Giật mình: Giá sầu riêng tại vườn chỉ còn 25.000 đồng/kg, giá ngoài chợ vẫn cao gấp 3 lần
Giá sầu riêng tại nhà vườn hiện đã giảm mạnh chỉ còn 25.000 đồng/kg. Tuy nhiên giá bán lẻ ở chợ tại TP. HCM vẫn còn khá cao, từ 65.000-70.000 đồng/kg.
Thời điểm này đang vào mùa chính vụ sầu riêng ở ĐBSCL (chủ yếu là giống Ri 6) nhưng giá bán tại vườn đang giảm rất mạnh khiến người trồng sầu riêng “méo mặt” vì thua lỗ. Nguyên nhân là việc xuất khẩu sang Trung Quốc đang gặp khó khăn cũng như chất lượng sầu riêng năm nay giảm đáng kể.
Ông Trần Lý Ngự Bình, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cai Lậy, Tiền Giang, xác nhận giá sầu riêng tại các nhà vườn ở huyện đang giảm khá sâu. Cách nay khoảng một tháng, giá sầu riêng mua sô tại vườn từ 35.000-36.000 đồng/kg (riêng sầu riêng được tuyển chọn khoảng 45.000 đồng/kg).
Sau đó, giá giảm dần vài ngàn đồng/kg/ngày và từ đầu tháng 5 này giảm mạnh xuống còn 25.000-26.000 đồng/kg, riêng sầu riêng ngon nhất (loại 1) cũng chỉ còn 35.000 đồng/kg.
Sầu riêng bán lẻ vẫn còn khá cao
Sầu riêng Ri 6 bán lẻ ở TP HCM
Theo ông Bình, sầu riêng hiện nay chủ yếu tiêu thụ nội địa. Trong khi nguồn xuất khẩu đang gặp khó khăn, nhất là Trung Quốc nên kéo giá mặt hàng này giảm mạnh. Ngoài ra, tình trạng xâm nhập mặn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng sầu riêng tại huyện. Theo đó, sầu riêng mùa này có nhiều trái bị èo uột, ít múi và bị sượng.
Video đang HOT
Trước đó vào thời điểm tháng 2, giá sầu riêng tại nhà vườn cũng giảm rất mạnh do Trung Quốc đóng cửa biên giới vì dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở nước này. Lúc này, giá sầu riêng tại vườn giảm đến phân nửa, còn khoảng trên dưới 20.000 đồng/kg.
Theo ông Bình, Cai Lậy là huyện chuyên canh cây sầu riêng của tỉnh và cả vùng ĐBSCL với trên 9.000 ha trồng sầu riêng. Hiện có khoảng 8.100 ha sầu riêng cho trái.
Theo ghi nhận của phóng viên, dù giá sầu riêng Ri 6 tại vườn giảm mạnh nhưng giá bán lẻ ở TP HCM vẫn còn khá cao, từ 65.000-70.000 đồng/kg. Còn giá bán tại các chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức, Hóc Môn, TP HCM khoảng 60.000 đồng/kg.
Doanh nghiệp rau quả Tiền Giang thoát tác động dịch Covid-19 nhờ bí quyết này
Ký các hợp đồng dài hạn cho cả năm, xuất khẩu các sản phẩm rau quả chế biến là cách nhiều doanh nghiệp vượt khó do tác động của dịch Covid-19.
Chế biến sâu, ung dung vượt "bão" dịch
Chủ động ký các hợp đồng dài hạn, cho cả năm 2020 từ cuối năm 2019, đẩy mạnh chế biến sâu các sản phẩm từ xoài, chanh dây, dừa là cách Công ty TNHH Long Uyên (huyện Cai Lậy, Tiền Giang) đứng vững trong dịch Covid-19 dù có không ít doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu trái cây đã phải giảm 25 - 30% sản lượng.
Chế biến xoài tại Công ty TNHH Long Uyên (Tiền Giang). Ảnh: K.N
Bộ Nông nghiệp Úc cũng đã chính thức cho phép Trung tâm chiếu xạ Hà Nội được xử lý chiếu xạ cho quả vải, xoài và nhãn xuất khẩu sang Úc mà không cần phải tốn thời gian, phát sinh nhiều chi phí so với việc phải vận chuyển vào TP.Hồ Chí Minh để chiếu xạ như trước.
"So với cùng kỳ năm 2019, sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm trái cây chế biến trong 4 tháng đầu năm 2020 đều tăng, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp vẫn ổn định vì chúng tôi có những đơn hàng kéo dài cả năm 2020" - ông Nguyễn Võ Tuấn Huy - Giám đốc Công ty TNHH Long Uyên cho biết.
Bên cạnh đó, Long Uyên cũng tìm cách đa dạng hóa thị trường, đưa các sản phẩm xoài chế biến, cơm dừa... sang thị trường Bắc Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc.
