“Giật minh’ phát hiện sản phụ trung cổ sinh con dưới mộ sau khi chết
Một phụ nữ mang thai thời trung cổ tử vong sau một ca phẫu thuật não vẫn sinh con trong lúc bị chôn dưới mộ.
Vụ việc xảy ra tại nước Ý thời trung cổ. Một nhóm nhà khoa học khẳng định điều này sau khi xét nghiệm và phân tích bộ hài cốt người phụ nữ được tìm thấy tại thị trấn Imola, Bologna vào năm 2010. Người phụ nữ này được cho là sinh sống trong khoảng thời gian 600-700 trước Công nguyên.
Bộ hài cốt sản phụ “sinh con trong quan tài”.
Các nhà nghiên cứu trường Đại học Ferrara và Bologna giải thích hiện tượng “ra đời trong quan tài” xảy ra khi thai nhi bị đẩy ra ngoài trong lúc người mẹ đã chết và bị chôn. Trong quá trình tử thi phân hủy, lượng khí lớn xuất hiện, dồn vào tử cung người mẹ khiến thai nhi bị đẩy ra ngoài qua âm đạo.
Bộ xương cốt các nhà khoa học nghiên cứu được tìm thấy cùng một thai nhi tìm thấy ở giữa hai chân của thai phụ. Dựa vào vị trí của thai nhi, các nhà nghiên cứu kết luận đây là một trường hợp “ra đời trong quan tài”. Đầu và phần thân trên của thai nhi được tìm thấy ở bên ngoài vùng xương chậu của người phụ nữ, trong khi phần chân thai nhi vẫn ở bên trong.
Người phụ nữ trung cổ này cũng có một lỗ hổng rộng 5 mm trên sọ. Các nhà khoa học cho rằng bà đã trải qua phương thức điều trị y khoa “khoan xương sọ”.
Đây là phương pháp phẫu thuật lâu đời nhất, xuất hiện trong thời kỳ đồ đá và để sử dụng chữa trị cho hội chứng tiền sản giật. Nhóm nghiên cứu nghi ngờ có thể sản phụ phải trải qua phẫu thuật não vì lí do trên.
Theo chi tiết ghi trong nghiên cứu xuất bản trên tạp chí World Neurosurgery, người phụ nữ này sống được thêm 1 tuần sau ca phẫu thuật, và được chôn cất khi còn mang thai.
Đây không phải là lần đầu tiên ghi nhận một trường hợp “ra đời trong quan tài” đối với ngành khảo cổ học. Năm 2017, một trường hợp tương tự cũng đã được phát hiện trong khu chôn cất Black Death gần Genoa, Italy.
Hồng Hạnh
Theo Báo Tin tức
Singapore Airlines sử dụng kỹ thuật khí canh để cải thiện chất lượng các suất ăn trên chuyến bay
Các suất ăn mới này hiện đang được phục vụ trên các chuyến bay từ sân bay Newark và JFK.
Chẳng ai nghĩ một nhà kho âm u ở Newark, New Jersey lại là một nông trại rau củ xanh tươi. Từng ngăn xếp cấu thành từ những chiếc hộp đèn được kết nối với các cảm biến điện tử. Không có đất, không chú ong mật nào, và cũng không "thoang thoảng" mùi phân bón.
Đó là khung cảnh bình thường bên trong cơ sở AeroFarms tại Newark, được gọi là nông trại đứng trong nhà lớn nhất thế giới - ít nhất là cho đến khi nông trại trị giá 42 triệu USD của công ty tại Virginia được hoàn thành.
Startup công nghệ nông nghiệp 16 năm tuổi này đã nâng tầm kỹ thuật khí canh lên quy mô công nghiệp, với khoảng 800 loại cây lá xanh, cây thân củ, cây có củ, nho, và các loại quả mọng mà không cần đất, ánh sáng mặt trời, hay thuốc trừ sâu.
Thứ duy nhất họ không thể sản xuất là các loại quả mọc trên cây - theo lời đồng sáng lập AeroFarms, Marc Oshima.
Bạn có lẽ đã từng nghe về kỹ thuật khí canh từng được NASA sử dụng để trồng rau ngoài không gian này. Thay vì chôn xuống đất, rễ cây được để lộ ra và hướng lên trời. Các loại thực vật được nuôi trồng bằng sương và một lượng ánh sáng và không khí được kiểm soát chặt chẽ.
Một nông trại khí canh sẽ hiệu quả hơn 300% so với một nông trại truyền thống xét về mặt sản lượng, dù rằng mô hình này bị chỉ trích khá nhiều vì tiêu thụ một lượng điện năng đáng kể nhằm duy trì hệ thống máy tính, đèn, van áp suất cao, và vòi phun nước.
