Giật mình trước viễn cảnh chiến tranh Mỹ-Triều Tiên
Một quan chức cấp cao của NATO hôm qua (29/3) cho biết, một cuộc xung đột quân sự giữa Mỹ và Triều Tiên là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, ông này bày tỏ sự tin tưởng, Washington và các đồng minh của nước này có khả năng ngăn chặn viễn cảnh kinh khủng đó.
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un luôn đặt ưu tiên hàng đầu cho quân đội
Phó Tổng thư ký NATO – ông Alexander Vershbow hôm qua đã nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn đài phát thanh Ekho Moskvy của Nga rằng, sự thiếu kinh nghiệm của Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un là một nhân tố thêm nữa khiến tình hình bán đảo Triều Tiên trở nên khó lường.
“Chẳng ai có thể chắc chắn được điều gì, đặc biệt là khi họ có một người lãnh đạo mới, trẻ và chưa qua thử thách”, ông Vershbow đã nhận định như vậy.
Video đang HOT
Căng thẳng giữa phương Tây và Triều Tiên đang leo thang cao độ sau khi Bình Nhưỡng tuần này đe dọa sẽ có đòn đáp trả bằng quân sự đối với cuộc tập trận rầm rộ của hàng ngàn binh lính Mỹ và Hàn Quốc ở khu vực biên giới liên Triều. Cuộc tập trận này được xem là một hành động phô trương sức mạnh nhằm thị uy, răn đe Bình Nhưỡng.
Cuộc tập trận quy mô lớn mang tên Key Resolve được khởi động từ ngày 11/3 và có sự tham gia của khoảng 10.000 binh lính Hàn Quốc và 3.500 quân Mỹ. Các quan chức ở thủ đô Washington cho biết, cuộc tập trận chung với Hàn Quốc là nhằm thể hiện sự sẵn sàng của Mỹ trong việc ngăn chặn bất kỳ cuộc xâm lược nào vào bán đảo Triều Tiên.
Theo Phó Tổng thư ký NATO Vershbow, ông này tin rằng, lập trường trên của Mỹ sẽ tạo ra bước đột phá trong cuộc đối đầu với Bình Nhưỡng hiện nay.
“Triều Tiên liên tục có những lời đe dọa mạnh bạo và đầy khiêu khích. Tuy nhiên, tôi nghĩ, Mỹ và các nước đồng minh lại có năng lực rất lớn trong việc ngăn cản bất kỳ một hành động quân sự nào như thế”, ông Vershbow cho biết.
“Triều Tiên đã nhận được thông điệp rất rõ ràng từ Mỹ và từ Hàn Quốc rằng, bất kỳ hành động khiêu khích quân sự nào đều sẽ vấp phải sự phản ứng kiên quyết”, ông Vershbow nói thêm.
Trước cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn, Bình Nhưỡng từng đe dọa sẽ tấn công phủ đầu hạt nhân vào Mỹ và sẽ trả đũa nếu Mỹ, Hàn xúc tiến cuộc tập trận. Trong một động thái gây giật mình, Triều Tiên đã tuyên bố hủy bỏ hiệp ước đình chiến.
Hôm qua, Nhà lãnh đạo Kim Jong Un còn ra lệnh cho các đơn vị tên lửa chiến lược sẵn sàng nhằm vào các mục tiêu của Mỹ và Hàn Quốc.
Ông Vershbow – một cựu Đại sứ Mỹ tại Nga, thừa nhận, Triều Tiên có năng lực quân sự đáng kể nhưng ông này vẫn không rõ khả năng thực hiện một cuộc tấn công của Triều Tiên đến đâu.
“Triều Tiên đã tiến hành thử tên lửa tầm xa mặc dù họ vẫn đang chỉ ở giai đoạn đầu của việc triển khai những tên lửa đó. Không rõ Triều Tiên có khả năng gây tổn thất đến đâu nếu tấn công vào lãnh thổ Mỹ nhưng chắc chắn họ có thể gây tổn thất rất lớn đối với Hàn Quốc”, vị quan chức cấp cao của NATO nhận định.
