Giật mình gã chồng vũ phu 4 lần “bắn hạ” gái nhà lành đánh vợ đến chết
Với nỗi u uất, phạm nhân từng có 4 đời vợ đang thụ án chung thân không giấu được cảm xúc mà mặc sức khóc trước mặt chúng tôi khi nghĩ về tội ác man rợ của mình.
Phạm nhân Lê Văn Thường (quê xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; đang thụ án chung thân tại Trại giam Quyết Tiến, Tổng cục 8, Bộ Công an) đã từng qua “ba lần đò” trước khi đến với người vợ thứ tư. Nhưng hắn đã không biết trân trọng tình cảm, mặc sức bạo hành khiến người vợ cuối cùng đáng thương chết dưới đòn roi của chồng.
Giật mình chiến tích 4 lần “bắn hạ” gái nhà lành của gã chồng vũ phu đánh vợ đến chết Lê Văn Thường (Ảnh minh họa)
Ghen tuông vô cớ
Đó là một ngày cuối xuân cách đây gần bốn năm về trước, gia đình Thường bỗng có ba vị khách đến chơi nhà. Hiếu khách, hắn xua vợ là chị Hoàng Thị T. bỏ việc đi giết gà làm cơm đãi khách. Chẳng mấy chốc mâm cơm đuề huề đã nghi ngút khói thơm, bốn người đàn ông gồm cả Thường liền quây tròn cụng ly, còn vợ và các con “ngồi mâm dưới bếp”.
Đang dở bữa ăn thì có tiếng chó sủa nhóc nhách ngoài ngõ, gã thấy chị vợ bỏ cơm chạy ra gặp một người đàn ông lạ. Anh ta giới thiệu là lái buôn gà, nghe người làng mách nhà có nhiều gà thịt nên đến tìm mua và vợ của Thưởng đon đả tiếp đón. Đang mải mê với những người bạn nhưng hắn vẫn đánh mắt nhìn ra bên ngoài bởi tiếng chó sủa thôi thúc.
Thấy vợ cười cười, nói nói với một người đàn ông lạ, hắn đâm bực dọc, tỏ vẻ khó chịu nên cứ nhấp nhổm nhưng không tiện bỏ mâm vì đang tiếp khách. Rồi bóng vợ khuất dần cùng người đàn ông lạ phía chuồng gà, mãi một lúc lâu mới thấy hai người quay lại tay bắt mặt mừng. Hắn đâm nghi ngờ vợ có quan hệ bất chính với người đàn ông và phát điên với suy diễn cực kỳ vô lý: “Chúng mày trơ trẽn đến độ dám hò hẹn ngay tại nhà tao à?”.
Tàn mâm cũng là lúc can rượu 4 lít sạch trơn, khách khứa cũng ra về, hai con nhỏ ra đầu làng xem xiếc. Sẵn hơi men, lại bực dọc từ trước nên hắn tìm cớ gây sự, ban đầu là mạnh chân “đá thúng đụng niêu”. Không thấy vợ phản ứng, hắn đi xuống thấy bếp đang đỏ lửa với nồi cám lợn sôi ùng ục, còn vợ vẫn mướt mải mồ hôi, tay đun tay đảo nên chẳng hề chú ý đến chồng phía sau, hắn vục vặc: “ Sao chỉ nấu mỗi một nồi là sao?”. Có lẽ cũng bực sẵn vì chồng đã say không phụ đỡ được việc gì, lại nói nhảm nhí nên chị vợ trả lời cụt ngủn: “Có giỏi thì vào mà nấu”. Có cớ vợ chẳng nhẹ nhàng với mình nên Thường càng sinh ngờ vực lại văng tục: “Mày không nấu thì “bố mày” cho chết”. Miệng nói tay làm, hắn xông tới bạt một nhát như búa bổ vào mặt vợ.
Thấy chồng nổi cơn điên, người vợ khốn khổ bỏ chạy nhưng hắn nhanh tay đuổi theo tóm được tóc vợ giật mạnh làm nạn nhân ngã giật về sau. Gã chồng vũ phu liền xông vào hành hạ vợ cho đến khi nạn nhân nằm bất động trên nền bếp rồi thản nhiên lên giường ngủ.
