Giật mình thiếu nữ lạm dụng thuốc phá thai
Giới trẻ đến viện phá thai rất lớn, tỷ lệ người vị thành niên chiếm khoảng 20%. Một con số không hề nhỏ. Chính sự không hiểu biết về an toàn tình dục và tâm lý e ngại của các bạn trẻ đã dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc phá thai tràn lan, không theo chỉ định.
Các bạn hiện nay đang trong tình trạng “điếc không sợ súng”. Nhiều trường hợp tự mua thuốc phá thai về dùng thì rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Phá thai bằng thuốc theo quy định chỉ áp dụng ở những tuyến có phẫu thuật, thông thường thì từ các bệnh viện tuyến huyện trở lên, những cơ sở được cấp phép, đồng thời việc bán loại thuốc này cũng có những quy định hết sức nghiêm ngặt từ Bộ Y tế.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, mua loại thuốc này dễ chẳng khác nào “mua rau”, chỉ cần ghé tai hỏi nhỏ thì rất nhiều hiệu thuốc sẵn sàng bán kèm theo vài lời hướng dẫn hết sức sơ sài. Cũng chính vì mua thuốc dễ, hướng dẫn sơ sài mà nhiều người, đặc biệt là giới trẻ đang lạm dụng thuốc phá thai một cách đáng báo động, mà không hề biết những hậu quả khôn lường đang đợi mình ở phía trước..
Mua thuốc phá thai dễ như mua rau!
Có mặt tại phòng khám bệnh của Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Viện C) – Hà Nội sáng 9/11, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước rất nhiều thiếu nữ đang ngồi đợi ở hành lang. Đủ mọi lứa tuổi đến viện nhưng có lẽ những bạn trẻ đang ngồi đây đều có một lý do riêng và cùng chung mục đích: giải quyết “hậu quả”.
Trần Kim A. (19 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) ngồi một mình đợi trước cửa phòng thủ thuật, A. cho biết bị chậm kinh được gần 2 tuần, thử test biết có thai. Không đi khám kiểm tra, cô tự mua thuốc phá thai về uống. Thấy người mệt, rong kinh nên đến viện để khám, không ngờ bị sót nhau, viêm phụ khoa nên phải làm thủ thuật. Khi được hỏi: “Thuốc phá thai cửa hàng thuốc cũng bán à”, thì cô bé trả lời rất vô tư: “Chị ra hàng thuốc nào chả có, hỏi mua thuốc gì cũng có hết”.
Phá thai bằng thuốc đơn giản nên được nhiều người lựa chọn, nhất là giới trẻ, nhưng những tác hại khôn lường để lại sau mỗi lần sử dụng thì không phải ai cũng biết. Theo TS. BS Đinh Bích Thủy – Trưởng phòng khám dịch vụ Viện C thì phá thai bằng thuốc đã được đưa vào sử dụng gần 10 năm nay bên cạnh phương pháp thủ thuật. Đây là phương pháp uống thuốc để sẩy thai tự nhiên, các bệnh viện đang áp dụng cho những người có thai dưới 7 tuần tuổi hoặc chưa qua 49 ngày kể từ sau ngày tắt kinh. Phá thai bằng thuốc có ưu điểm hơn nạo, hút thai khi không can thiệp trực tiếp vào cổ tử cung nhưng lại dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như dễ bị băng huyết, đau bụng và gây mệt mỏi, có trường hợp sót thai… Thậm chí có thể để lại hậu quả đau lòng như bị vô sinh.
Bạn Minh, 22 tuổi, một bệnh nhân đang chờ khám nói: “Giờ mua thuốc dễ lắm, ra hàng thuốc lớn chị hỏi mua thuốc phá thai, người ta đưa chị mấy loại, tên gọi khác nhau, nhưng tác dụng giống nhau. Chị thai nhỏ thì uống tốt, không cần phải làm thủ thuật”.
Video đang HOT
TS, Bác sĩ Đinh Bích Thủy đang khám, tư vấn cho một bệnh nhân
Theo lời giới thiệu từ Minh, dạo qua một số cửa hàng tân dược tại khu vực quận Tây Hồ, quận Hai Bà Trưng, chúng tôi không khỏi giật mình trước thực tế, mua thuốc phá thai quá dễ dàng. Tại một hiệu thuốc trên phố Yên Phụ, khi được hỏi mua thuốc phá thai, chị chủ cửa hàng nhiệt tình giới thiệu có 3 loại thuốc xuất xứ từ Anh, Ấn Độ và thuốc nội. Mức giá từ 300.000 đồng – 500.000 đồng/viên. Sau đó chị giới thiệu chi tiết 2 loại thuốc là Mifepriston – chất có thể làm cho thai ngừng phát triển, Misoproton (thuộc nhóm protaglandine) là thuốc gây co bóp cổ tử cung làm sẩy thai.
