Giật mình giá xe tăng thiết giáp ở Đông Âu
Không ít người có lẽ không khỏi kinh ngạc khi biết rằng giá xe tăng thiết giáp ở khu vực Đông Âu hiện chỉ ở khoảng 500 triệu đến 1 tỷ VNĐ/chiếc.
Gần đây mạng Sina đã đăng tải tài liệu về giá xe tăng – thiết giáp đang được bán ở một số nước Đông Âu. Những cỗ tăng có sức mạnh khủng khiếp một thời nay được bán với giá “rẻ như cho”. Tất nhiên, chúng hầu như sẽ bị loại bỏ các thành phần hỏa lực trước khi được bán tới những nhà sưu tập tư nhân. Hầu hết các xe tăng – thiết giáp được rao bán đều nằm trong kho dự trữ của quân đội một số nước. Họ không còn khả năng duy trì sử dụng hoặc là chuyển sang hệ vũ khí NATO. Vì vậy, số xe tăng – thiết giáp này được đem bán. Trong ảnh là chiếc xe chiến đấu bộ binh BMP-1 huyền thoại do Liên Xô sản xuất. Hiện nó được bán với giá khoảng 38.965 USD ( tương đương chừng 847 triệu VNĐ). Hoặc khách hàng cũng có thể lựa chọn mua những chiếc BVP-1 – phiên bản BMP-1 sản xuất tại Czechoslovakia theo giấy phép từ Liên Xô với giá tương tự. Huyền thoại tăng hạng trung T-34-85 được bán với giá 44.531 USD (tương đương 968 triệu VNĐ). Ngạc nhiên là những chiếc tăng chiến đấu chủ lực T-55 mạnh hơn so với T-34-85 cũng có giá đồng hạng. Xe cứu kéo tăng VT-34 – phiên bản trên khung gầm tăng T-34 được bán với giá 27.832 USD (tương đương 605 triệu VNĐ). Không rõ lý do vì sao mà những cỗ pháo chống tăng tự hành SU-100 ra đời từ cuối Chiến tranh Thế giới 2 lại đặt hơn rất nhiều so với các mẫu tăng – thiết giáp khác. Nó được bán ở Đông Âu với giá 72.363 USD (tương đương 1,57 tỷ VNĐ). Trong khi đó cỗ tăng hiện đại T-72 lại chỉ có giá 50.097 USD (hơn 1 tỷ VNĐ). Xe cứu kéo bọc thép VT-55 – phiên bản của T-55 được rao bán giá 19.482 USD (khoảng 423 triệu VNĐ). Còn mẫu pháo tự hành 2S1 Govozdika có giá 22.266 USD (khoảng 484 triệu VNĐ).
Gần đây mạng Sina đã đăng tải tài liệu về giá xe tăng – thiết giáp đang được bán ở một số nước Đông Âu. Những cỗ tăng có sức mạnh khủng khiếp một thời nay được bán với giá “rẻ như cho”. Tất nhiên, chúng hầu như sẽ bị loại bỏ các thành phần hỏa lực trước khi được bán tới những nhà sưu tập tư nhân.
Hầu hết các xe tăng – thiết giáp được rao bán đều nằm trong kho dự trữ của quân đội một số nước. Họ không còn khả năng duy trì sử dụng hoặc là chuyển sang hệ vũ khí NATO. Vì vậy, số xe tăng – thiết giáp này được đem bán. Trong ảnh là chiếc xe chiến đấu bộ binh BMP-1 huyền thoại do Liên Xô sản xuất. Hiện nó được bán với giá khoảng 38.965 USD (tương đương chừng 847 triệu VNĐ).
Hoặc khách hàng cũng có thể lựa chọn mua những chiếc BVP-1 – phiên bản BMP-1 sản xuất tại Czechoslovakia theo giấy phép từ Liên Xô với giá tương tự.
Video đang HOT
Huyền thoại tăng hạng trung T-34-85 được bán với giá 44.531 USD (tương đương 968 triệu VNĐ).
