Giật mình chân dung ông giám đốc lừa đảo bằng giấy tờ giả
Làm ăn thua lỗ, Dung bàn với vợ trộm bìa đỏ của bố để thế chấp vay vốn. Vẫn không đủ tiền trả nợ, gã nhờ người làm giả bìa đỏ để cầm cố, thế chấp lấy hàng tỷ đồng.
Lê Văn Dung được dẫn giải ra khỏi phiên tòa
Nhìn gã không có ấn tượng gì đặc biệt nhưng cái mác giám đốc đã khiến nhiều người mắc “bẫy lừa” mà gã giăng ra. Với tài ăn nói giảo hoạt, Lê Văn Dung đã lừa đảo, chiếm đoạt hơn 3 tỷ đồng của các nạn nhân, trong đó có cả bố vợ.
Người gầy gò, khuôn mặt hốc hác, Lê Văn Dung (SN 1982, trú tại xã Nghi Ân, Tp Vinh, Nghệ An) đứng co ro trước vành móng ngựa, trái ngược hoàn toàn với phong thái của một vị giám đốc trước kia. Năm 2010, Lê Văn Dung thành lập công ty chuyên về xây dựng và ký kết được một số hợp đồng hoàn thiện công trình dân dụng. Công việc không xuôi chèo mát mái như Dung kỳ vọng. Công ty của gã làm ăn thua lỗ liên tiếp, không có tiền trả lựơng cho công nhân và trả nợ vật liệu.
Biết bố vợ có hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để trong két sắt, Dung bàn với vợ là Võ Thị Loan về trộm để thế chấp ngân hàng. Tuy nhiên không đảm bảo về thủ tục nên phía ngân hàng không cho vay. Với 2 bìa đỏ mang tên vợ và em vợ, Dung mang đến cầm cố cho một người quen lấy 450 triệu đồng. Số tiền đó chẳng thấm vào đâu so với số nợ cần phải trả và số vốn để có thể tiếp tục kinh doanh, Dung mượn lại 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó rồi nhờ người làm giả 4 sổ đỏ khác (3 giấy mang tên Võ Thị Loan, 1 giấy mang tên em trai Loan là Võ Tá Thái) để đi lừa.
Với sổ đỏ giả mang tên Võ Thị Loan, vợ chồng Trung mang tới hiệu cầm đồ của anh Võ Văn Trung thế chấp lấy 200 triệu đồng, lãi suất 1.500 đồng/triệu/ngày. Sau một thời gian, anh Trung phát hiện sổ đỏ mà Dung thế chấp cho mình là giả nên yêu cầu Dung trả lại tiền. Bị phát hiện, Dung mời anh Trung tới quán cà phê để trả lại tiền. Tuy nhiên, Dung mới chỉ trả cho anh Trung 50 triệu đồng. Sau đó, Dung bỏ trốn và tiêu hủy giấy tờ giả anh Trung trả lại. Còn giấy chứng nhận QSD đất giả thứ 2 mang tên Loan, vợ chồng Dung mang tới thế chấp cho anh Nguyễn Tuấn Hiệp (Tp Vinh) 330 triệu đồng.
Sau khi làm giả được sổ đỏ mang tên Võ Tá Thái, Lê Văn Dung dùng lời lẽ ngon ngọt lừa Thái chuyển nhượng sổ đỏ cho mình. Với bìa đỏ giả mang tên Võ Tá Thái và hồ sơ chuyển nhượng đó, vợ chồng Dung tiếp tục cầm cố cho anh Nguyễn Tuấn Hiệp vay 380 triệu đồng.
Với giấy chứng nhận QSD đất giả thứ 3 mang tên Võ Thị Loan, vợ chồng Lê Văn Dung mang tới thế chấp cho ông Nguyễn Quang Nam để vay 600 triệu đồng. Để yên tâm, ông Nam yêu cầu vợ chồng Dung tới Trung tâm giao dịch một cửa xã Nghi Xuân để làm thủ tục chuyển nhượng. 3 tháng sau, Nguyễn Tuấn Hiệp cũng mang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà vợ chồng Dung thế chấp tới Trung tâm giao dịch một cửa xã Nghi Xuân để kiểm tra thì phát hiện một thửa đất mang tên Loan lại có tới 2 giấy chứng nhận QSD đất. Sự việc vỡ lở, Dung mới chịu thừa nhận dùng sổ đỏ giả để lừa ông Nam và bồi hoàn cho nạn nhân 600 triệu đồng.