Vòng qua một số cửa hàng thuốc trên đường Hai Bà Trưng, Quán Sứ, Nguyễn Khuyến… khi hỏi thuốc phá thai thì rất nhiều cửa hàng cũng sẵn sàng bán mà không cần phiếu chỉ định của bác sĩ.
Rủi ro khi phá thai bằng thuốc
Giới trẻ đến viện phá thai rất lớn, tỷ lệ người vị thành niên chiếm khoảng 20%. Một con số không hề nhỏ. Chính sự không hiểu biết về an toàn tình dục và tâm lý e ngại của các bạn trẻ đã dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc phá thai tràn lan, không theo chỉ định. Các bạn hiện nay đang trong tình trạng “điếc không sợ súng”.
Trong vai người đang có bầu 6 tuần, tôi liên hệ với 2 phòng khám ở đường Trần Duy Hưng, đường Láng (Hà Nội) hỏi về việc sử dụng thuốc phá thai, thì các bác sĩ ở đây tư vấn tốt nhất nên làm thủ thuật. Vì dùng thuốc gây ra rong huyết kéo dài có khi ra máu 1, 2 tháng và rất mệt. Có rất nhiều trường hợp dùng thuốc xong vẫn không ra hết thai lại phải làm thủ thuật. Đặt câu hỏi về sử dụng thuốc phá thai mà giới trẻ hiện nay đang ưa dùng thì bác sĩ trả lời đầy lo ngại trước hiện tượng này bởi tự ý sử dụng thuốc rất nguy hiểm khi các bạn trẻ cứ tự tiện dùng mà không nghĩ tới hậu quả mình có thể gặp phải.
Theo Bác sĩ Đinh Bích Thủy, ở Viện C, có nhiều trường hợp sau khi phá thai ở cơ sở bên ngoài phải nhập viện cấp cứu. Bệnh nhân dùng thuốc cũng có, họ vào viện với tình trạng mất máu nhiều, viêm nhiễm nặng, nhiễm trùng tử cung, sót nhau, băng huyết… tỷ lệ dẫn đến vô sinh là rất cao.
Những trường hợp tự mua thuốc phá thai về dùng thì rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Sử dụng thuốc đúng quy trình thì tỷ lệ thành công từ 87-90%, sẽ có một số tai biến như băng huyết, sót nhau. Còn tự mua về sử dụng theo cách truyền miệng thì rất nguy hiểm, không thể đùa được với tính mạng.
Bệnh nhân đến phá thai bằng thuốc sẽ được các bác sĩ tư vấn rất kỹ, nói rõ những rủi ro, tai biến trong quá trình sử dụng thuốc và hậu quả để lại để bệnh nhân quyết định. Bệnh nhân dị ứng với thuốc hoặc có bệnh lý về tim mạch, gan, viêm nhiễm, đặc biệt là chửa ngoài tử cung không được phép sử dụng thuốc.
TS. BS Đinh Bích Thủy - Trưởng phòng khám dịch vụ, Bệnh viện Phụ sản TW khuyến cáo:
Để phòng tránh những rủi ro về mặt sức khỏe, trước khi đưa ra quyết định giữ hay bỏ thai, các bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa phụ sản có uy tín hoặc bệnh viện để được thăm khám, tư vấn biện pháp phù hợp, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc phá thai khi chưa có chỉ định của bác sĩ bởi có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Những người có sẹo ở tử cung như từng nạo hút hoặc sinh mổ, có thành cơ tử cung không chắc chắn, có chít hẹp ở cổ tử cung hoặc cơ địa mẫn cảm đều phải cảnh giác với biện pháp phá thai bằng thuốc.
Theo 24h
"Nên xác định tuổi thành niên là 16"
Đó là đề nghị của thiếu tướng Hồ Trọng Ngũ, phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - an ninh của Quốc hội.
Thiếu tướng Hồ Trọng Ngũ cho rằng "đã đến lúc xã hội phải thay đổi quan niệm về tuổi vị thành niên". Trao đổi với PV về vấn đề này, thiếu tướng Hồ Trọng Ngũ nói:
- Như tôi phát biểu trước Quốc hội, sau vụ Lê Văn Luyện, tôi cảm thấy lương tri và trách nhiệm của chúng ta bị thử thách. Vì chúng ta đã có cảm giác bất lực trước hành vi tàn bạo. Nhiều người rất xót xa trước cảnh những tội phạm vị thành niên khi cho tay vào còng số tám vẫn nhếch mép cười, giễu cợt, bởi biết mình sẽ không bị xử ở khung hình phạt cao nhất.
