Giật mình về… “nghề khám bệnh”
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa công bố phát hiện gần 3.000 trường hợp bệnh nhân khám bệnh hơn 50 lần trở lên/người trong 4 tháng đầu năm, trong đó có trường hợp đi khám tới… 123 lần.
“Dùng” 5.000 viên thuốc trung 4,5 tháng
Ông Dương Tuấn Đức – Giám đốc Trung tâm Giám định Bảo hiểm y tế (BHYT) và thanh toán đa tuyến phía Bắc (BHXH Việt Nam) cho biết, bệnh nhân Triệu V (Bạc Liêu) từ ngày 2.1 đến 18.5 đã đi khám bệnh 112 lần tại 4 cơ sở y tế. Cụ thể, tháng 1 ông V khám 21 lần, tháng 2: 25 lần, tháng 3: 31 lần, tháng 4: 26 lần, tháng 5: 9 lần.
Hệ thống điện tử đã liệt kê, hầu như ngày nào ông V cũng đi khám bệnh, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ. Thậm chí nhiều ngày ông V đã “chạy tới chạy lui” giữa hai cơ sở y tế để khám bệnh 2 lần/ngày, cụ thể là các ngày 9.1, 23.1, 2.2, 8.2, 16.2, 24.2, 3.3, 4.3, 9.3…
Với 112 lần khám bệnh, ông V được cấp 112 lần thuốc, với tổng số 4.664 viên/ống thuốc. Tổng số tiền BHYT chi trả cho 112 lần khám là 13,6 triệu đồng. “Bệnh nhân này liên tiếp đi khám và có lẽ đây đã trở thành một “nghề”. Và nếu thực sự bệnh nhân đã sử dụng hết số thuốc được cấp mà vẫn còn khỏe mạnh thì có lẽ đây là một “hiện tượng” của ngành y tế” – ông Đức nhận xét.
Có sự chênh lệch trong thời gian nằm viện giữa bệnh nhân dịch vụ và bệnh nhân BHYT cùng thực hiện 1 kỹ thuật ở BV Mắt T.Ư (ảnh: Khám mắt ở BV Mắt T.Ư). ảnh: Diệu Linh
Còn bệnh nhân Lê Ngọc T (Sóc Trăng) đã đi khám 150 lần tại trạm y tế trong vòng hơn 4 tháng qua. Ông T “yêu” đi khám bệnh đến nỗi đi khám đều cả 5 ngày nghỉ Tết âm lịch từ 30 tháng Chạp đến mùng 4 Tết (tức 27-31.1 dương lịch). Tổng số tiền BHYT thanh toán cho bệnh nhân này là hơn 17,2 triệu đồng.
Video đang HOT
Ông Đức cho biết, có một thời gian dài bệnh nhân T chỉ đến trạm y tế để thay băng mỗi ngày với giá tiền 233.000 đồng/lần thay: “Giá thay băng theo quy định chỉ được 55.000 đồng/lần. Do đó, chúng tôi đã yêu cầu BHXH Sóc Trăng thu hồi tiền thu sai cho dịch vụ thay băng, thu hồi số tiền hơn 16 triệu đồng”.
Bà Trần Thị H (TP.Hồ Chí Minh) đã đến khám tại Phòng khám đa khoa Phước An tới 87 lần /4 tháng đầu năm 2017. Cứ cách 1 tuần bệnh nhân này lại được chỉ định làm một loạt các xét nghiệm, kê các đơn thuốc. Và hàng ngày bệnh nhân liên tục được điều trị bằng điện phân dẫn thuốc, tia hồng ngoại, siêu âm, dòng điện xung…
Nhiều chiêu trò trong bệnh viện
Trong tháng 4, BHXH Việt Nam đã có công văn gửi kiến nghị Bộ Y tế rà soát, đánh giá tình hình thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh tại các tuyến để xem xét, sửa đổi định mức kỹ thuật, bảo đảm bù đắp chi phí thực tế thực hiện dịch vụ. Đề nghị ngành y tế tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình chuyên môn, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh.