Ngạc nhiên là những chiếc tăng chiến đấu chủ lực T-55 mạnh hơn so với T-34-85 cũng có giá đồng hạng.
Xe cứu kéo tăng VT-34 – phiên bản trên khung gầm tăng T-34 được bán với giá 27.832 USD (tương đương 605 triệu VNĐ).
Không rõ lý do vì sao mà những cỗ pháo chống tăng tự hành SU-100 ra đời từ cuối Chiến tranh Thế giới 2 lại đặt hơn rất nhiều so với các mẫu tăng – thiết giáp khác. Nó được bán ở Đông Âu với giá 72.363 USD (tương đương 1,57 tỷ VNĐ).
Trong khi đó cỗ tăng hiện đại T-72 lại chỉ có giá 50.097 USD (hơn 1 tỷ VNĐ).
Xe cứu kéo bọc thép VT-55 – phiên bản của T-55 được rao bán giá 19.482 USD (khoảng 423 triệu VNĐ).
Còn mẫu pháo tự hành 2S1 Govozdika có giá 22.266 USD (khoảng 484 triệu VNĐ).
Theo_Kiến Thức
Nga đưa oanh tạc cơ Tu-22M3 đến Crimea đáp trả tên lửa NATO
Không quân Nga sắp triển khai một phi đội máy bay ném bom siêu thanh Tu-22 đến Crimea để đáp trả kế hoạch tăng cường lực lượng của các nước NATO ở Đông Âu.
Máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M3 của Nga - Ảnh: AFP
Một nguồn tin từ bộ Quốc phòng Nga ngày 22.7 nói với hãng tin Interfax rằng một phi đội oanh tạc cơ siêu thanh Tu-22M3 sẽ được triển khai đến bán đảo Crimea trong tương lai gần, cho phép tăng cường khả năng phòng không xung quanh Biển Đen và vùng lân cận. Đây được coi là một trong những biện pháp đáp trả việc các tên lửa của Mỹ triển khai tại lãnh thổ Romania, nguồn tin cho biết.
Ba Lan và Romania đã cho phép triển khai các tên lửa của Mỹ trên lãnh thổ của mình, một phần trong kế hoạch thiết lập hệ thống phòng thủ bảo vệ các đồng minh NATO khỏi nguy cơ bị tấn công. Hồi tháng trước, một đại diện thuộc Hội đồng An ninh Nga tuyên bố rằng 2 nước này đã "tự biến mình thành những mục tiêu của quân đội Nga".
Moscow trước đó cũng dọa tái điều quân, xe tăng và pháo đến biên giới phía tây nếu Mỹ quyết định đưa thêm xe quân sự đến Ba Lan và các nước Baltic.
Ngoài ra, có thể Nga sẽ gia tăng số máy bay Tu-22M3 đến Crimea lên thành một trung đoàn, theo nguồn tin tiết lộ. Một phi đội không quân thường có khoảng 10 đến 24 máy bay hoặc hơn, theo tạp chí Newsweek (Mỹ).
Máy bay ném bom Tu-22M3 còn được gọi là Backfire, hiện chưa có mặt tại Crimea nhưng từng xuất hiện trong một cuộc tập trận bất thường quy mô lớn ở bán đảo này hồi tháng 3.
Không quân Nga từng nói rằng Tu-22M3 có khả năng hoạt động xa hơn phạm vi Biển Đen. Hiện nay có 40 chiếc đang được sử dụng trong Không quân Nga, theo trang tin Lenta.ru.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Nga bóc trần âm mưu "chiếc tủ kính" Hy Lạp Phương Tây đã rót tiền biến Hy Lạp thành một "chiếc tủ kính" nhằm phục vụ các mưu đồ của mình trong cuộc chiến với Nga và Đông Âu. Tờ Bình luận quân sự của Nga mới đây cho đăng tải một bài viết đáng chú ý phân tích nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp. Bài báo có...