Giật mình bí mật Mỹ “giật dây” điều khiển chính phủ Ukraine
Cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã khoe khoang rằng lời nói của ông rất có trọng lượng với các quốc gia đồng minh, đồng thời thú nhận rằng ông chỉ mất vài giờ để khiến Bộ trưởng Tư pháp Ukraine mất chức.
“Tôi nhìn thẳng vào họ và nói: &’Tôi sẽ về Mỹ trong 6 tiếng tới. Nếu ông Bộ trưởng không bị sa thải, không có tiền nong gì hết’”, RT dẫn lời cựu Phó Tổng thống Biden trong một cuộc gặp với Hội đồng Ngoại giao.
Trong cuộc gặp này, ông Biden đã kể lại về cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và cựu Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk.
“Sau đó, ông ta bị sa thải thật”, ông Biden cười khoái trí và nói.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) trong cuộc gặp song phương với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko (phải) tại Hội nghị An ninh Hạt nhân tổ chức tại Washington (Mỹ) vào ngày 31.3.2016. Ảnh: Reuters.
Theo RT, sự việc mà vị cựu Phó Tổng thống Mỹ nhắc tới xảy ra vào hồi tháng 3.2016. Khi ấy, ông Biden đến gặp gỡ các quan chức chính phủ Ukraine để thảo luận tình hình quốc gia này cũng như khoản hỗ trợ tài chính của Washington cho Kiev. Dường như, cánh tay phải của Tổng thống Barack Obama đã sử dụng gói hỗ trợ trị giá 1 tỷ USD làm công cụ để gây áp lực lên chính quyền Tổng thống Poroshenko.
“Tôi đã nói rằng: &’Tôi nói thật, các ông sẽ không nhận được tiền từ nước Mỹ’”, ông Biden kể lại trong cuộc gặp diễn ra hôm thứ Ba (21.8).
Video đang HOT
Được biết, Bộ trưởng Tư pháp Ukraine khi ấy là ông Viktor Shokin đúng là đã bị Quốc hội Ukraine sa thải vào ngày 23.9.2016. Hai ngày sau đó, Kiev đã thông báo rằng ông Biden đã gặp Tổng thống Poroshenko và “thông báo về việc Mỹ quyết định hỗ trợ 335 triệu USD để cải cách ngành an ninh của Ukraine”. Bên cạnh đó, Kiev cũng cho biết thêm rằng “khả năng về một gói vay trị giá 1 tỷ USD” đang “rộng mở”. Vào ngày 3.4.2016, ông Shokin đã chính thức bị ông Poroshenko cách chức vụ Bộ trưởng Tư pháp.
Theo RT, đây không phải là lần đầu tiên ông Joe Biden khoe khoang về “thành tích” can thiệp công việc nội bộ Ukraine của Washington. Trong cuốn sách có tựa đề “Hứa với con, Bố: Một năm của Hi vọng, Khó khăn và Mục đích” (Promise Me, Dad: A Year of Hope, Hardship and Purpose) xuất bản vào tháng 11.2017, vị cựu Phó Tổng thống Mỹ tiết lộ rằng ông đã từng công khai yêu cầu cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich từ chức hồi năm 2014.
Trong cuốn sách, Biden cũng khẳng định rằng bản thân ông phải chỉ đạo gần như mọi hoạt động của chính quyền Poroshenko, “hàng tuần điện đàm trực tiếp với Poroshenko, Yatsenyuk hoặc cả hai” trong nhiều tháng sau cuộc đảo chính Maidan.
Tuy nhiên, trong cuộc gặp diễn ra vào hôm 21.8, ông Biden đã có tiết lộ chấn động khi cho biết Ukraine không phải là quốc gia duy nhất bị Mỹ gây áp lực vào thời điểm đó. Cụ thể, chính quyền Tổng thống Barack Obama khi ấy cũng đã “dành rất nhiều thời gian điện đàm tất cả các đồng minh, từ cựu Tổng thống Pháp Francois Hollande cho tới cựu Thủ tưởng Italia Matteo Renzi” để đảm bảo các lệnh cấm vận chống Nga được bảo toàn nguyên vẹn.
Theo ông Biden, châu Âu ban đầu đã muốn tránh tham gia chiến dịch trừng phạt nhằm vào Moscow và chỉ có Thủ tướng Đức Angela Merkel là “người đủ mạnh mẽ” để theo Mỹ trong vấn đề này. Tuy nhiên, Bidan cũng thừa nhận rằng bà Merkel “không hề thích” chiến dịch này và chỉ ủng hộ Washington một cách “miễn cưỡng”.
Theo Danviet
Chuyên gia Ukraine thừa nhận Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án kinh tế
Chuyên gia kinh tế Ukraine Viktor Skarshevsky cho rằng Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) là một dự án kinh tế, và Ukraine nên suy nghĩ cách hiện đại hóa hệ thống vận chuyển khí đốt của mình.