Tội ác kinh hoàng
Khi hơi men đã bay đi ít nhiều cũng là lúc hắn sực tỉnh, đi xuống bếp tìm vợ thì thấy vợ mình vẫn nằm bất động. Hoảng hồn, gã bế vợ vào giường lấy khăn lau người, thoa dầu và mặc quần áo. Cứ tưởng với vài giọt dầu gió ấy, ngày mai vợ sẽ tỉnh nên Thường lại thản nhiên đi ngủ tiếp.
Thế nhưng, cả đêm hôm ấy, khi đã tỉnh rượu hắn trằn trọc không tài nào chợp mắt vì dằn vặt nghĩ đến những trận đòn roi đầy man rợ vừa trút lên thân hình còm cõi của người mình bấy lâu nay “đầu gối tay ấp”. Đến rạng sáng, hắn mò ra khỏi giường, sang bên giường vợ sờ lên người thì thấy thân thể vợ đã lạnh toát từ bao giờ.
Video đang HOT
Hoảng hồn vì vợ đã chết, Thường đánh thức con dậy mếu máo: “Con ơi! Bố đánh chết mẹ con rồi, bố không ở nhà được nữa, bố phải đi đây”. Rồi cứ thế trong đêm, hắn chạy một mạch sang nhà mẹ đẻ 86 tuổi gần đó, hớt hải đập cửa: “Mẹ ơi! Con đánh chết nhà con rồi, mẹ có tiền cho con mấy chục ngàn để con trốn đi, mẹ ở nhà trông các cháu hộ con”.
Bà mẹ già nua làm gì có tiền, Thường lại chạy sang cậy nhờ chị gái nhưng cảnh nghèo gặp nhau, cả nhà chị có “đốt đuốc lên soi” cũng chẳng thấy đồng bạc nào. Hắn quay về nhà lục lọi kiếm được vài đồng rồi lên xe máy chạy trốn. Tuy nhiên, chỉ sau một tuần lẩn trốn, hắn đã bị bắt theo lệnh truy nã của Công an tỉnh Tuyên Quang.
Xóm làng hắn ở không ai kìm được cơn phẫn nộ khi sự việc vỡ lở sáng hôm sau. Tại biên bản khám nghiệm tử thi, cơ quan chức năng nhận thấy nạn nhân tử vong do chấn thương sọ não, chấn thương ngực bụng với hàng loạt vết thương như bị tụ máu dưới da, toàn bộ vùng đầu, các khớp sọ thấm máu, xuất huyết màng não, xương sườn từ số 3 đến số 10 gẫy ở cung trước và bên, lá lách vỡ đôi…
Trước những tội ác mình đã gây ra, ngày 18/6/2008, Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã mở phiên tòa, xử phạt bị cáo Lê Văn Thường hình phạt tù chung thân về tội giết người.
Thay vợ như… thay áo
Tội ác dã man mà Thường đã gây ra, pháp luật đã nghiêm trị bằng bản án thích đáng. Thế nhưng, trong những phút trải lòng, Thường khiến người ta phải thêm một lần giật mình vì một người đàn ông đầy thú tính giết vợ dã man lại có chiến tích bốn lần lấy được gái nhà lành.
Thường cho biết hồi còn đôi mươi, hắn nổi tiếng là người hào hoa, sức vóc dẻo dai lại hay lam hay làm nên được lòng rất nhiều cô gái. Vợ đầu tiên là người làng bên, Thường quen và cưới chỉ sau nửa năm hò hẹn. Cô vợ thứ nhất Thường không chê trách dung nhan cũng như phẩm hạnh. Chỉ có mỗi chuyện cô ấy là con độc, trên còn mẹ già neo đơn nên thường xuyên phải qua lại chăm sóc, đỡ đần, có khi lui lại ít ngày, dù nhà chỉ cách nhau có một chặng đường.
Một hai lần thì Thường còn nhẫn nhịn và thông cảm cho hoàn cảnh neo đơn của vợ. Nhưng mãi thì không chịu được vì dần dà thành quen, cô vợ cứ ngày ngày sang nhà mẹ đẻ bỏ bễ việc nhà, nhất là khi cái bụng cũng đã lùm lùm. Thấy bất tiện, Thường bàn với vợ đón mẹ về nhà ở cùng để tiện đôi đường nhưng bà cụ nhất quyết không nghe.
