Giật mình… tự chế nước muối sinh lý
Nguyễn Văn Bính (SN 1979) có hộ khẩu thường trú ở Phổ Yên, Thái Nguyên và vợ là Nguyễn Thị Thu Trang (SN 1988) có hộ khẩu thường trú ở Hồng Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội thuê trọ tại ngõ 20, đội 2 xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì vừa bị CAH Thanh Trì phát hiện sản xuất nước muối giả (loại nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9%).
Tin từ CAH Thanh Trì cho biết, 10h30 ngày 29-12, Đồn Công an Cầu Bươu bắt quả tang vợ chồng Bích – Trang đang sản xuất nước muối sinh lý giả bằng công nghệ tự chế. Tại thời điểm đó, lực lượng Công an thu tại hiện trường 40 thùng đựng các lọ muối sinh lý đã đóng thành phẩm (mỗi thùng có 24 chai nhãn mác Natri Clorid 0,9% mang tên Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nhật, địa chỉ ở Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, Hà Nội), 1 bao tải muối, 2 lọ nhựa đựng chất bột màu trắng có chữ Trung Quốc không rõ nguồn gốc; trên 1.000 vỏ chai, nắp nhựa; khoảng 3 kg tem, nhãn mác cùng các dụng cụ sản xuất như thùng, phi nhựa, bộ lọc nước muối…
Công nghệ làm nước muối dởm của vợ chồng Bích – Trang
Dung dịch dùng để pha chế nước muối dởm
Video đang HOT
Nước muối được pha chế trong chiếc thùng cực… bẩn
Qua đấu tranh, cặp vợ chồng này khai nhận công nghệ sản xuất nước muối sinh lý giả được chế biến qua các công đoạn dùng nước uống tinh khiết đóng bình (mua ở ngoài thị trường với giá hơn 10.000 đồng/thùng) để hòa tan muối trắng (loại muối thô bán ở các chợ), cùng với chất bột màu trắng của Trung Quốc trong thùng nhựa (chất bột màu trắng của Trung Quốc có tác dụng làm trong nước); sau đó dùng vòi dẫn nước này qua bộ lọc gồm 3 ống nhựa rồi dẫn tiếp nước muối sinh lý đã được lọc “sạch” vào thùng phi nhựa (loại 600 lít) để đóng vào chai nhựa thành phẩm có dán tem, nhãn mác.
“Thành phẩm” của “công nghệ” làm nước muối dởm
Sau những công đoạn nêu trên, vợ chồng Bính – Trang mang bán số nước muối sinh lý này ở chợ thuốc Ngọc Khánh, quận Ba Đình với giá 3.000 đồng/chai để kiếm lời. Theo tìm hiểu của PV ANTĐ, loại nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% được bày bán thông dụng ở các hiệu thuốc, có tác dụng cho vệ sinh cá nhân như súc miệng, rửa vết thương, ngâm rau hoa quả tươi và được người tiêu dùng thường xuyên sử dụng.
Vụ việc đang được CAH Thanh Trì tiếp tục điều tra, xử lý.
Theo ANTD
Viêm loét miệng chữa thế nào?
Chữa bệnh cần phải chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh để điều trị khỏi hẳn. Song nguyên nhân gây bệnh rất khó khăn nên phải được bác sĩ chuyên khoa khám kỹ và làm các xét nghiệm cần thiết.
Cháu hay bị vết loét ở lưỡi, lợi và môi gây đau, xót khi ăn uống. Cháu rất muốn biết cách phòng và chữa khỏi bệnh, nhờ bác sĩ hướng dẫn?
Đào Thị Tính (Đà Nẵng)
Vết loét ở môi, lưỡi hay viêm loét niêm mạc trong miệng là bệnh rất thường gặp. Vết loét thường gây đau, xót khi ăn uống nhất là khi ăn thức ăn mặn.
Nguyên nhân gây bệnh có thể do: ăn thức ăn quá nóng, viêm loét do nhiệt, viêm loét niêm mạc do nấm Candida; lở loét ở miệng do bệnh đái tháo đường; do cơ thể bị thiếu các loại vitamin C, PP, nhóm B...
Chữa bệnh cần phải chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh để điều trị khỏi hẳn. Nhưng do việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh rất khó khăn nên phải được bác sĩ chuyên khoa khám kỹ và làm các xét nghiệm cần thiết.
Do đó bạn nên đến chuyên khoa răng hàm mặt của bệnh viện để được khám và điều trị đúng.
Để phòng bệnh, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau: vệ sinh răng miệng bằng cách súc miệng bằng nước muối sinh lý 3 lần/ngày hoặc dùng dung dịch súc miệng;...
Chải răng 2 lần/ngày (sáng và tối) nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương niêm mạc miệng nhất là chỗ đang loét đau; ăn tăng rau xanh, trái cây, uống nước cam, chanh, uống bổ sung các vitamin C, PP và vitamin nhóm B.
BS. Trần Thanh Tâm
Theo SKĐS