Video đang HOT
Ông giám đốc khóc nức nở khi được nói lời nói sau cùng trước khi HĐXX nghị án.
Để tiện việc giao dịch làm ăn, Dung mua một chiếc ô tô nhãn hiệu Toyota – Fortuner. Tuy nhiên, do “cụt vốn”, Dung mang ô tô thế chấp cho Ngân hàng Techcombank chi nhánh Nghệ An để vay 500 triệu đồng. Tuy nhiên, phía ngân hàng chỉ giữ giấy tờ xe, giao giấy tờ photo công chứng và ô tô cho Lê Văn Dung tạm thời sử dụng. Lê Văn Dung đã nhờ một người quen làm giả giấy tờ xe và bán chiếc xe nói trên cho anh Võ Sỹ Minh (trú Tp Vinh) lấy 720 triệu đồng.
Mặc dù đang nợ đầm đìa nhưng khi một người bạn có nhu cầu bán chiếc xe ô tô đang cầm cố tại ngân hàng, Lê Văn Dung đồng ý mua với giá 700 triệu với thỏa thuận sẽ trả cho ngân hàng 400 triệu thế chấp ô tô của chủ cũ. Phía ngân hàng Techcombank chỉ giữ giấy tờ gốc nên Dung nhờ người làm giả giấy tờ xe mang tên anh trai mình là Lê Văn Đào và mang xe thế chấp cho anh Võ Sỹ Minh lấy 600 triệu đồng. Do không có tiền trả nợ nên cuối cùng Dung bán chiếc xe này cho anh Minh với giá 660 triệu đồng.
Không những thế, để thuận lợi trong việc làm ăn, Lê Văn Dung đã mua một bằng tốt nghiệp ĐH giả chuyên ngành xây dựng. Sau đó, Dung lại dùng bằng tốt nghiệp ĐH giả mang tên mình thế chấp cho anh Đặng Minh Đức (trú tại Tp Vinh) vay 450 triệu đồng và chiếm đoạt số tiền trên.
Với thủ đoạn làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ xe và bằng tốt nghiệp ĐH, Lê Văn Dung và vợ là Võ Thị Loan đã lừa đảo, chiếm đoạt của các nạn nhân hơn 3,3 tỷ đồng. Trong đó Võ Thị Loan với vai trò đồng phạm giúp sức nên phải chịu trách nhiệm hình sự chung về số tiền hơn 1,5 tỷ đồng trong việc lừa đảo bằng giấy chứng nhận QSD đất giả.
Sau khi sự việc vỡ lở, ngày 1/3/2013, Lê Văn Dung bị bắt giữ. Chồng bị bắt, Loan bỏ đứa con gái gần 3 tuổi cho nhà nội rồi bỏ trốn. Hiện cơ quan điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã phát lệnh truy nã Võ Thị Loan và tách hành vi của Loan thành một vụ án khác, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.
Ông Võ Tá Dư (bố vợ Dung) tới dự phiên tòa với tư cách là người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan. Nhìn gã con rể, ông thở dài: “Tôi không ngờ vợ chồng nó có thể trộm tài sản cả đời tôi tích góp để đi lừa đảo. Giờ giấy tờ đất không còn, con gái bỏ đi biệt xứ, tôi mất cả danh dự với bà con làng xóm. Giờ thằng Dung đã ở đây, tòa xử nó 10 năm hay 20 năm thì cũng coi như yên phận nó. Chỉ thương con Loan, tin chồng mà lừa bố mẹ, lừa em, lừa người ta để đến giờ biệt tích. Lỡ dại mà dính dáng đến xã hội đen thì tính mạng cũng chẳng giữ được”.
Trước vành móng ngựa, Lê Văn Dung thành khẩn khai nhận mọi hành vi phạm tội của mình. Khi được nói lời nói sau cùng trước khi HĐXX vào nghị án, Lê Văn Dung bật khóc nức nở: “Bị cáo sai rồi, bị cáo hối hận lắm. Xin hội đồng xét xử cho bị cáo cơ hội sớm trở về làm ăn, kiếm tiền trả nợ”.
Với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức, trong phiên xử chiều ngày 14/1, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Lê Văn Dung 13 năm tù giam, buộc phải bồi hoàn toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt cho các nạn nhân.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Hàng chục thanh niên hỗn chiến, 1 người chết
Do mâu thuẫn, hai thanh niên cầm đầu hai nhóm đã thách thức giao đấu. Sau vụ hỗn chiến kinh hoàng bằng hung khí, 1 người chết, nhiều người bị thương.
Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Thanh Hóa, đêm ngày 10/4/2013, Nguyễn Văn Thoại (SN 1992, quê Hậu Lộc, Thanh Hóa) đang là sính viên của trường ĐH Công Nghiệp TP HCM (đóng trên địa bàn xã Quảng Tâm- TP Thanh Hóa) đi ăn tối tại ngã ba Môi, xã Quảng Tâm thì va chạm với nhóm của Hà Anh Trung và bị một người trong nhóm này đánh một cái vào mặt.
Thoại trở về nhà kể chuyện mình bị đánh cho Phạm Văn Quân (SN 1980, Quảng Cát- TP Thanh Hóa) và Phạm Văn Thắng (SN 1987, em trai Quân). Sáng ngày 11/4/2013, Quân gọi điện cho Trung thách thức đánh nhau đồng thời đưa cho Thoại 400 nghìn đồng để mua hung khí. Sau đó Quân gọi điện huy động thêm 11 thanh niên thuộc một số nhóm khác để tăng lực lượng.
Các bị cáo trong hai băng nhóm hỗn chiến
Ngoài số hung khí mua, nhóm này còn lấy thêm hung khí có sẵn ở nhà rồi bỏ vào bì mang theo. Chúng gọi 1 taxi, số còn lại đi xe máy kéo đến nhà Trung.
Cùng thời gian đó, Đặng Quốc Bảo (SN 1977, Đông Hải, TP Thanh Hóa) đến nhà Trung chơi và biết chuyện. Do Bảo quen cả hai bên nên nhận đứng ra giảng hòa.
Khi nhóm của Quân đến, Bảo ra nói với Quân về việc Trung xin lỗi nhưng Quân không chấp nhận mà yêu cầu phải đích thân Trung ra xin lỗi mới bỏ qua. Thấy căng thẳng, Bảo gọi cho bạn của Quân là Lê Văn Dũng (SN 1977), Vũ Văn Báo (SN 1977) (cả hai cùng ngụ tại Quảng Thọ- Quảng Xương) đến để tiếp tục giảng hòa.
Quân cay cú vì Dũng và Báo là bạn của mình nhưng lại bênh bên kia, Quân đã gọi điện chửi bới Dũng rồi kéo cả nhóm đến nhà Dũng "nghênh chiến".
13h cùng ngày, nhóm của Quân đến đoạn vào làng Văn Phú (Quảng Thọ) gặp Dũng, Báo và một số người nữa nên Quân đã cho nhóm dừng ở đó rồi hai bên dùng hung khí lao ra QL 47 để hỗn chiến. Các đối tượng dùng dao, súng, tuýp sắt, cuốc, gậy gộc... đánh chém nhau loạn xạ trên đường QL 47. Hậu quả làm Vũ Văn Báo tử vong, Quân và Thoại, Dũng bị thương.
Phòng xử án chật kín nên người dân đến xem tràn cả ra sân tòa
Sáng ngày 14/1, TAND tỉnh Thanh Hóa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử nhóm đối tượng Phạm Văn Thắng, Phạm Ngọc Tân (SN 1991, P. Ba Đình), Lê Văn Dũng về tội "Giết người". Tội "Gây rối trật tự công cộng" đối với kẻ cầm đầu Phạm Văn Quân cùng 16 đối tượng trong băng nhóm.
Sau hơn 1 ngày diễn ra xét xử, HĐXX tuyên phạt các bị cáo Thắng 16 năm tù, Tân 14 năm tù, Dũng 12 năm tù giam. Bị cáo Quân cầm đầu gây rối trật tự công cộng nên chịu mức án cao nhất 5 năm tù giam, số bị cáo còn lại chịu mức án từ 16 đến 42 tháng tù và bồi thường cho gia đình bị hại theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Lá thư xin đặc xá của người mẹ, khiến những cán bộ quản giáo rơi nước mắt Phải nhận một bản án cho hành vi gieo rắc cái chết trắng, bao ngày thụ án trong trại giam cũng là từng ấy thời gian người phụ nữ này đau đáu ngày trở về. Chặng đường hoàn lương còn rất dài, nhưng người phụ nữ ấy không vì thế mà gục ngã. Bi kịch của người mẹ Biết án của mình khá...