Phật lòng vì chuyện đó thì ít, mà giận vợ thì nhiều vì lẽ thường “xuất giá tòng phu” nhưng Thường nó nói mãi cô ấy vẫn chứng nào tật ấy. Không thông cảm cho hoàn cảnh của vợ, Thường chọn một ngày đẹp trời làm mâm cơm tuyên bố với họ hàng “gửi lại vợ về nhà bên ấy”. Vậy là cuộc hôn nhân đầu “đứt gánh giữa đường” khi Thường mới chỉ chung sống với vợ được chẵn một năm. Bỏ vợ đầu chưa lâu, vài tháng sau Thường lại đi tìm duyên mới. Lần này qua mai mối, gã cẩn thận kén chọn tìm hiểu một cô làng bên có đủ phẩm hạnh để lấy làm vợ. Gần một năm qua lại với nhau, cuối cùng Thường cũng đưa được người “trong mộng” về nhà.
Thường kể cô vợ thứ hai rất mực nết na, thương chồng, thương con, lại lam lũ làm ăn nên Thường rất mãn nguyện. Nhưng rồi trớ trêu thay, ngày hắn đón nhận tin vui có thêm một thành viên mới trong gia đình thì cũng là lúc tin dữ ập đến: Người vợ thứ hai bị bệnh xơ gan cổ trướng ở vào giai đoạn cuối không thể cứu chữa được nên đã qua đời, bỏ lại Thường và 3 đứa con nhỏ.
Gã không phải ở vào hoàn cảnh “gà trống nuôi con” quá lâu. Trong một lần về quê thăm họ hàng ở tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội), hắn lại được người làng mai mối cho một đám. Theo như lời Thường kể: “Tôi chỉ biết gật đầu vì thương các con còn nhỏ mà không có mẹ nên cũng muốn tìm người phụ nữ khác thay thế chăm sóc chúng. Tôi gặp cô ấy cũng đặt thẳng vấn đề, kể về hoàn cảnh trớ trêu của tôi để cho cô ấy suy nghĩ. Tròn một tháng sau, cô ấy lên thăm nhà thăm và quyết định trao duyên cho tôi”. “Về cô vợ thứ 3 này, đẹp người nhất nhưng đỏng đảnh và ngang bướng”, Thường nhận xét vậy. Phải chăng đó là lý do chỉ sau một tháng chung sống, Thường đã tống cổ cô ta về quê?.
Chẳng là theo như lời gã kể: “Hồi đó tôi đi làm máy xát gạo nên lương lậu cũng đủ để lo cho mấy miệng ăn trong nhà, tôi bảo cô ấy chỉ ở nhà trông nom ruộng vườn, con cái cho chúng sạch sẽ. Nhưng sáng đi làm dặn vậy, chiều về thế nào vẫn y chang, con tôi cả 3 đứa, đứa nào cũng nheo nhóc, mặt mũi lấm lem khiến tôi giận lắm. Rồi có khi tôi đi làm gặp hôm mưa bão, nửa đường về bị cảm cô bảo ấy đi mua thuốc nhưng cô ấy lại mặc kệ”.
Cứ ngỡ Thường giận bóng gió nhưng không ngờ nói là Thường làm thật. Gã tuyên bố “trả cô về nơi sản xuất”. Lúc này cô vợ mới té ngửa, nài nỉ van xin thống thiết nhưng Thường cương quyết: “Nhịn nhiều quá anh không chịu được nữa rồi”. Vậy là, “lần đò” thứ 3 của Thường cũng chỉ chóng vánh đầy một tháng.
Tan cửa nát nhà vì rượu
Hắn không dám nghĩ mình sẽ đi thêm một “lần đò” nữa. Thế nhưng chẳng biết “trời xui đất khiến” thế nào lại cho Thường thêm một lần nữa se duyên với cô hàng xóm sát bờ dậu nhà mình – cũng là nạn nhân của vụ án. Thường tâm sự: “Có lẽ là do cô ấy thương hoàn cảnh của tôi”. Có được duyên mới, nhất lại là cô hàng xóm vốn chịu thương chịu khó từ bé nên Thường an tâm tu chí làm ăn.
