phải phù hợp với đề án mở rộng và phát triển khu di tích lịch sử, danh thắng Yên Tử đã được Thủ tướng phê duyệt.
Ông Long cũng yêu cầu đánh giá, dự báo lượng khách đến Yên Tử trong những năm tiếp theo để đề xuất quy mô nâng công suất cáp treo, đảm bảo hoạt động lâu dài, khả thi không gây ách tắc cục bộ; đồng thời nghiên cứu hệ thống chiếu sáng ban đêm và cải tạo đường hành hương đi bộ...
Dòng người đi bộ hành hương ở Yên Tử trong mùa lễ hội. Ảnh: Trần Việt Anh.
Trước đó ngày 10/3, chủ đầu tư hệ thống cáp treo đang hoạt động là Công ty cổ phần phát triển Tùng Lâm gửi văn bản đề xuất nâng cấp một số hạng mục tại danh thắng Yên Tử như mở rộng bến xe dốc Hạ Kiều, mở rộng vỉa hè đoạn từ ngã ba dốc Hạ Kiều đến ngã ba cổng đá cũ với chiều dài hơn 300 m (mặt đường rộng 7 m, vỉa hè mỗi bên 3 m) và xây dựng cổng vào trung tâm lễ hội tại dốc Hạ Kiều rộng 27 m.
Đặc biệt, chủ đầu tư xin nâng công suất cáp treo bằng cách xây thêm hai tuyến cáp treo mới. Tuyến cáp thứ nhất có chiều dài 1,2 km, công suất 3.500 người/giờ, đặt ở phía tây tuyến cáp số một (từ chân núi lên chùa Hoa Yên), song song và cách tuyến cũ 20 m. Tuyến cáp thứ hai dài một km, công suất 3.000 người/giờ, xây phía đông của tuyến cáp số hai, song song và cách tuyến cũ 30 m (từ chùa Hoa Yên lên An Kỳ Sinh).
Người dân xếp hàng lên cáp treo tại Yên Tử. Ảnh: Minh Cương.
Để phục vụ hai tuyến cáp treo mới, bốn nhà ga cũ ở phía dưới và phía trên đều phải mở rộng. Phần mở rộng của mỗi nhà ga từ 200 đến 450 m2. Doanh nghiệp đồng thời kiến nghị mở rộng lối đi bộ nối giữa ga cũ và ga mới dài khoảng 250 m, nối nhà ga mới với đường từ chùa Đồng xuống dài khoảng 200 m. Công ty Tùng Lâm cũng xin chủ trương xây dựng tuyến cầu treo từ chùa Hoa Yên đến nhà ga cáp treo số 3.
Việc mở rộng hạ tầng, nâng công suất cáp treo được doanh nghiệp kỳ vọng "nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, giảm ùn tắc giao thông, tương xứng với vai trò, tính chất của khu di tích cấp quốc gia, làm tăng thêm giá trị văn hóa để đưa Yên Tử thành điểm đến trên bản đồ du lịch thế giới".
"Công ty Tùng Lâm cũng cam kết sẽ lựa chọn phương án và giải pháp tối ưu, phù hợp nhất cho các dự án trên, không chặt những loại cây có ích và tận dụng tối đa không gian phù hợp với cảnh quan xung quanh", tờ trình viết.
Hai tuyến cáp treo mới ở danh thắng Yên Tử sẽ chạy song song cùng với hai tuyến cáp treo đang hoạt động. Ảnh: Bá Đô.
Hai tuyến cáp treo đang hoạt động của Công ty cổ phần phát triển Tùng Lâm tại Yên Tử gồm tuyến số một dài 1,2 km, công suất vận chuyển 2.400 khách/giờ, được xây dựng năm 2001 và nâng cấp 2009. Tuyến này nối từ chân núi lên tháp tổ Huệ Quang. Tuyến số hai dài gần 900 m, công suất 1.800 khách/giờ, nối phía đông chùa Một Mái với khu tượng An Kỳ Sinh, được xây dựng năm 2007.
Minh Cương
Theo VNE
Mệt mỏi chờ đợi cáp treo Yên Tử Từ mùng 1 tháng Giêng nhiều du khách đã đổ về khu di tích Yên Tử (TP.Uông Bí, Quảng Ninh) và gây ra tình trạng ùn tắc tại đây. Khung cảnh Yên Tử nơi tháp 9 tầng - Ảnh: Trường Giang Trong ngày 14.2, từ sáng sớm đã có hàng vạn người đổ về khu vực này, các bãi xe máy, ô tô...