Không chỉ bệnh nhân “vượt trội” về số lần khám mà tại nhiều cơ sở y tế, hệ thống giám định điện tử đã “khui” ra nhiều bất thường về tần suất khám chữa bệnh, chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh; các tỉnh, cơ sở khám chữa bệnh gia tăng chi phí đột biến; những trường hợp bất thường như kéo dài ngày nằm viện, đề nghị thanh toán không đúng quy định; chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh quá mức cần thiết…
Ông Lê Văn Phúc – Phó Ban phụ trách Ban thực hiện Chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) đã chia sẻ thông tin: Tại Bệnh viện Thái Thượng Hoàng (Nghệ An), có bác sĩ hàn composite cổ răng với thời gian bình quân 5 phút/răng- trong khi định mức quy định là 30 phút. Bác sĩ tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Sơn La thực hiện kỹ thuật bó farafin chỉ 10 phút/lần, 2 lần/ngày- trong khi quy định phải 20 phút/lần và 1 lần/ngày.
Còn về hiện tượng kéo dài ngày điều trị để thu tiền, ông Đức ví dụ kỹ thuật phẫu thuật thay thuỷ tinh thể một mắt đơn thuần (mổ Phaco) chỉ cần nằm viện 1 ngày, bình quân số ngày nằm viện của bệnh nhân thực hiện kỹ thuật này là 1,7 ngày. Tuy nhiên, tại Bệnh viện Mắt Thanh Hóa, trung bình 1 bệnh nhân nằm 7,1 ngày, Bệnh viện Mắt Thái Nguyên cần 6,3 ngày, Bệnh viện Mắt Sơn La: 7,5 ngày… Còn ở nhiều bệnh viện mắt khác, bệnh nhân chỉ nằm viện 1 ngày. Chênh lệch tiền giường cho dịch vụ này ở các bệnh viện lên đến hơn 1,9 tỷ đồng.
Theo Danviet
Bệnh viện làm 6 giờ/ngày
Mới 16 giờ, bệnh viện đã nghỉ khám bệnh, không làm thủ tục ra viện.
Ngày 5-10, ông Lâm Quang Chứng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, cho biết sẽ kiểm tra phản ánh của người dân về việc cán bộ Bệnh viện Da liễu (phường Vĩnh Hải, TP Nha Trang) chỉ làm việc 6 giờ/ngày.
Vì làm trong môi trường lây lan...
Từ phản ánh của một số bạn đọc, chúng tôi có mặt tại Bệnh viện Da liễu lúc chưa đến 11 giờ ngày 5-10. Vừa dắt xe vào, người giữ xe chặn lại nói: "Đi khám bệnh à? Chiều đến, bây giờ người ta không làm nữa đâu, gửi xe chi mất công".
Trước cổng Bệnh viện Da liễu ghi giờ khám bệnh sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ, chiều từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ. Qua ghi nhận thực tế, mỗi ngày, khoảng 11 giờ và 16 giờ, bệnh viện đã đánh kẻng báo hiệu hết giờ làm. Ngay sau đó, nhiều cán bộ của bệnh viện ra về, bộ phận hành chính cũng đóng cửa.
11 giờ ngày 5-10, Bệnh viện Da liễu đánh kẻng, nhiều cán bộ đã ra về
Anh L., một bệnh nhân quê ở Phú Yên, cho biết ngày 3-10, chưa đến 16 giờ, anh cùng người nhà vào làm thủ tục ra viện nhưng cán bộ ở đây cho biết đã hết giờ làm, yêu cầu sáng mai làm thủ tục. "Tôi thực sự bất ngờ vì còn sớm như vậy mà bệnh viện đã đóng cửa, nghỉ làm. Nhà xa, đành phải ở lại một đêm để chờ ngày mai làm thủ tục. Trước đó, khi vào khám bệnh, tôi đến lúc 10 giờ 45 phút cũng không được khám" - anh L. cho biết.
Chiều 5-10, khi chúng tôi đăng ký làm việc với bệnh viện, Phòng Tổ chức - Hành chính có 3 người làm việc, sau đó 1 người lên xe máy đi ra cổng. Đến khoảng 15 giờ 30 phút, chỉ còn ông Nguyễn Văn Dung (trưởng phòng) ở lại tiếp chúng tôi. Ông Dung thừa nhận ông cũng từng giải thích với những bệnh nhân đến khám gần hết giờ quy định là chỉ tiếp nhận những ca cấp cứu, còn lại bác sĩ phòng khám đã tắt máy móc, thiết bị. "Có người đến khám không theo lịch hẹn nên rất khó nói việc này đúng hay sai (!?)" - ông Dung nói.