Hết trồng trọt, hắn tính toán làm ăn lớn nên quay sang bàn với vợ nấu rượu nuôi lợn. Và quả thực Thường lại thành công trông thấy, cứ ba tháng lại xuất một lứa lợn, con nào con ấy cũng béo trắng hồng hào. Nhưng rồi bi kịch cũng nảy sinh từ đây, nay hắn tự trách mình: “Từ ngày tôi nấu rượu lại sinh uống nhiều hơn, mỗi lần như thế thì tôi lại hay cáu kỉnh la ó vợ con. Nhiều lần vợ có khuyên nhưng vợ thì sao bảo được mình, không ngờ trong một cơn say mà tôi lại giết chết vợ”.
Vậy là, chỉ vì rượu mà Thường đã giết chết người vợ chung sống với mình 11 năm, phá tan hạnh phúc gia đình, cơ nghiệp xây dựng bấy lâu. Ở trong trại giam, Thường vẫn tiếc ngẩn tiếc ngơ cơ nghiệp của mình: “Tôi đi trại thế này, mẹ nó mất, giờ thì chuồng trại chẳng ai trông nom bỏ hoang phế hết cả, ruộng nương cũng cho thuê, nhà cửa trống tênh không ai ở. Đang đuề huề sung túc là thế, nay ly tán hết cả”.
Thế nhưng, đó chưa phải là niềm trăn trở lớn nhất của Thường, hắn còn thương mẹ già đã “gần đất xa trời” không người chăm nom. Những lần các con lên thăm, Thường không quên hỏi thăm sức khỏe mẹ và dặn dò đón bà về nhà chăm sóc. Thế nhưng bà cụ đều gạt phắt đi, khóc mà bảo rằng: “Bố chúng mày như thế tao về làm gì”. Nghe vậy, Thường đau lòng lắm, tự trách mình là đứa con bất hiếu.
Thương mẹ già bao nhiêu, gã cũng thương và lo cho các con thơ không nơi nương tựa, dạy dỗ bấy nhiêu. Hắn trăn trở: “Giờ các con tôi mỗi đứa một ngả, chúng làm gì tôi cũng chẳng biết hết. Chỉ sợ chúng lại đua đòi bạn bè rồi dính dáng đến tội phạm. Tôi lo lắm, giờ đứa thứ hai cũng bê tha say xỉn suốt ngày. Hận cái là chỉ vì rượu mà gia đình đang đuề huề như thế giờ con cái ly tán, cơ nghiệp tan hoang”.
Theo Giáo Dục VN
Người chồng tráo trở!
Oanh ngậm đắng nuốt cay nhìn ngôi nhà khang trang bỗng chốc thay tên đổi chủ và người chồng bội bạc thẳng tay ruồng rẫy vợ con. Cô chỉ còn biết tự trách mình đã quá nhẹ dạ đem lòng tin đặt vào người chồng phản trắc.
Cả khu phố bị đánh thức bởi tiếng chửi bới, và tiếng khóc xé lòng của trẻ nhỏ. Những người hiếu kỳ ngay lập tức nhò đầu ra khỏi cửa, dáo dác đưa mắt dò xét tìm về nơi phát ra những âm thanh đầy kích thích. Mọi tò mò đổ dồn về phía nhà Oanh Thắng. Cảnh tượng mà người ta chẳng bao giờ ngờ đến đã xảy ra ở đó từ ít phút trước.
Một mớ hỗn độn những ba lô, rúi rết, quần áo đồ đạc tư trang của ba mẹ con Oanh bị vứt liểng xiểng trên hè phố, ngay trước cửa nhà. Đang lúc đợt rét kéo dài, trời mưa phùn, rét mướt là thế, ba mẹ con hết ngửa mặt nhìn trời, lại ai oán nhìn cánh cửa nhà đã khép chặt khóc hết nước mắt trông thật thảm thương. Đứa con lớn vùng đứng dậy, đập cửa thình thịch, vừa khóc vừa hét: "Ông là đồ tồi, là nhà của mẹ chứ, nhà của mẹ chứ...!". Mẹ chúng mặt tái xanh, lảo đảo đứng dậy kéo cả hai đứa con gái lại gần, ôm vào lòng như muốn che chở, bao bọc cho chúng. Giữa những tiếng người xì xào bàn tán, phỏng đoán, ba mẹ con lặng lẽ gom lại đồ đạc cho vào túi rồi thất thểu đi về hướng nhà ngoại.
