Giật mình với 8 thiết bị gia dụng “ngốn” tiền điện không thua điều hòa nhưng dễ bị bỏ qua trong nhà
Có rất nhiều các thiết bị khiến hóa đơn tiền điện cuối tháng tăng vùn vụt trong những ngày hè mà bạn dễ bỏ qua.
Ảnh minh họa.
So với điều hòa, tủ lạnh là thiết bị được bật xuyên suốt mỗi ngày. Chính vì thế, dù công suất không quá lớn nhưng tủ lạnh lại là thiết bị ngốn nhiều điện năng nhất.
Đối với tủ lạnh dung tích cỡ nhỏ khoảng 150 lít, công suất từ 100 – 150W thì trong một ngày, tủ tiêu hao khoảng 4 kWh đến 5 kWh. Đối với những chiếc tủ lạnh có công suất và kích cỡ lớn hơn sẽ tiêu thụ nhiều điện năng hơn khoảng 6 kWh điện mỗi ngày.
Ngoài ra, tần suất sử dụng tăng lên, thường xuyên mở các cánh cửa tủ để lấy đồ cũng khiến tiền điện nhà bạn tăng lên đáng kể.
Ảnh minh họa.
Những chiếc ti vi màn hình 32 inch thường có công suất khoảng 40W, nếu bật liên tục trong 25 tiếng sẽ tiêu thụ hết 1kWh. Còn một chiếc tivi 40 inch công suất 65W sẽ tiêu thụ khoảng 1kWh sau 15,4 tiếng sử dụng.
Nếu tivi được bật liên tục trong sẽ tiêu tốn rất nhiều điện năng. Ngoài lượng điện tiêu thụ ở màn hình thì lượng nhiệt tỏa ra từ tivi cũng gây hao mòn điện một cách đáng kể.
Ngay cả khi ở trong trạng thái không hoạt động chiếc TV được cắm điện cũng có thể khiến gia đình bạn tiêu tốn một khoảng 500.000 đồng tiền điện một năm.
Ảnh minh họa.
Dù không được cắm vào điện thoại nhưng khi bộ sạc vẫn kết nối với nguồn điện, nó vẫn sẽ tiếp tục sử dụng năng lượng. Tuy lượng điện năng mà chúng có thể tiêu thụ một ngày không đáng kể, chỉ khoảng 1,2 W nhưng nếu cứ cắm liên tục thì chúng cũng là thủ phạm làm tăng hóa đơn tiền điện hàng tháng của bạn.
Video đang HOT
Các thiết bị có màn hình hiển thị thời gian
Ảnh minh họa.
Các thiết bị nội thất hiện đại hay được tích hợp màn hình thiện thị giờ trong đó có thể kể đến như máy giặt, lò nướng, lò vi sóng, nồi cơm điện… Những chiếc màn hình nhỏ xíu này có thể ngốn tới 108 W/ngày bởi ngoài việc hiện thị giờ, nó còn giữ kết nối tới toàn bộ hệ thống của thiết bị.
Ảnh minh họa.
Quạt điều hòa có công suất từ 80W đến 200W, nếu bật 6 giờ mỗi ngày trung bình lượng điện tiêu thụ khoảng 0.48 kWh đến 1.2 kWh.
Bếp từ
Ảnh minh họa.
Bếp từ được nhiều gia đình sử dụng phổ biến trong các gia đình. Tuy nhiên, đây là một thiết bị điện có công suất cao, bếp từ đơn công suất nhỏ nhất khoảng 1000W, với các loại bếp từ đôi công suất dao động từ 1200W đến 2000W.
Máy tính để bàn và laptop
Ảnh minh họa.
Máy tính để bàn và laptop vẫn sẽ hoạt động ngầm ngay cả khi bạn đã tắt. Trung bình, các thiết bị này sử dụng khoảng 96W mỗi ngày. Tức là trong mỗi tháng, lượng điện tiêu thụ của gia đình bị đội lên khoảng 3 số điện vô ích cho mỗi chiếc máy tính ở trong nhà. Con số này sẽ cao lên gấp 15 lần nếu như bạn có thói quen để máy ở chế độ “sleep” thường xuyên.
Nồi cơm điện
Ảnh minh họa.
Nhiều người có thói quen cắm cơm trước từ 1-2 tiếng, thậm chí là cả ngày vì nồi có chế độ ủ nóng. Tuy nhiên việc ủ cơm giữ nhiệt như vậy rất tốn điện năng. Với một chiếc nồi cơm điện có dung tích khoảng 1,2 lít có công suất tương đương 350-400W. Một chiếc nồi cơm điện như vậy nếu hoạt động hai giờ đồng hồ, trung bình sẽ tiêu thụ khoảng 0.75 ký điện. Đối với nồi cơm có dung tích lớn hơn thì mức tiêu thụ điện năng sẽ cao hơn.
Từ vụ người đàn ông bị điện giật vì quạt hơi nước: Làm thế nào phát hiện quạt hơi nước bị rò điện?
Quạt hơi nước hay quạt điều hòa là thiết bị làm mát được sử dụng rất phổ biến trong mùa hè, do đó bạn cần lưu ý lỗi rò rỉ điện cực kỳ nguy hiểm dưới đây.
Mùa hè đến chính là thời điểm những chiếc quạt điều hòa hơi nước nói riêng và những thiết bị làm lạnh nói chung như tủ lạnh, quạt hơi nước phun sương hay điều hòa không khí được hoạt động tối đa công suất của chúng.
Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp nên việc ra khỏi nhà được nhiều người hạn chế tối đa. Do đó việc các thành viên trong gia đình cùng nhau quây quần bên chiếc quạt hơi nước hay các thiết bị làm lạnh là tình hình chung khá phổ biến hiện nay.
Mặc dù các thiết bị này mang lại lợi ích vô cùng lớn đối với người sử dụng trong thời tiết nóng bức, ngột ngạt nhưng chúng cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ khôn lường tới sự an toàn của người dùng (nhất là trẻ nhỏ).
Quạt hơi nước bị rò điện. Ảnh: Sharp
Mới đây một đoạn phim ngắn được đăng tải trên mạng xã hội TikTok đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người, trong đó ghi lại một tai nạn xảy ra với quạt điều hòa hơi nước nhưng rất may đã không có hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Sau sự việc này, chắc hẳn nhiều người sẽ phải cẩn trọng hơn khi sử dụng quạt điều hòa hơi nước và bài viết này sẽ giúp bạn có cách xử lý an toàn và hiệu quả nếu chiếc quạt hơi nước bị rò điện
Cách kiểm tra quạt hơi nước bị rò điện?
Đầu tiên hãy sử dụng bút thử điện để kiểm tra vỏ hộp của máy điều hòa cũng như toàn bộ thân máy để xem chiếc máy điều hòa của nhà bạn có bị rò rỉ điện hay không? Nếu không thì cũng đừng chủ quan mà hãy thường xuyên kiểm tra sau 1 thời gian sử dụng.
Nếu có thì dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến việc quạt hơi nước bị rò điện mà bạn cần phải lưu ý:
1. Dây nguồn bị hở hay đứt
Cách khắc phục quạt hơi nước bị rò điện. Ảnh: Youtube
Với cấu tạo gồm các cánh quạt gió ở mặt trước thì chuột có thể dễ dàng chui vào bên trong quạt và cắn đứt các dây nguồn, nếu kiểm tra dây nguồn thấy lỗi này thì tốt nhất là bạn nên thay ngay dây nguồn mới để đảm bảo an toàn.
2. Bơm nước có vấn đề
Bơm nước là phần chìm hoàn toàn trong nước nên nếu bị vấn đề sẽ rất dễ làm nguồn điện bị rò rỉ ra bên ngoài. Nếu dùng bút thử điện và thấy nguồn điện bị rò rỉ tại đây thì hay thay một chiếc bơm mới có cùng công suất với chiếc bơm cũ này.
3. Mô tơ quạt sử dụng lâu ngày đã bị rỉ sét
Quạt là bộ phận giúp tạo nên sức gió và đẩy hơi nước đã được làm mát ra bên ngoài nên luôn ở trạng thái hoạt động tối đa. Tuy nhiên nếu sử dụng lâu dài thì chúng có thể bị rỉ sét nếu không được kiểm tra, bôi trơn định kỳ.
Trong trường hợp này chúng ta cũng nên thay thế mô tơ quạt để đảm bảo an toàn cho quá trình sử dụng.
4.Bo mạch điều khiển có vấn đề (trường hợp này hiếm gặp hơn)
Bo mạch điều khiển. Ảnh: Điện Lạnh Trường Thịnh
Bo mạch điều khiển nằm ở phần bảng điều khiển mà nếu bị rò rỉ điện có thể làm cho phần nắp hộp bị rò điện, trong trường hợp này bạn nên đưa tới các trung tâm sửa chữa để được kỹ thuật viên xử lý (tránh việc tự sửa chữa làm hỏng bo mạch gây cháy nổ).
Lưu ý khi sử dụng quạt hơi nước
Ngoài việc kiểm tra xử lý khi quạt hơi nước bị rò điện như trên thì bạn cần những lưu ý sau để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng quạt:
- Khi di chuyển quạt cũng không nên kéo nó ra quá xa một khoảng cách dài hơn chiều dài dây điện làm dây nguồn bị kéo căng, rất dễ làm hở hay đứt và rò rỉ điện.
- Một lưu ý khi tiếp nước nữa là tuyệt đối không được vừa bật quạt vừa tiếp nước mà hãy rút ổ điện ra nhằm tránh việc bị giật điện. Ngoài ra cũng không nên dùng khăn ướt lau thân quạt khi nó đang hoạt động.
- Không nên để quạt ở những vị trí bấp bênh hay có vật chèn bên dưới vì dễ làm quạt bị đổ.
- Khi không sử dụng quạt thì hãy rút dây nguồn ra, cần hướng dẫn trẻ nhỏ không nên chơi đùa với quạt như ôm quạt hay chạy nhảy xung quanh nó vì dễ làm đổ quạt.
Cuối cùng hãy bình tĩnh xử lý nếu chẳng may quạt bị đổ hay người thân trong nhà bị điện rò rỉ giật, hãy rút nguồn điện ra trước khi có những bước xử lý tiếp theo.
Nắng nóng gay gắt kéo dài, đây là cách biến quạt thường thành quạt điều hòa hơi nước siêu tiết kiệm Chỉ với những dụng cụ đơn giản dễ tìm và rẻ như tô nhựa, thùng xốp, ống ruột gà là bạn đã có thể độ chế chiếc quạt thường của mình thành 1 chiếc quạt điều hòa cực kỳ hiệu quả. Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương vào sáng ngày 2/6/2021, nhiều khu vực trên...