Theo vietbao
Tàu chiến Trung Quốc vẫn "lởn vởn" ở Trường Sa
Tưởng Vĩ Liệt, Tư lệnh Hạm đội Nam Hải, chỉ huy cuộc tập trận hôm qua cũng có buổi làm việc với chỉ huy tàu Ngư chính 45.001 đang hoạt động trái phép tạiĐá Vành Khăn,Trường Sa.
Tàu Ngư chính 45.001 và tàu hộ vệ 563 Trung Quốc neo đậu trái phép tại Đá Vành Khăn, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam ngày hôm qua 27/3
Tờ Nhân Dân nhật báo Trung Quốc ngày 28/3 đưa tin, hôm qua 27/3 biên đội 4 tàu chiến hạm đội Nam Hải, Trung Quốc đang tổ chức tập trận và tuần tra (trái phép) trên Biển Đông, khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) đã kéo tới khu vực Đá Vành Khăn, Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng và đồn trú trái phép.
Trước đó, tờ Manila Standard Today xuất bản tại Philippines ngày 26/3 đưa tin, tàu chiến Trung Quốc đã rút khỏi Trường Sa hôm 25/3 kéo ra Tây Thái Bình Dương tập trận, dọc đường cơ động qua eo biển Bashi giữa Philippines và Đài Loan, vừa đi vừa giễu võ dương oai gây sức ép với Manila, nhưng sau đó bài báo đã bị gỡ bỏ.
Bản tin trên tờ Nhân Dân nhật báo hôm nay cho hay, cho tới hôm qua, thứ Tư 27/3 biên đội tàu chiến hạm đội Trung Quốc vẫn lởn vởn ở Trường Sa và thực hiện cái gọi là "tuần tra" trái phép xung quanh Đá Vành Khăn, nơi Trung Quốc chiếm đóng trái phép, xây dựng nhà nổi kiên cố và kéo "ngư dân" ra nuôi trồng thủy sản (trái phép) tại khu vực này.
Tưởng Vĩ Liệt, Tư lệnh Hạm đội Nam Hải, chỉ huy cuộc tập trận hôm qua cũng có buổi làm việc với chỉ huy tàu Ngư chính 45.001 đang hoạt động trái phép tại Đá Vành Khăn, Trường Sa. 4 tàu chiến hạm đội Nam Hải gồm tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn, tàu khu trục Lan Châu, 2 tàu hộ vệ Ngọc Lâm và Hành Thủy rời cảng Tam Á, Hải Nam hôm 19/3 kéo ra Biển Đông, Trường Sa và Tây Thái Bình Dương tập trận.
Trong một động thái khác có liên quan, biên đội tàu chiến Trung Quốc trước đó cũng đã kéo đến khu vực bãi ngầm James cách bờ biển phía Nam Malaysia 80 km mà Bắc Kinh luôn rêu rao là "điểm cực Nam của Trung Quốc" với tham vọng bá chiếm Biển Đông bằng đường "lưỡi bò" phi pháp.
Bắc Kinh đã thả trái phép cái gọi là "bia chủ quyền" của mình năm 2010 tại bãi ngầm James mà họ tự đặt tên là bãi ngầm Tăng Mẫu. Động thái của Trung Quốc tập trận (trái phép) ở Trường Sa và kéo tàu chiến ra bãi ngầm James được một số học giả cho rằng là sự thể hiện quan điểm cứng rắn của Tập Cận Bình và chuyển tải thông điệp này tới ASEAN trong năm Brunei đảm nhiệm ghế Chủ tịch luân phiên.
Theo vietbao
Dự đoán kịch bản chiến tranh Triều Tiên Động thái cứng rắn giữaTriều TiênvàMỹ-Hàn Quốcdấy lên lo ngại về một cuộc chiến hủy diệt bằng vũ khí hạt nhân nhưng giới hạn của cuộc xung đột tương lai dường như chỉ là trận đấu pháo. Bên miệng hố chiến tranh Xét về mặt kỹ thuật, giữa hai miền Triều Tiên mới chỉ có một hiệp định đình chiến ký năm 1953,...