Không một ai hiểu chuyện gì đã xảy ra, chỉ biết ngày hôm sau, khi cơn mưa phùn đã ngớt, trời sáng hửng lên một chút, những người hàng xóm thấy chồng Oanh, cùng một người đàn bà Việt kiều và theo sau là một thằng bé chừng 3 tuổi trắng trẻo xinh xắn như con lai từ trong căn nhà ba tầng đi ra, tay trong tay cùng nhau đi ăn sáng... bình thản trước ánh nhìn chê trách và những cái lắc đầu ngán ngẩm của mọi người.
Ngôi nhà ba tầng vừa được xây khang trang cách đó chưa lâu. Trước đó, ba mẹ con Oanh sống trong căn nhà mái bằng cũ chật hẹp hơn. Nhiều năm rồi, từ khi chồng đi kiếm sống nơi xứ người, ba mẹ con Oanh vẫn sống kham khổ như thế. Đùng một cái, chồng Oanh bảo phải xây nhà để về nước hẳn, vì công việc làm ăn đã không còn thuận lợi như trước. Oanh băn khoăn lắm, vì căn nhà của hai vợ chồng vốn nằm trên đất của ông bà nội. Oanh tính chuyện bàn bạc với bố mẹ chồng thì ông bà chắc nịch "Chúng tao có mỗi chồng mày là con trai duy nhất, sau này chả cho nó thì cho ai mà mày sợ. Thôi, không phải sang tên sang họ gì sất, chúng tao chết sẽ di chúc lại cũng chả sao. Không phải lo, cứ xây đi cho vợ chồng con cái ổn định mà làm ăn." Thấy ông bà nói có lý, Oanh cũng xuôi. Khoản tiền chồng Oanh đi làm ăn ở nước ngoài, lâu lâu mới gửi về tính ra chỉ đủ phân nửa, số còn lại Oanh bươn bả chắt bóp từng đồng và được sự hỗ trợ của ông bà ngoại mới đủ để xây lại nhà.
Thấm thoắt ngôi nhà đã xây xong đẹp đẽ. Cả khu phố đều mừng cho họ cuối cùng cũng làm xong được một việc lớn của đời người. Ba mẹ con phấn khởi chờ đón ngày chồng Oanh trở về. Ngỡ rằng, từ nay cả gia đình sẽ được đoàn tụ trong ngôi nhà ấm cúng...
Cô chỉ còn biết tự trách mình đã quá nhẹ dạ đem lòng tin đặt vào người chồng phản trắc... (Ảnh minh họa)
Hai đứa trẻ tíu tít nắm tay mẹ, hồi hộp nhìn về phía cửa ra của sân bay. Vừa nhìn thấy bố, chúng đã nhảy cẫng lên vui sướng, hò hét ầm ĩ. Nụ cười tắt ngấm trên môi Oanh khi thấy chồng không chỉ đi một mình. Họ cùng lên xe trở về nhà với hai người lạ mặt. Một người đàn bà Việt kiều không còn trẻ, đeo đầy những vòng vàng, nhẫn vàng lóa mắt, chốc chốc lại nhìn Oanh với ánh nhìn khinh khỉnh. Và một thằng bé đẹp như con lai, giọng nói trọ trẹ không được sõi. Cái nhạy cảm của người đàn bà khiến lòng Oanh sẵn đầy nghi hoặc, bỗng té ngửa khi thằng bé gọi chồng Oanh là "papa". Không giữ nổi bình tĩnh, Oanh quay ngoắt người hỏi chồng, giọng gay gắt "Sao nó lại gọi anh như thế? Thằng bé và người đàn bà này là ai, anh giải thích đi!" Chồng Oanh nhăn mặt, thủng thẳng: "Để về nhà rồi nói sau! Họ là khách của tôi". Người đàn bà không nói gì, tặng cho Oanh một cái liếc xéo và cái cười nhếch mép khả nghi.
Cả dọc đường về, lòng Oanh cồn cào như có lửa đốt. Hai đứa trẻ vẫn ríu rít trò chuyện với bố, chốc chốc mới thấy bố nó đáp lại được một câu không lấy gì làm hào hứng, càng khiến Oanh thêm bực bội.
