Giật mình ba lần đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng ‘hồi sinh’
Ba lần “ hồi sinh” của đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng thực chất là gì? Vì sao lại gây rúng động dư luận tới vậy?
Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được tìm thấy tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào năm 1974. Các nhà khảo cổ Trung Quốc có phát hiện quan trọng này nhờ công lớn của một nông dân.
Cụ thể, vào xuân năm 1974, ông Dương Chí Phát sống ở làng Tây Dương, gần thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây cùng mọi người đi đào giếng do xảy ra hạn hán nghiêm trọng.
Trong quá trình đào giếng, ông Dương Chí Phát bất ngờ tìm được một bức tượng hình người có tóc đen, da môi đỏ như người thật. Tuy nhiên, màu sắc nhanh này nhanh chóng biến mất khi chuyển sang màu nâu đất sét.
Khi về nhà, ông Dương Chí Phát nói chuyện trên với vợ – giáo viên tiểu học. Theo đó, ông được vợ khuyên rằng đó có thể là di tích văn hóa nên hãy trình báo với Cục Di tích văn hóa địa phương. Vì vậy, ông làm theo lời vợ và sau đó các chuyên gia tới hiện trường, khai quật được đội quân đất nung với con số lên đến hàng ngàn bức tượng.
Video đang HOT
Tiếp đến, nhóm khảo cổ phát hiện lăng mộ rộng khoảng 41.600 m2 – nơi an nghỉ của Tần Thủy Hoàng. Theo đó, ông Dương Chí Phát được địa phương tặng thưởng giấy khen cùng 30 Nhân dân tệ.
Một sự kiện lớn khác liên quan đến đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng đó là việc nhóm nghiên cứu phát hiện có mùi hôi thối nồng nặc tại khu vực khai quật vào năm 1997.
Sau quá trình tìm kiếm, họ phát hiện vài thi thể nằm trong khu vực của đội quân đất nung. Kỳ lạ là một số thi hài mặc trang phục không giống người bình thường. Thậm chí, một tử thi ở trong tư thế nắm chặt đầu của một bức tượng đất nung.
Trước vụ việc này, các chuyên gia tiến hành một loạt kiểm tra đối với các thi thể trên. Kết quả cho thấy những người này chết cách đó khoảng 1 tuần. Trên cơ thể của họ không có bất cứ vết thương nào. Họ xác định những thi thể nằm lẫn trong khu vực tượng binh sĩ đất nung là những kẻ trộm mộ. Tuy nhiên, nguyên nhân tử vong đến nay vẫn chưa được làm rõ.
Một sự việc kỳ lạ xảy ra vào năm 2006. Một lưu học sinh người Đức có tên Pablo học tập tại Hàng Châu đã cải trang thành một binh sĩ đất nung tại triển lãm ở Tây An. Người này làm như vậy vì muốn quan sát đội quân đất nung ở khoảng cách gần nhất.
Tuy nhiên, hành động của Pablo nhanh chóng bị phát giác khi một số khách tham quan phát hiện một tượng binh sĩ đất nung có đôi mắt chuyển động. Vì vậy, họ báo cho nhân viên bảo an và Pablo bị đưa ra khỏi khu vực triển lãm.
Xác ướp Pharaoh không mở vải liệm suốt 150 năm, chuyên gia cũng tò mò
Năm 1881, các chuyên gia khảo cổ tìm thấy xác ướp pharaoh Ai Cập Amenhotep I ở Luxor. Từ đó đến nay, lớp vải niệm chưa từng được mở gây nhiều tò mò.
Thi hài pharaoh Ai Cập Amenhotep I là một trong số hàng trăm xác ướp được tìm thấy trong thế kỷ 19. Tuy nhiên, đây là xác ướp duy nhất chưa từng được mở lớp vải liệm kể từ khi phát hiện.
Cụ thể, vào năm 1881, xác ướp pharaoh Amenhotep I thuộc vương triều thứ 18 được tìm thấy trong lăng mộ ở Luxor, Ai Cập (nơi trước kia là Thebes).
Theo sử sách, pharaoh Amenhotep I trị vì Ai Cập từ năm 1525 trước Công nguyên - 1504 trước Công nguyên. Trong thời gian cai trị đất nước, nhà vua Ai Cập này mở rộng lãnh thổ tới phía bắc Sudan.
Các chuyên gia phát hiện xác ướp của pharaoh Amenhotep I được đặt trong ngôi mộ vào vương triều thứ 21 (khoảng năm 1070 trước Công nguyên - 945 trước Công nguyên) sau khi bị những kẻ trộm mộ cướp phá.
Nhóm nghiên cứu đứng đầu là nhà Ai Cập học người Pháp Gaston Maspero tìm thấy xác ướp của Amenhotep vào năm 1881. Kể từ đó đến nay, giới chuyên gia chưa từng mở lớp vải niệm xác ướp. Nguyên do là bởi xác ướp pharaoh Amenhotep I được bọc vô cùng tinh xảo nên các nhà nghiên cứu không muốn làm hư hại nó.
Giờ đây, với công nghệ chụp cắt lớp CT hiện đại, các chuyên gia không cần mở lớp vải niệm cũng có thể biết được tình trạng xác ướp. Những hình ảnh chụp cắt lớp cho thấy pharaoh Amenhotep I qua đời khi 35 tuổi. Ông sở hữu chiều cao 169 cm và có hàm răng chắc khỏe.
Bên dưới lớp vải liệm bọc thi hài pharaoh Amenhotep I là 30 bùa hộ mệnh, một thắt lưng bằng vàng độc đáo gắn những hạt vàng. Theo các chuyên gia, chúng có thể được dùng để hỗ trợ vị vua đã chết ở thế giới bên kia.
Do lăng mộ của pharaoh Amenhotep I từng bị trộm đột nhập nên thi hài của ông bị tổn hại một số phần. Các chuyên gia phát hiện vết gãy ở cổ, thành bụng phía trước, khớp ở bàn tay và chân phải bị tháo rời.
Khi phát hiện điều này, các thầy tu sử dụng nhựa cây để "sửa chữa" những tổn hại của xác ướp do kẻ trộm gây ra.
Kết quả chụp CT không tìm thấy bất kỳ vết thương nào hay biến dạng do bệnh tật gây ra. Từ đây, các chuyên gia vẫn chưa thể làm sáng tỏ nguyên nhân tử vong của pharaoh Amenhotep I.
Quật mộ, chuyên gia 'đứng tim' vì lời nguyền chết chóc trên quan tài Khi khai quật ngôi mộ cổ khoảng 1.000 tuổi ở Thiểm Tây, Trung Quốc, các chuyên gia tìm thấy một quan tài có khắc lời nguyền chết chóc. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, chủ nhân ngôi mộ cổ trên là một bé gái chết khi khoảng 9 tuổi. Bên trong ngôi mộ có nhiều đồ tùy táng giá trị....