Các chủ nhà hàng như David Chang (Momofuku), Marcus Samuelsson (Red Rooster), và CEO Facebook Anthony Moraes "phát cuồng" về "mật độ hương vị" của các sản phẩm do AeroFarms sản xuất được. Bởi các yếu tố môi trường có thể được điều chỉnh trong quá trình trồng, các đầu bếp có thể yêu cầu những loại cải xoăn ngọt hơn, hoặc rau rocket cao sản (rau Arugula) cay hơn thông thường để phù hợp với một công thức nhất định.
Rau Arugula cực khó để trồng - theo lời Oshima; và điều kiện thời tiết lạnh và ẩm ướt bất thường ở Arizona năm nay đã gây ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng rau Arugula trong năm 2020.
Oshima giải thích rằng họ đã và đang chạy đua để đáp ứng nhu cầu thị trường, bởi quy trình trồng trọt của AeroFarms không lệ thuộc vào các điều kiện thời tiết tự nhiên và có thể sản xuất các loại rau củ lá xanh chỉ trong thời gian bằng một nửa so với trồng trọt truyền thống. "Số đơn hàng của chúng tôi đang chất đống rồi" - ông nói.
Antony McNeail, Giám đốc thực phẩm và thức uống toàn cầu của Singapore Airlines, gần đây đã bị thuyết phục bởi mô hình này. " Khi bạn lần đầu nghe về nó, bạn thấy thật lạ - rau diếp trồng trên giá, đèn LED... Tôi không chắc có làm được vậy thật không" - ông nói. Một đầu bếp kỳ cựu người Úc, trước đây từng quản lý các nhà bếp tại khách sạn Ritz Carlton, Hilton, và hãng hàng không Emirates, McNeil nói rằng việc có thể phục vụ cho hành khách những sản phẩm ngon miệng nhất và tươi mới nhất đã thuyết phục ông chấp nhận AeroFarms.
Yếu tố tươi mới là thứ lôi cuốn nhất. Hầu hết các hãng hàng không thương mại đều sử dụng các loại rau xanh trồng theo cách truyền thống, được thu hoạch từ 3-5 tuần trước khi được đưa vào các bữa ăn trên máy bay.
Singapore Airlines là hãng hàng không lớn đầu tiên phục vụ các sản phẩm được thu hoạch chỉ vài tiếng trước một chuyến bay. JetBlue cũng có một chương trình đưa thực phẩm từ nông trại đến máy bay tương tự, nhưng lại sử dụng phương thức nông nghiệp truyền thống trên các khu vườn trên mái nhà ở sân bay John F. Kennedy (New York).
" Chúng tôi hiện nắm trong tay cơ hội tốt nhất để phục vụ những sản phẩm tươi mới nhất, và không phải vận chuyển chúng suốt 2.000 dặm" - McNeil nói.
Nhưng liệu các đầu bếp được đào tạo theo phương pháp cổ điển có lo ngại về các loại rau trồng trong phòng thí nghiệm, như nhiều người hiện đang quan ngại về các sản phẩm thịt biến đổi gene hay không? Xét cho cùng, việc tinh chỉnh màu sắc, hương vị, và họa tiết của sản phẩm tùy theo ý muốn của một đầu bếp quả là một năng lực kỳ lạ.
Tuy nhiên, McNeil dường như không để ý lắm. "Tôi chẳng phàn nàn gì bởi nó không phải sản phẩm hòa trộn. Nó tươi mới, và được sản xuất theo cách sạch sẽ, gọn gàng" - ông giải thích.
AeroFarms tùy chỉnh các đơn hàng bằng cách thay đổi điều kiện phát triển của môi trường; ví dụ, tăng tốc độ gió trong nông trại sẽ cho ra một loại cải xoăn chắc hơn. " Quả là vượt ngoài sức tưởng tượng" - McNeil nói.
Ngoài yếu tố chất lượng, McNeail nói rằng nắm được dữ liệu cho biết nơi trồng và phương thức trồng rau là một giải pháp tiết kiệm thời gian - đặc biệt đối với các hãng hàng không, nơi an toàn thực phẩm là tối quan trọng. Thực phẩm được phục vụ trên máy bay phải trải qua từ 10-12 điểm kiểm soát chính trong quá trình vận chuyển từ khi thu hoạch đến khi được phục vụ.
Singapore Airlines hiện đang phục vụ các sản phẩm do AeroFarms sản xuất được trên các chuyến bay khởi hành từ sân bay Newark và JFK. McNeail nói rằng kế hoạch của Singapore Airlines là mở rộng thêm mạng lưới người trồng bền vững của công ty để phục vụ nhiều tuyến đường hơn nữa trên toàn thế giới.
Tham khảo: Quartz
Theo Trí thức trẻ
Báo non ranh mãnh khiến cá sấu nhận cái kết đau đớn Những hình ảnh mới được ghi lại tại Công viên quốc gia Nam Luangwa, Zambia. Là một kẻ đi săn đáng sợ, hung thần dưới nước nhưng có vẻ như thi thoảng cá sấu vẫn phải làm mồi cho kẻ khác. Kẻ có thể chén thịt cá sấu rất hiếm, đó thường là báo đốm. Những hình ảnh mới được ghi lại tại...