Chuyên gia Ukraine thừa nhận Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án kinh tế
Tuyên bố trên được chuyên gia kinh tế Ukraine Viktor Skarshevsky đưa ra trong chương trình phỏng vấn trực tiếp với kênh truyền hình 112 Ukraine. Theo ông Viktor Skarshevsky, đường ống dẫn khí này là "một dự án kinh tế thuần túy có lợi cho châu Âu".
"Đây không phải là một con ngựa thành Troy, mà là một dự án thuần túy kinh tế, có lợi cho châu Âu và trên hết là Đức. Đã có những cuộc thảo luận không nên tập trung vào xây dựng dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2, và sự cần thiết phải xây dựng chiến lược, làm thế nào Ukraine có thể lấp đầy tiềm năng vận chuyển của mình sau khi Dòng chảy phương Bắc 2 và Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ đi vào hoạt động", chuyên gia Skarshevsky cho biết.
Ngoài ra, chuyên gia Skarshevsky lưu ý rằng sau khi đường ống dẫn khí đốt đi vào hoạt động, có tổng công suất là 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm, Ukraine gần như hoàn toàn có thể mất khả năng trung chuyển, và về mặt tài chính sự mất mát này sẽ lên đến 2-3 tỷ USD/năm.
Theo Skarshevsky, do việc giảm nghiêm trọng trong quá cảnh khí đốt, Ukraine cũng phải đối mặt với vấn đề cung cấp khí đốt cho người tiêu dùng trong nước.
"Sự thiệt hại sẽ được đo không chỉ bằng tiền, mà còn là các khía cạnh kỹ thuật. Liệu Ukraine sẽ có thể không cần quá cảnh này để cung cấp khí đốt cho người tiêu dùng trong nước? Bởi vì sẽ giảm được áp lực trong đường ống, nhưng toàn bộ hệ thống vận chuyển khí của Ukraine được thành lập theo khối lượng lớn khí và áp lực cao" - chuyên gia cho biết.
Vì vậy, theo Skarshevsky, Ukraine cần phải suy nghĩ nghiêm túc về đầu tư vào hệ thống vận chuyển khí và hiện đại hóa hệ thống vận chuyển khí của mình, nhưng hiện tại các nhà chức trách Ukraine thậm chí không nghĩ về vấn đề này.
Tổng thống Ukraine Poroshenko
Trước đó, hôm 11/8, Tổng thống Ukraine Poroshenko khẳng định, dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 chính là " con ngựa thành Troy" của điện Kremlin với mục tiêu cuối cùng là chống lại an ninh năng lượng châu Âu và an ninh địa chính trị".
Ngoài ra, ông Poroshenko tuyên bố rằng ông nhìn rõ "động cơ thực sự" của Nga trong dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2, mà theo quan điểm của Tổng thống Ukraine Poroshenko, sẽ gây ra "hậu quả thảm khốc" cho các đối tác châu Âu.
Tổng thống Ukraine Poroshenko kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) tỉnh ngộ, thoát khỏi sự quyến rũ "lừa đảo và tác hại" của Nga để "bảo vệ" lợi ích năng lượng của châu lục.
Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án xây dựng hai đường ống dẫn khí với tổng công suất lên đến 55 tỷ m3 khí/1 năm từ bờ biển của Nga qua biển Baltic đến Đức, bỏ qua Ukraine. Dự án này dự kiến sử dụng 86% đường ống của dự án Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) hiện tại trước khi rẽ nhánh.
Nhiều quốc gia đã phản đối dự án này, trong đó có Ukraine do sợ mất nguồn thu từ việc trung chuyển khí đốt của Nga, cũng như nếu giảm khối lượng khí trung chuyển qua hệ thống vận chuyển khí đốt Ukraine (GTS) có thể dẫn đến hậu quả một số lượng lớn người tiêu dùng Ukraine không có khí đốt, và Mỹ với kế hoạch xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu đầy tham vọng.
Ba Lan và các nước khác trong khu vực, vôn phụ thuộc vào khí đốt của Nga, đa phản đối mạnh mẽ dự án này. Theo lập luận của các nước này, dự án của Đức và Nga đi ngược lại với chính sách của châu Âu trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như đem lại "những tổn thất nghiêm trọng về địa chính trị cho châu Âu".
Tổng giá trị đầu tư xây dựng dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 là 9,5 tỷ euro.
Theo infonet
Ukraine muốn Nga bồi thường hàng tỷ USD cho xung đột ở miền Đông Kiev cho rằng Nga phải chịu trách nhiệm cho cuộc xung đột kéo dài 4 năm qua giữa chính phủ Ukraine với phe đối lập ở miền Đông nước này bằng việc bồi thường thiệt hại cho Kiev, Newsweek đưa tin. Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko (Ảnh: Reuters) Trên tài khoản Facebook chính thức, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngày 1/8 đã viết...