Giật mình tin nhắn của vị giám đốc gửi cho bạn trước khi chết
Trước khi anh Bình và con gái được phát hiện chết trong tư thế treo cổ, anh đã nhắn tin cho một đồng nghiệp với nội dung: “giờ này vẫn còn sống”.
Theo báo VietnamNet, vào khoảng 12h30 ngày 30/4, người dân trong khu dân cư Đông Xuân An, thuộc phường Xuân An, nghe tiếng kêu thất thanh từ trụ sở Công ty TNHH Xây lắp – Thương mại Tấn Phát ở số nhà I17, lô I, KDC Đông Xuân An, thuộc phường Xuân An, TP Phan Thiết (Bình Thuận).
Khi người dân xung quanh chạy đến thì thấy chị Lê Thị Minh Sương đang gào khóc, phía trên lan can tầng lầu chồng chị Sương là anh Lê Vũ Bình (39 tuổi), giám đốc công ty Tấn Phát và con gái là Lê Ngọc Uyên Chi (5 tuổi) chết trong tư thế treo cổ.
Cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường căn nhà xảy ra sự việc. Ảnh: Báo VietnamNet.
Sự việc nhanh chóng được trình báo cơ quan công an. Rất đông người thân, nhân viên công ty Tấn Phát và người dân đến hiện trường để theo dõi sự việc.
Theo báo Công an TP. HCM, chị Hoàng Thị Xuân Hòa, nhân viên kế toán của công ty kể, thời gian gần đây anh Bình có nhiều biểu hiện mệt mỏi, áp lực về tâm lý, hay buồn bực và có lần nói về ý định tự tử. Khoảng 5 giờ sáng cùng ngày, anh Bình bất ngờ nhắn tin cho chị Hoà nói:
“Giờ này vẫn còn sống” rồi im lặng. Đến trưa thì chị Hòa nhận được điện thoại của chị Sương thông báo Giám đốc và con gái chết trong nhà.
Video đang HOT
Một người bạn thân của vợ chồng anh Bình thông tin, cuộc sống vợ chồng nạn nhân gần đây xảy ra nhiều mâu thuẫn nên cả hai nộp đơn ra tòa xin ly dị.
Được biết, anh Lê Vũ Bình là giám đốc công ty Tấn Phát, trụ sở công ty cũng là nơi sinh sống của vợ chồng anh Bình và chị Sương. Trước đó, anh Bình từng trải qua một đời vợ và có 1 con trai 12 tuổi. Khi lập gia đình mới, vợ chồng anh Bình có 2 con là bé Chi và một bé gái 3 tuổi.
Hiện, cơ quan chức năng đang điều tra vụ việc.
Theo Tin tức
Đại án Chi nhánh Agribank 6, TP. HCM: "Siêu lừa" gặp Trầm Bê hỏi vay tiền
Ngân hàng Phương Nam - nơi gia đình ông Trầm Bê nắm giữ một lượng cổ phần khá lớn cũng là một trong những nơi mà "siêu lừa" Dương Thanh Cường từng đến gõ cửa vay tiền.
Bị cáo Dương Thanh Cường được dẫn giải vào tòa sáng nay
Giữ vai trò quan trọng trong đại án xảy ra tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh 6 gây thiệt hại gần ngàn tỉ đồng, Dương Thanh Cường (SN 1966, nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Bình Phát) là đối tượng từng có 2 tiền án với hàng loạt tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trốn thuế, đưa hối lộ.
Năm 2005, sau khi được đặc xác tha tù trước thời hạn, Cường tiếp tục sử dụng các thủ đoạn phạm pháp để "làm kinh tế".
"Ông trùm" lừa đảo
Theo cáo trạng, ngoài Công ty Bình Phát, Dương Thanh Cường còn đứng ra thành lập hàng loạt công ty, thuê người đứng tên Giám đốc đại diện theo pháp luật như: Công ty TNHH đầu tư xây dựng Tấn Phát, Công ty TNHH SX-XD-TM Thanh Phát Công ty TNHH Cửu Long Phát, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tân Đại Phát, Công ty TNHH TM-DV-XD Châu Hoàng Ngân, Công ty CP-XD-TM Bình Phát.