Về việc bệnh viện chỉ khám bệnh 6 giờ/ngày, ông Dung lý giải bệnh viện thuộc cơ sở làm việc trong môi trường lây nhiễm cao, tiếp xúc bệnh nhân lở loét như bệnh phong, da liễu... Do đó, áp dụng theo Bộ Luật Lao động được phép rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày từ 1-2 giờ. "Bác sĩ làm việc 6 giờ/ngày nhưng người làm hành chính nếu không có bác sĩ ký thì sao ra viện được? Hành chính theo công việc mà làm, bác sĩ như đầu tàu, có bác sĩ thì mới khám bệnh được. Cái đó cũng rõ ràng rồi nên tất cả anh em ở đây đều làm việc 6 giờ hết vì nằm trong môi trường lây lan" - ông Dung nói.
Cần bảo đảm thời gian phục vụ
Theo danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Y tế ban hành, được làm việc 6 giờ/ngày chỉ có những người trực tiếp khám, điều trị, phục vụ bệnh nhân da liễu, hộ lý, người trực tiếp rửa, hấp, sấy, tiêu hủy các dụng cụ y tế, bệnh phẩm, chai lọ đựng thuốc, giặt giũ quần áo bệnh nhân mới được quy định ngành nghề nặng nhọc, độc hại vì thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân lở loét, nguy cơ lây nhiễm cao, công việc thủ công nặng nhọc, tiếp xúc với các hóa chất, chất thải của bệnh nhân và vi sinh vật gây bệnh. Không có quy định nào cho thấy những người làm việc hành chính trong các cơ sở da liễu được hưởng các chế độ về độc hại, nặng nhọc.
Trong khi đó, theo tìm hiểu của phóng viên, nhiều phòng khám tại TP Nha Trang của các bác sĩ Bệnh viện Da liễu như bác sĩ C. (đường Đinh Tiên Hoàng), bác sĩ H. (đường 2-4), bác sĩ K. (đường 2-4) mở cửa khám bệnh từ 16 giờ 30 phút.
Về phía lãnh đạo Sở Y tế, ông Lâm Quang Chứng cho biết nhiều bệnh viện mang tính đặc thù thì được rút ngắn thời gian làm việc theo Bộ Luật Lao động nhưng chỉ áp dụng với y, bác sĩ. Với cán bộ hành chính tại Bệnh viện Da liễu chỉ làm 6 giờ/ngày, sở sẽ ghi nhận, cho kiểm tra lại. "Cần có cách tổ chức để làm thế nào bảo đảm công tác phục vụ bệnh nhân" - ông Chứng nhấn mạnh.
Chưa có chế tài xử lý cụ thể Ông Ngô Truyện, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hòa, cho biết cán bộ, công chức, viên chức đều phải tuân thủ luật pháp, ngày làm 8 giờ, trừ một số trường hợp quy định riêng, nếu làm ít hơn là vi phạm quy định. Tuy vậy, từ trước đến nay, chưa thực hiện việc kiểm tra, xử lý tình trạng "đi muộn về sớm", "ăn cắp giờ công". "Thực tế chưa có chế tài cụ thể như đi muộn bao nhiêu phút thì phạt như thế nào. Do đó, các quy định chỉ yêu cầu thủ trưởng đơn vị nhắc nhở nếu phát hiện nhân viên vi phạm thì kiểm điểm, khiển trách, cắt thi đua" - ông Truyện nói.
Theo KỲ NAM (Người lao động)
Những quy định nổi bật có hiệu lực từ tháng 10 Người bệnh không được thanh toán tiền khám khi cấp cứu từ 4 giờ trở lên, thời gian nghỉ phép của quân nhân chuyên nghiệp, quyền được cung cấp dữ liệu tài nguyên, môi trường biển, đảo..., là những quy định nổi bật có hiệu lực từ tháng 10. Không thanh toán tiền khám bệnh khi cấp cứu từ 4 giờ trở lên...