Giật mình khi bố chồng nói lý do không sang tên sổ đỏ
Mấy năm nay vợ chồng tôi tận tình chăm sóc bố, thế mà ông lại nghi ngờ lòng tốt của các con là sao?
Nhà chồng tôi có hai gái, hai trai. Từ khi mẹ chồng mất, gia đình tôi chuyển về quê làm việc và chăm sóc bố chồng. Mấy năm gần đây, bố chồng sức khỏe yếu, không thể đi làm kiếm tiền được nữa. Hằng ngày, ông ở nhà đọc báo hay xem tivi, không phải làm bất kỳ việc nhà nào.
Tiền ăn, tiền thuốc thang và đi bệnh viện của bố đều do vợ chồng tôi chi trả hết. 3 người em lấy vợ chồng xa, kinh tế khó khăn nên không có tiền biếu bố. Vợ chồng tôi hiểu được nỗi khổ của các em nên cũng không đòi hỏi mọi người góp tiền chăm sóc bố.
Tuần vừa rồi, bố chồng lên cơn đau tim, may nhập viện kịp thời, nếu trễ chút nữa thì chắc không qua khỏi. Những ngày gần đây sức khỏe của bố hồi phục và ăn uống dễ dàng thì vợ chồng tôi mới yên tâm quay trở lại công việc.
Video đang HOT
Ngày hôm qua, tôi bàn với chồng về chuyện bảo bố sang tên sổ đỏ cho vợ chồng tôi, phòng khi bố mất đột ngột anh em tranh giành đất đai như thế không hay lắm. Thế là tối hôm qua, chồng tôi đã nói đến chuyện sang tên đất. Nào ngờ bố chồng nghi ngờ lòng tốt của chúng tôi.
Ông sợ khi nhà đất thuộc quyền sở hữu của chúng tôi thì sẽ không đối xử tốt với bố nữa. Thế nên không sang tên nhà cho ai hết, để nhà này là của chung.
4 năm nay, chúng tôi đối xử hiếu lễ với bố là vậy, thế mà trong mắt ông lại nghĩ vì muốn có được ngôi nhà này chúng tôi mới làm như thế. Chẳng lẽ vợ chồng tôi là con người sống hai mặt sao?
Bố bảo không tin tưởng vào đứa con nào, chỉ muốn sống yên ổn trong ngôi nhà này đến cuối đời. Vì vậy vợ chồng tôi đừng bao giờ ép bố sang tên sổ đỏ.
Không thuyết phục được bố, tôi gợi ý bố viết di chúc, là sau khi mất sẽ cho vợ chồng tôi ngôi nhà này để lấy chỗ thờ cúng bố mẹ. Tuy bố tôi đồng ý viết di chúc nhưng các em chồng lại không tán thành.
3 người em chồng đều nói là sợ sau này vợ chồng tôi gặp khó khăn sẽ bán ngôi nhà của bố mẹ nên sẽ không bao giờ ký vào văn bản khước từ thừa kế. Các em muốn ngôi nhà đó mãi là của chung.
Theo mọi người bây giờ chúng tôi phải làm sao để thuyết phục các em chồng đồng ý nhường ngôi nhà của bố mẹ cho vợ chồng tôi đây, tránh để sau này anh em mất đoàn kết vì tranh giành tài sản.
(lethuy…@gmail.com)
Mẹ tôi vừa xuất viện, chị dâu liền đưa ra quyết định khiến cả nhà sửng sốt
Tôi không ngờ chị dâu lại đưa ra quyết định chóng vánh đến thế.
Bố mẹ tôi sống chung với vợ chồng anh trai chị dâu. Họ rất thương con dâu bởi chị ấy đảm đang, khéo léo, hết lòng vun vén gia đình. Anh trai tôi cũng thương và chiều vợ lắm. Tháng nào anh ấy cũng đưa hết tiền lương cho vợ, chỉ lấy lại đủ tiền xăng xe và ăn uống buổi trưa.
Mấy ngày trước, mẹ tôi bất cẩn bị té ngã trong nhà tắm. Chị dâu đang rửa bát, nghe tiếng mẹ hét nên vội vã đưa mẹ đi bệnh viện. Lúc vợ chồng tôi đến viện thì chị dâu đã làm xong thủ tục nhập viện cho mẹ tôi rồi. Bà bị gãy chân, phải bó bột và hạn chế đi lại.
Mẹ tôi nhập viện 5 ngày để điều trị và chị dâu là người túc trực chăm sóc. Chiều, tôi đem cơm đến, thấy chị dâu ngồi xoa bóp chân tay cho mẹ một cách cẩn thận, trìu mến. Ngay cả việc đi vệ sinh, lau người cho mẹ tôi cũng do chị dâu làm. Vài người trong phòng bệnh còn tấm tắc khen mẹ tôi tốt số, có một cô con dâu hiếu thảo, chẳng khác gì con ruột.
Khi mẹ tôi xuất viện, chân phải bó bột 2 tháng. Về nhà, chị dâu nói chân của mẹ phải bó bột từ 6 đến 8 tuần và phải uống thuốc đúng giờ, ăn uống khiêng khem theo chỉ định của bác sĩ. Sau khi bó bột lại phải tập vật lý trị liệu thì mới có thể đi lại bình thường được vì mẹ tôi đã lớn tuổi rồi. Việc vệ sinh cơ thể, đi lại rất khó khăn nên lúc nào cũng cần phải có người túc trực chăm sóc tại nhà. Chị ấy sẽ xin nghỉ việc để chăm mẹ. Khi nào mẹ tôi hoàn toàn ổn định thì chị ấy mới xin việc làm mới.
Cả nhà sửng sốt trước quyết định này của chị dâu. Bởi lương chị dâu đang hơn 20 triệu mỗi tháng, công việc này chị đã làm gần 10 năm rồi, giờ mà nghỉ thì quá phí. Tôi nói như vậy thì thiệt thòi cho chị dâu nhiều quá thì chị ấy cười, bảo đó là việc chị ấy nên làm. Chị ấy không yên tâm khi để mẹ ở nhà với bố, trong khi bố tôi cũng bị bệnh về xương khớp. Tôi muốn đưa mẹ về nhà mình chăm sóc một thời gian nhưng công việc của tôi cũng bận rộn và không nghỉ được. Tôi có nên gửi tiền hàng tháng cho chị dâu, xem như phụ giúp chị trong khi chị đã nghỉ việc không? Mà nếu đưa thì phải đưa bao nhiêu mới là hợp lý đây?
(nhangoc...@gmail.com)
Sáng 22/5: Bộ Y tế hướng dẫn các việc nên làm để tránh tình trạng 'sương mù não' của hậu COVID-19 Bộ Y tế thông tin đến nay đã có gần 9,4 triệu người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh, hiện còn hơn 1,27 triệu người đang giám sát, điều trị. Bộ Y tế hướng dẫn các việc nên làm để tránh tình trạng 'sương mù não' của hậu COVID-19... Các việc nên làm để tránh tình trạng 'sương mù não' của hậu COVID-19 Bộ...