Năm 2006, Công ty Dệt kim Đông Phương (DNNN) được Bộ Tài chính chấp thuận cho chuyển mục đích sử dụng hơn 17.000 m2 tại số 10 Âu Cơ (quận Tân Phú, TP.HCM) để lập dự án xây dựng khu thương mại dịch vụ và chung cư cao tầng theo quy hoạch của TP.HCM.
Quá trình thực hiện dự án, Lê Thành Công - Giám đốc Công ty Đông Phương đã ký hợp đồng liên doanh và phụ lục hợp đồng với Công ty cổ phần bất động sản Phương Nam. Theo đó, công ty liên doanh có tên là Công ty TNHH Đông Phương Phát.
Sau này, công ty Phương Nam ký tiếp hợp đồng chuyển 80% vốn góp của mình cho Công ty Bình Phát do Dương Thanh Cường làm Tổng giám đốc. Theo đó, phía Cường có trách nhiệm đóng tiền chuyển mục đích sử dụng đất tại số 10 Âu Cơ.
Để có tiền thực hiện liên kết trên, Cường gặp Hồ Đăng Trung - Giám đốc Agribank chi nhánh 6 đặt vấn đề vay tiền. Trung đồng ý cho Tấn Phát vay tiền và giao cho Phòng tín dụng thực hiện. Ngay sau đó, Cường chỉ đạo em rể là Thái Cường đại diện Công ty Tấn Phát ký hồ sơ vay của Agribank chi nhánh 6 số tiền 170 tỷ đồng, tài sản đảm bảo là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) tại số 10 Âu Cơ và số 44 An Dương Vương, phường 16, quận 8, TP.HCM.
Biết rõ hồ sơ vay của Công ty Tấn Phát không đạt yêu cầu theo quy định nhưng Hồ Văn Long - Trưởng phòng tín dụng vẫn đề xuất, Hồ Đăng Trung ký duyệt.
Gõ cửa nhiều nơi vay tiền tỷ
Ngày 17/4/2008, sau khi rút được 170 tỷ đồng từ Agribank chi nhánh 6, Dương Thanh Cường chỉ đạo Thái Cường ký công văn gửi đến ngân hàng này đề nghị cho mượn lại GCNQSDĐ tại số 10 Âu Cơ với lý do để hoàn thành thủ tục pháp lý.
Tuy nhiên, sau khi hoàn tất thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất từ Công ty Đông Phương sang Công ty của mình, Cường không trả lại GCNQSDĐ trên mà đem đến Ngân hàng Phương Nam thế chấp để Công ty Đông Phương Phát vay tiền.
Cáo trạng thể hiện, trước khi vay tiền tại Ngân hàng Phương Nam, Cường có gặp ông Trầm Bê đề nghị vay tiền. Ông Trầm Bê nói với Cường là có tài sản thế chấp thì sẽ giải quyết cho vay. Cường không bàn bạc, thỏa thuận gì với ông Trầm Bê.
Ông Trầm Bê và phía Ngân hàng Phương Nam không biết GCNQSDĐ tại số 10 Âu Cơ đã được Cường thế chấp cho Agribank chi nhánh 6 nên mới ký duyệt cho vay. Quá trình cho vay, ngân hàng này đã làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định pháp luật, không nhận được sự phản hồi của các cơ quan pháp luật cũng như Agribank chi nhánh 6.
Do vậy khi đến hạn, Ngân hàng Phương Nam thu hồi vốn theo hợp đồng mua bán nợ giữa Công ty Đông Phương Phát với Công ty TNHH quản lý nợ và khai thác tài sản thuộc Ngân hàng Phương Nam. Điều này dẫn đến Agribank chi nhánh 6 bị thiệt hại.
Theo Vietnamnet
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Xét xử vụ án gây thất thoát gần một nghìn tỷ đồng tại Agribank Ngày 22-10, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án tham nhũng gây thiệt hại 966 tỷ đồng tại Công ty Dệt kim Đông Phương và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh 6. Đây là một trong tám vụ án lớn được Ban chỉ đạo Trung ương về...