Chúng ta càng đau xót khi lên mạng Internet chứng kiến cảnh không ít trẻ em đã tô vẽ hình ảnh Lê Văn Luyện, đặt nhạc đặt vè về Lê Văn Luyện và thậm chí coi như một hình tượng có sức thu hút.
Thiếu tướng Hồ Trọng Ngũ - Ảnh: V.Dũng
* Báo cáo của Chính phủ cho thấy tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên tăng đột biến. Ông đánh giá thế nào về tình trạng này?
- Mọi người đều có chung đánh giá tình hình đang hết sức nghiêm trọng. Trong năm năm gần đây, có hơn 49.000 vụ phạm pháp hình sự với hơn 76.000 người chưa thành niên phạm tội thực hiện. Xét về mặt cơ cấu, tội phạm do nhóm này thực hiện có đủ mọi loại, từ trộm cắp, cướp giật, xâm phạm sở hữu đến cướp, giết người, đến các tội về kinh tế, kể cả tham nhũng cũng tham gia (mặc dù chưa phải là chủ thể nhưng có vai trò phối hợp cung cấp thông tin), đặc biệt là trong tội phạm công nghệ cao, tội phạm về môi trường và các tội xâm phạm an toàn công cộng. Gần đây, tội phạm trong thanh thiếu niên có tính chất tổ chức lại gia tăng, việc sử dụng hung khí, vũ khí nóng trở nên phổ biến.
Sau vụ án Lê Văn Luyện, nhiều người cho rằng cần phải hạ tuổi thành niên
* Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiêm trọng này?
- Khi nghiên cứu tôi thấy có sáu nguyên nhân chính: Thứ nhất, xã hội chưa đánh giá đúng năng lực hành vi và năng lực pháp luật của nhóm tuổi đang được coi là vị thành niên. Chúng ta vẫn coi các em độ tuổi này là non nớt, ít hiểu biết, thiếu kinh nghiệm sống... Thái độ bao cấp về pháp lý, về nhận thức của gia đình, nhà trường, xã hội với các em là nguyên nhân rất quan trọng. Nhiều bậc cha mẹ, thầy cô dường như không công nhận sự trưởng thành về cả thể chất, ý thức, nhận thức của các em, vẫn đánh giá các em ở độ tuổi này như ở thời điểm nửa thế kỷ về trước. Trong khi đó, các em đang sống trong thế giới có sự hòa nhập rất nhanh, cập nhật thông tin đa chiều hằng ngày và ý thức rõ về mình. Nhiều vụ phạm pháp được các em thực hiện vì biết rằng tuổi của mình chỉ bị xử lý ở khung rất nhẹ.
"Tôi cho rằng xã hội đến lúc phải thay đổi quan niệm, để các em từ 16-18 tuổi được đứng ra giải quyết những vấn đề của mình và tham gia giải quyết những vấn đề xã hội một cách bình đẳng như người lớn. Tại sao ở nước ngoài có những nhà lãnh đạo rất trẻ, những doanh nhân thành đạt khi còn rất trẻ? Đó là kết quả của việc đánh giá, nhìn nhận đúng sự trưởng thành của lớp trẻ".
Thiếu tướng Hồ Trọng Ngũ
Thứ hai, chính khoảng trống của pháp luật khiến các đối tượng vị thành niên và những đối tượng người lớn có ý định phạm tội lôi kéo các em thực hiện hành vi phạm tội, dùng các em làm bia đỡ đạn.
Thứ ba, đang có sự xung đột giá trị. Kinh tế thị trường phát triển, các em tham gia thị trường lao động rất sớm, pháp luật cũng quy định đủ 15 tuổi có quyền ký kết hợp đồng lao động. Như vậy có sự xung đột giữa động cơ, mục đích làm giàu, muốn khẳng định giá trị của mình với nhận thức của xã hội chỉ coi các em là những đứa trẻ. Điều này đã làm các em phải tìm mọi cách để bứt phá, trong đó có những động cơ bất hợp pháp như cướp, trộm, buôn bán ma túy...
Thứ tư, trẻ em ngày nay có xu hướng tự đề cao mình. Các em tự cho rằng mình có kiến thức hơn, giỏi hơn người lớn, đặc biệt trong xã hội kỹ trị ngày nay. Sự xung đột này vừa làm giới trẻ ức chế, vừa làm trẻ em coi thường người lớn.
