Giật mình những sự kiện xảy ra cực nhanh nhưng hậu quả khủng khiếp
Một số sự kiện xảy ra cực nhanh nhưng gây ra hậu quả khủng khiếp như sự kiện Tunguska. Công chúng không khỏi rùng mình, khiếp sợ bởi sự tàn khốc của những sự việc này gây ra cho nhân loại và Trái đất.
Một sự kiện xảy ra cực nhanh nhưng hậu quả khủng khiếp diễn ra vào sáng ngày 6/8/1945. Khi ấy, máy bay B-29 “Enola Gay” của Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên mang mật mã “Little Boy” xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản.
“Little Boy” nặng 4.400 kg phát nổ ở độ cao 609,6 m vào lúc 8h15 sáng hôm ấy. Theo đó, chỉ sau vài phút ngắn ngủi, quả bom hạt nhân trên san phẳng 13 km2 thành phố Hiroshima.
Hơn 60% nhà cửa trong thành phố Hiroshima bị phá hủy hoàn toàn và khoảng 60.000 – 80.000 người tử vong ngay lập tức.
Ba ngày sau (tức sáng ngày 9/8/1945), “pháo đài bay” B-29 Bock’s Car của Mỹ chở theo quả bom nguyên tử thứ hai có tên gọi “Fat Man” để thực hiện ném bom Nagasaki.
“Fat Man” được thả xuống Nagasaki vào lúc 11h01 và phát nổ 47 giây sau ở độ cao 436 m so với mặt đất.
Vài phút sau khi quả bom nguyên tử “Fat Man” phát nổ, Nagasaki trong nháy mắt gần như biến thành vùng đất trống. Theo ước tính, khoảng 40.000 người thiệt mạng vì sự kiện này.
Vào 7h sáng ngày 30/6/1908, một vụ nổ bí ẩn có sức công phá tương đương 10 – 15 triệu tấn thuốc nổ TNT bất ngờ xảy ra tại sông Tunguska, Nga.
Theo các nhân chứng, sự kiện kỳ bí này diễn ra chưa đến 1 phút. Thế nhưng, năng lượng của vụ nổ quét sạch 80 triệu cây cối và lượng lớn động vật trên diện tích hơn 2.000 km2.
Thậm chí, vụ nổ trên còn gây ra một làn sóng chấn động khí quyển vòng quanh Trái Đất 2 lần. Hai ngày sau khi xảy ra vụ nổ, những hạt bụi cháy sáng từ sự kiện này khiến người dân London, Anh (cách vụ nổ khoảng 10.000 km) có thể đọc báo vào ban đêm mà không cần đèn.
Cho đến nay, giới khoa học Nga và thế giới vẫn chưa tìm ra nguyên nhân vụ nổ tại sông Tunguska.
Mời độc giả xem video: Nga: Đàm phán 6 bên sẽ giúp giải quyết vấn đề hạt nhân. Nguồn: VTC Now.
Rùng mình nhìn rắn đuôi chuông hóa zombie khi bị đứt lìa đầu
Mất đi chiếc đầu, rắn đuôi chuông vẫn khiến nhiều người sợ hãi khi nó vẫn đủ tỉnh táo để phun nọc độc chết người.
Clip rắn đuôi chuông vẫn sống sau khi bị chặt đứt đầu:
Xếp số trong danh sách những loài rắn độc nhất hành tinh, rắn đuôi chuông quả thực là nỗi khiếp sợ của động vật và con người.
Đoạn clip ghi lại cảnh tượng rắn đuôi chuông xuất hiện ở nơi nhà dân. Chậm chân hơn con người, rắn đuôi chuông nhanh chóng tìm thế thủ khi thấy chiếc xẻng ngày càng tiến sát về phía mình.
Con mình phun độc, sự chống đối của rắn đuôi chuông nhận về mình một cái kết đắng ngắt.
Chàng thanh niên cao lớn không do dự đã chặt đứt đầu rắn độc.
Những tưởng mọi chuyện kết thúc, nhưng không, đôi mắt rắn đuôi chuông trở nên hung dữ, đỏ vằn lại và "biến hình" kinh dị với chiếc đầu lăn lóc trên sàn bê tông.
Chiếc miệng há rộng chĩa hai chiếc năng nanh đầy độc định cắn ngược trở lại. Rất may là không có người đứng gần chiếc đầu rắn nguy hiểm đó.
Đoạn clip trên cảnh báo nguy hiểm với những nhà dân gần khu vực có các loài rắn độc sinh sống.
Khi nhìn thấy chúng, hãy tránh xa và nhờ người có kinh nghiệm bắt rắn hoặc trung tâm động vật đến giúp đỡ, tránh tùy tiện đứng gần bất kỳ con rắn nào đã bị chết bởi dù rắn chết, nọc độc của chúng vẫn dư sức khiến con người tử vong.
Rắn đuôi chuông là một loài rắn độc được tìm thấy ở miền đông Hoa Kỳ. Loài rắn này có chiều dài tối đa từng được ghi nhận là khoảng 2m. Hầu hết các con rắn đuôi chuông đều có kích thước nhỏ hơn 1m và cân nặng dưới 1kg. Con mồi chủ yếu của loài rắn này là sóc.
Đặc điểm nhận dạng của chúng chính là chiếc đuôi có khả năng rung lên để tạo tiếng kêu như những chiếc chuông nhỏ.
Đối với hầu hết các loài vật sinh sống cùng môi trường với chúng, âm thanh đó sẽ là báo hiệu cho sự xuất hiện của tử thần.
Minh Anh (Tổng hợp)
Hình ảnh mưa đen bí ẩn dội xuống nước Nhật Một trận mưa kỳ lạ đã đổ xuống tỉnh Saitama của Nhật và khiến người dân nước này sợ hãi. Nước mưa màu đen đổ xuống, để lại những vệt bẩn dễ nhận thấy. Theo Sputniks, trận mưa bí ẩn này xảy ra vào ngày 2/3 tại thành phố Hasuda và một số khu vực khác thuộc tỉnh Saitama. Giới chức địa phương...