Giật mình nguyên nhân thực sự giúp đế chế Ba Tư đánh bại Ai Cập
Năm 525 trước Công nguyên, một trận chiến đặc biệt xảy ra giữa quân đội Ba Tư và Ai Cập. Với “đội quân” mèo tiên phong, Ba Tư đánh bại lực lượng Ai Cập.
Đế chế Ba Tư và Ai Cập thường xuyên xảy ra những cuộc chiến trong suốt nhiều thế kỷ. Trong đó, trận chiến Pelusium diễn ra vào năm 525 trước Công nguyên được đánh giá là nổi tiếng nhất.
Nguyên do là bởi trong trận chiến này, đế chế Ba Tư triển khai lực lượng tiên phong đặc biệt là những con mèo. Nhờ “đội quân” này, Ba Tư giành chiến thắng lừng lẫy trước lực lượng Ai Cập.
Cụ thể, trong trận chiến Pelusium, hoàng đế Cambyses II chỉ huy quân đội Ba Tư đối đầu với lực lượng Ai Cập do pharaoh Psametik III thống lĩnh.
Trận chiến Pelusium nổ ra xuất phát từ việc hoàng đế Cambyses II cử sứ giả tới cầu hôn con gái của pharaoh Ai Cập lúc đó là Amasis. Nhà vua Ai Cập này không muốn gả con gái yêu của mình cho người Ba Tư. Sau một thời gian suy tính, pharaph Amasis quyết định đem gả con gái của pharaoh đời trước sang Ba Tư.
Video đang HOT
Nàng công chúa bị gả sang Ba Tư cảm thấy tức giận vì trở thành quân cờ trong cuộc hôn nhân chính trị giữa 2 nước nên tiết lộ bí mật về thân phận của mình cho hoàng đế Cambyses.
Khi biết sự thật, hoàng đế Cambyses vô cùng giận dữ nên phát động cuộc chiến tranh với Ai Cập. Vào thời điểm cuộc chiến diễn ra, pharaoh Amasis băng hà và tân vương mới của Ai Cập là Psammenitus hay còn gọi Psamtik III.
Pharaoh Psammenitus quyết định tập kết quân lính Ai Cập tại Pelusium – thành phố quan trọng nằm gần cửa sông Nile để đương đầu quân Ba Tư. Nhà vua Ai Cập không thể ngờ rằng, hoàng đế Cambyses có một kế sách đặc biệt là sử dụng “đội quân” mèo làm lực lượng tiên phong.
Người Ba Tư biết được Ai Cập tôn sùng loài mèo. Bất cứ ai gây ra cái chết của mèo dù là vô tình hay cố ý đều đối mặt với án tử hình. Do đó, hoàng đế Cambyses sử dụng những con mèo làm “vũ khí sống” khiến binh sĩ Ai Cập run sợ, không dám tấn công.
Cuối cùng, binh sĩ Ai Cập bị “đội quân” mèo đẩy lùi về phía thành và bị quân Ba Tư tràn lên tiêu diệt. Hậu quả là Ai Cập thất bại đau đớn với hàng ngàn người tử trận.
Trên đà chiến thắng, hoàng đế Cambyses dẫn quân tiến đánh thành Memphis. Theo đó, quân đội Ba Tư công phá thành trì thành công và bắt giữ được pharaoh Psammenitus. Từ đây, người Ba Tư thống trị Ai Cập.
Xác ướp Pharaoh không mở vải liệm suốt 150 năm, chuyên gia cũng tò mò
Năm 1881, các chuyên gia khảo cổ tìm thấy xác ướp pharaoh Ai Cập Amenhotep I ở Luxor. Từ đó đến nay, lớp vải niệm chưa từng được mở gây nhiều tò mò.
Thi hài pharaoh Ai Cập Amenhotep I là một trong số hàng trăm xác ướp được tìm thấy trong thế kỷ 19. Tuy nhiên, đây là xác ướp duy nhất chưa từng được mở lớp vải liệm kể từ khi phát hiện.
Cụ thể, vào năm 1881, xác ướp pharaoh Amenhotep I thuộc vương triều thứ 18 được tìm thấy trong lăng mộ ở Luxor, Ai Cập (nơi trước kia là Thebes).
Theo sử sách, pharaoh Amenhotep I trị vì Ai Cập từ năm 1525 trước Công nguyên - 1504 trước Công nguyên. Trong thời gian cai trị đất nước, nhà vua Ai Cập này mở rộng lãnh thổ tới phía bắc Sudan.
Các chuyên gia phát hiện xác ướp của pharaoh Amenhotep I được đặt trong ngôi mộ vào vương triều thứ 21 (khoảng năm 1070 trước Công nguyên - 945 trước Công nguyên) sau khi bị những kẻ trộm mộ cướp phá.
Nhóm nghiên cứu đứng đầu là nhà Ai Cập học người Pháp Gaston Maspero tìm thấy xác ướp của Amenhotep vào năm 1881. Kể từ đó đến nay, giới chuyên gia chưa từng mở lớp vải niệm xác ướp. Nguyên do là bởi xác ướp pharaoh Amenhotep I được bọc vô cùng tinh xảo nên các nhà nghiên cứu không muốn làm hư hại nó.
Giờ đây, với công nghệ chụp cắt lớp CT hiện đại, các chuyên gia không cần mở lớp vải niệm cũng có thể biết được tình trạng xác ướp. Những hình ảnh chụp cắt lớp cho thấy pharaoh Amenhotep I qua đời khi 35 tuổi. Ông sở hữu chiều cao 169 cm và có hàm răng chắc khỏe.
Bên dưới lớp vải liệm bọc thi hài pharaoh Amenhotep I là 30 bùa hộ mệnh, một thắt lưng bằng vàng độc đáo gắn những hạt vàng. Theo các chuyên gia, chúng có thể được dùng để hỗ trợ vị vua đã chết ở thế giới bên kia.
Do lăng mộ của pharaoh Amenhotep I từng bị trộm đột nhập nên thi hài của ông bị tổn hại một số phần. Các chuyên gia phát hiện vết gãy ở cổ, thành bụng phía trước, khớp ở bàn tay và chân phải bị tháo rời.
Khi phát hiện điều này, các thầy tu sử dụng nhựa cây để "sửa chữa" những tổn hại của xác ướp do kẻ trộm gây ra.
Kết quả chụp CT không tìm thấy bất kỳ vết thương nào hay biến dạng do bệnh tật gây ra. Từ đây, các chuyên gia vẫn chưa thể làm sáng tỏ nguyên nhân tử vong của pharaoh Amenhotep I.
Bí ẩn bức tượng tạc pharaoh Ai Cập y hệt người ngoài hành tinh Trong số các pharaoh Ai Cập, những bức tượng tạc Vua Akhenaten đặc biệt hơn những người khác với đặc điểm trông giống người ngoài hành tinh. Pharaoh Ai Cập Akhenaten là một trong những vị vua nổi tiếng thế giới cổ đại. Cuộc đời ông hoàng này gắn liền với nhiều điều bí ẩn. Ông trị vì Ai Cập từ năm 1353...