Thứ năm, do trưởng thành sớm, tiếp nhận khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm nên các em dễ dàng thực hiện nhiều hành vi phạm tội. Nhiều tội do các em 15-18 tuổi gây ra rất tinh vi, xảo quyệt, khó phát hiện.
Thứ sáu, lớp trẻ bây giờ nhiều thông tin hơn lớp già, với khả năng sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ, các em tiếp cận và cập nhật thường xuyên thông tin trong nước, quốc tế. Thậm chí, nhiều em biết bẻ khóa để tiếp cận thông tin mã hóa, thông tin bí mật mà người lớn không dễ thực hiện.
* Thưa ông, pháp luật các nước quy định độ tuổi thành niên và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?
- Tôi nghiên cứu và thấy rằng nhiều nước trên thế giới quy định người từ 16 tuổi là thành niên. Tôi có hỏi các bạn Cuba là tại sao quy định tuổi thành niên là 16 thì nhận được câu trả lời rằng "công dân của chúng tôi lứa tuổi ấy là người ta đã thực hiện được toàn bộ nghĩa vụ của người trưởng thành". Đối với người VN, tôi lại càng tin điều đó, vì lớp trẻ của chúng ta đã tiến bộ rất nhanh, hòa nhập với thế giới rất tốt.
Hiện nay, pháp luật hình sự của chúng ta quy định người từ 14-16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự hạn chế, tức chỉ chịu trách nhiệm trước những tội rất nghiêm trọng do cố ý 16-18 tuổi mới chịu trách nhiệm hình sự, nhưng với mức hình phạt thấp và quá trình tố tụng đòi hỏi trải qua rất nhiều quy định riêng mà chính các đối tượng phạm tội sẽ lợi dụng điều này.
Chúng ta phải tính toán lại chính sách. Khi chúng ta xác định lại độ tuổi thành niên thì không chỉ xử lý được vấn đề về chính sách hình sự, mà còn xử lý được nhiều vấn đề khác. Lúc đó, chúng ta trao quyền cho lớp trẻ và đồng thời buộc họ phải chịu trách nhiệm, nghĩa vụ đầy đủ và tương xứng với các quyền đó.
Luật sư Trịnh Thanh (trưởng văn phòng luật sư Người Nghèo):
Không nên hạ tuổi thành niên
Việc xác định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, tuổi thành niên quy định tại Bộ luật hình sự hiện nay phù hợp với nhiều đạo luật khác như quy định về độ tuổi kết hôn, bầu cử, tham gia một số giao dịch dân sự, lao động... Việc có cần hạ thấp độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hay không phải được nghiên cứu, khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng, có cơ sở khoa học từ nhiều cơ quan chức năng và phải đảm bảo thống nhất với các đạo luật khác.
Trên thế giới có nhiều nước quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thấp hơn chúng ta nhưng xét về các điều kiện phát triển thể chất, tâm sinh lý của thanh thiếu niên nước ngoài thì rất khác so với thanh thiếu niên VN. Về thể chất, dù hiện nay điều kiện nuôi dưỡng có tốt hơn nhưng thể chất của thiếu niên VN chưa thể bằng thiếu niên nước ngoài. Thực tế có nhiều trẻ phạm tội (nhất là trẻ ở vùng nông thôn) ra tòa vẫn còn mếu máo khóc gọi mẹ đúng với bản chất của một đứa trẻ.
Nếu chỉ nhìn vào hiện tượng có nhiều trẻ em phạm tội, nhiều vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng do người chưa thành niên gây ra mà hạ thấp độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì xem ra không ổn. Để ngăn chặn tình trạng tội phạm trẻ cần có nhiều biện pháp như tăng cường vai trò giáo dục, quản lý trẻ của nhà trường, gia đình, xã hội và cần áp dụng chính sách hình sự để xử lý nghiêm khắc hơn nữa đối với những đối tượng lôi kéo, dụ dỗ trẻ vào con đường phạm tội.
Theo 24h
Đề xuất hạ tuổi thành niên xuống 16 Cho rằng tội phạm vị thành niên ngày càng gia tăng, với tính chất côn đồ hơn nhưng cũng ngày càng nhờn luật hơn vì chỉ bị xử nhẹ, Phó Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh Hồ Trọng Ngũ đề xuất hạ tuổi thành niên từ 18 xuống 16 để có thể áp dụng chế tài xử lý phù hợp. Thảo...