Vừa bước vào nhà, người đàn bà đã sáng mắt lên, gật gù vẻ hài lòng: "Ngôi nhà đẹp đấy. Mình sẽ sống ở đây hả anh?" Oanh chưa kịp phản ứng đã nghe chồng ngọt ngào trả lời "Đúng rồi em yêu, nhà của chúng mình mà."
Đất trời như sụp xuống trước mặt, Oanh xông vào túm cổ áo chồng giận dữ: "Anh vừa nói cái gì, anh nói lại tôi nghe!". Chồng Oanh giật mạnh bàn tay vợ đang túm lấy mình, tiện thể bồi thêm một cái đẩy, Oanh ngã sõng xoài ra phía sau nghe tim mình rạn vỡ theo cái giọng điệu lên xuống trầm bổng của chồng: "Tôi nói đây là nhà tôi. Sao, có gì sai nào? Tiền tôi gửi về xây nhà, đất là của bố mẹ tôi. Đã không cam chịu thì ra khỏi nhà tôi ngay đi, còn đợi tôi đuổi mới hiểu ra à?". Oanh khóc nấc lên đau đớn nhớ lại những lời ong tiếng ve những ngày chồng đi nước ngoài, cô hiểu người đàn ông xa nhà chẳng bao giờ tránh khỏi chuyện bồ bịch, cũng là để khỏa lấp nỗi nhớ vợ nhớ con. Cô chấp nhận tất cả, cuối cùng mới tá hỏa khi chồng về nước lại tráo trở lật mặt đến vậy.
Oanh nức nở: "Anh là đồ khốn, không phải là con người. Tiền anh gửi về được bao nhiêu mà đòi xây nhà xây cửa. Trong này có cả tiền của tôi làm ra, cả tiền bố mẹ tôi góp nhặt mới có được. Anh không có quyền đuổi mẹ con tôi ra ngoài". Chồng Oanh vênh mặt hất hàm lật lọng "Cô có gì để chứng minh điều đó không? Có giấy tờ nhà không? Tôi làm sao, cô ở nhà chắc cũng mèo mả gà đồng chứ riêng gì tôi. Khôn hồn thì lấy đồ đạc và ra khỏi nhà tôi mau đi trước khi tôi nổi giận". Người đàn bà Việt kiều khoanh tay trước ngực, chân rung rung thỏa mãn, miệng cười sung sướng. Oanh vụt đứng dậy, lấy hết sức bình sinh túm tóc người đàn bà giáng cho một cái tát. Chồng Oanh vằn mắt túm lấy cổ Oanh giật ngược trở lại. Hai đứa trẻ nãy giờ vẫn đứng sững sợ sệt, thấy mẹ bị bắt nạt, vội xông vào cắn tay bố.
Người đàn ông trước giờ chúng vẫn yêu thương và nhung nhớ gọi là "bố" bực tức hất văng hai đứa vào góc nhà. Rồi một tay lôi xềnh xệch Oanh ra cửa, một tay ra hiệu cho bồ nhí túm cổ hai đứa con gái.
Ba mẹ con bị hai con người bất nhân lẳng ra ngoài giữa tiết trời giá rét. Cánh cửa đóng sầm lại, vài phút sau, từ ban công tầng hai, những quần áo và đồ đạc bị thả rơi một cách không thương tiếc. Oanh ngậm đắng nuốt cay nhìn ngôi nhà khang trang bỗng chốc thay tên đổi chủ và người chồng bội bạc thẳng tay ruồng rẫy vợ con. Cô chỉ còn biết tự trách mình đã quá nhẹ dạ đem lòng tin đặt vào người chồng phản trắc.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Em sẽ chỉ giữ lại những điều đẹp đẽ Nụ cười rạng rỡ có thể che mắt mọi người nhưng không khiến em nguôi bớt nỗi buồn, nỗi nhớ anh. Dù đã dặn lòng mình quên anh đi nhưng sao trong em vân nhớ? Đôi lúc em tự trách rôi lại hỏi bản thân mình sao cứ mãi nhớ anh như thê? Có những lúc nôi nhớ ùa vê làm tim em...