Việc duy nhất mà virus SARS-CoV-2 khiến Công ty Long Uyên có chút ảnh hưởng là thời gian thực hiện giãn cách xã hội công ty buộc phải tăng ca làm việc, từ đó tăng thêm chi phí phát sinh cho dây chuyền chế biến, lương cho nhân công.
Cũng theo ông Huy, những sản phẩm trái cây tươi gặp khó trong quá trình xuất khẩu do lo ngại dịch bệnh cũng như hạn chế trong lưu thông do lệnh phong tỏa ở nhiều nước nhưng với sản phẩm trái cây chế biến, những điểm yếu này hầu như được khắc phục.
Có thể thấy, ngay trong bối cảnh dịch Covid-19, sản phẩm rau quả cũng có thể tìm thấy cơ hội khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm rau quả chế biến có xu hướng tăng.
Theo thống kê, riêng 2 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu rau quả chế biến tăng tới 24% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 94,8 triệu USD.
Điều đáng ghi nhận, việc xuất khẩu các sản phẩm rau quả chế biến đều tăng mạnh ở nhiều thị trường chính, ví dụ, xuất khẩu rau quả chế biến sang Trung Quốc đạt 17 triệu USD, tăng 24,5%; Hàn Quốc đạt 14 triệu USD, tăng hơn 3%; Nhật Bản đạt 8,9 triệu USD, tăng 3%; Mỹ đạt 7,9 triệu USD, tăng 16,7%...
Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu chủng loại rau quả chế biến chỉ chiếm 18,6% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả.
Chiếm tỷ trọng thấp nên mức tăng trưởng mạnh không bù đắp được sự sụt giảm của ngành hàng rau quả trong 3 tháng đầu năm.
Đẩy mạnh tái cơ cấu thị trường
Theo thống kê của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), giá trị xuất khẩu rau quả tháng 4/2020 đạt 367 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 4 tháng đầu năm 2020 ước đạt 1,26 tỷ USD, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Ngoại trừ xuất khẩu giảm mạnh sang Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang các thị trường khác đều đạt tốc độ tăng trưởng cao như: Thái Lan, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản...
Trong 3 tháng đầu năm 2020, chủng loại quả và quả hạch vẫn là mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất, trị giá xuất khẩu mặt hàng này đạt 630,5 triệu USD, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Hiện tại, diễn biến dịch Covid-19 đã được kiểm soát tốt tại Trung Quốc. Hoạt động xuất khẩu đã sôi động trở lại và thuận lợi hơn, tuy nhiên vẫn còn chậm hơn so với thời điểm trước khi bị dịch bệnh.
Trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh phức tạp, khó lường thì sản phẩm chế biến sẽ vẫn là chủng loại chiếm ưu thế bởi sự tiện lợi và thời gian bảo quản lâu.
Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chế biến làm tăng trị giá xuất khẩu toàn ngành hàng rau quả khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều thị trường trên thế giới là giải pháp tối ưu.
Ông Nguyễn Quốc Toản-Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho rằng: Trong thời điểm dịch bệnh đang bùng phát hiện nay càng cho thấy ngành rau, quả cần phải tái cơ cấu thị trường, mở cửa và đa dạng hóa sản phẩm, tránh rủi ro vì phụ thuộc vào những thị trường nhất định.
Theo ông Toản, chế biến nông sản sẽ được tăng cường, dự kiến đến năm 2030, tốc độ tăng giá hàng nông sản qua chế biến sẽ đạt 7 - 8%/năm; tỷ trọng sản lượng sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao ngành hàng đạt 30% trở lên; trên 50% cơ sở chế biến các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đạt trình độ công nghệ sản xuất tiên tiến.
Việc tiếp tục thu hút doanh nghiệp mở rộng đầu tư vào ngành chế biến nông sản là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cần lưu ý làm sao để các nhà máy hoạt động hiệu quả trong bối cảnh nền sản xuất nhỏ, phân tán như hiện nay.
Thực tế, việc các địa phương đã có sẵn vùng trồng đạt chuẩn, nhưng mời gọi doanh nghiệp đến đầu tư nhà máy chế biến vẫn còn rất hạn chế. Đa phần các doanh nghiệp đến tìm hiểu và đầu tư, sau đó mới kết hợp cùng người dân và chính quyền để lo nguồn nguyên liệu sản xuất.
Doanh nghiệp gỗ ráo riết tìm hợp đồng giữa dịch Covid - 19 Đánh giá những tác động của dịch Covid-19 đến ngành công nghiệp chế biến gỗ là khó có thể đong đếm, ông Nguyễn Quốc Trị - Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) cho rằng giải pháp là các doanh nghiệp cần chủ động đa dạng hóa thị trường, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở nhiều phân khúc....