Giáp Tết, máy ATM lại nghẽn
Chen chân để rút tiền ở các thẻ ATM dịp cận Tết là thực trạng diễn ra từ nhiều năm nay của công nhân ở các khu công nghiệp. Không ít người phải ngậm ngùi không có tiền về quê vì “sự cố” ATM.
Đợi đêm để rút tiền
Buổi sáng và trưa 23/1, 20 trụ ATM của ngân hàng Vietcombank ở đường số 8- khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, TPHCM chỉ lèo tèo vài người vào rút tiền. Tuy nhiên, từ sau 17 giờ, khi công nhân tan ca, các cột ATM nơi đây lại đông nghẹt.
“Tụi em đi làm từ 6 giờ sáng, chiều mới về. Muốn rút tiền để về ghé chợ luôn thì chỉ có rút giờ này. Nếu chậm chân thì phải chờ”- chị Nguyễn Thị L., công nhân Cty Tai Việt chia sẻ.
Theo ông Lê Văn Hòa, bảo vệ 20 máy ATM nơi đây, ngày thường các máy ATM ít người ghé thăm nhưng những ngày mồng 1 đến mồng 8 hằng tháng thì lại luôn trong tình trạng quá tải.
“Đây là thời điểm mấy chục ngàn công nhân trong khu chế xuất được trả lương nên các cây ATM lúc nào cũng đông thậm chí những ngày giáp Tết, luôn quá tải” – ông cho biết.
Một số đại diện ngân hàng cho rằng, tình trạng tắc nghẽn máy ATM trước và sau Tết là khó tránh. Ảnh: Xuân Phú
Tình trạng quá tải, xếp hàng rồng rắn chờ rút tiền, đặc biệt là lúc 16-17 giờ trở đi xảy ra tại hầu hết các cột ATM ở khu công nghiệp Tân Bình. Anh Hoàng, công nhân Cty May A.K cho biết, dù chưa đến cao điểm chi trả lương, thưởng tết nhưng cứ chiều là máy ATM lại đầy người chầu chực.
“Tết năm ngoái, nhiều anh em trong khu trọ phải chầu chực đến sau 22 giờ đêm mới rút được tiền”- anh nói.
Không chỉ bị nghẽn, thời điểm cuối năm các máy ATM cũng hay “trở chứng”. Chị Lê Thị Thắm (Nam Đàn, Nghệ An), công nhân sản xuất bao bì trong khu công nghiệp Tân Bình cho biết: “Sợ nhất là lúc đút thẻ vào rút tiền thì máy nuốt luôn. Năm ngoái em về quê mà trên tay không có đồng tiền mặt, phải vay bạn bè”.
Chị Trần Thị Phương (Huế) hiện làm công nhân của công ty dụng cụ y khoa Nickso trong khu chế xuất Tân Thuận, quận 7 cho biết, những ngày thường cũng phải chờ để rút tiền huống gì những ngày sắp Tết.
“Tết năm ngoái em chờ rút 1 triệu đồng để mua quà Tết về quê nhưng chạy khắp cả mấy tiếng mà không rút được. Các máy trong khu chế xuất thì kẹt người, ra ngoài rút máy lại báo lỗi, máy thì báo hết tiền”- Chị kể.
20 máy ATM tại khu chế xuất Tân Thuận (TPHCM) thường đông người mỗi chiều tan ca
Khó tránh nghẽn mạng
Trao đổi với PV, đại diện nhiều ngân hàng cho biết, nhu cầu tiền mặt ở một cây ATM rất lớn, trung bình khoảng 500 triệu đồng. Tại một số cây ATM tại TPHCM và Hà Nội trong dịp Tết năm ngoái nhu cầu tiếp quỹ lên tới 800 triệu – 1 tỷ đồng/ngày.
Để đảm bảo cho các cây ATM không bị thiếu tiền, các ngân hàng đã lên kế hoạch tiếp quỹ liên tục trong tất cả các ngày trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
Video đang HOT
Đại diện các ngân hàng thừa nhận với số lượng thẻ phát hành trên phạm vi cả nước hiện đạt khoảng 54 triệu thẻ, gần 14.000 máy ATM và hơn 99.400 thiết bị chấp nhận thẻ được lắp đặt, với tần suất giao dịch tăng vọt vào dịp cuối năm, có thời điểm tăng tới trên 300% – 400% sẽ khó tránh được tình trạng nghẽn mạng.
Đại diện Maritime Bank khẳng định, việc giám sát ATM được thực hiện liên tục hằng ngày. Cụ thể, Maritime Bank phối hợp với các doanh nghiệp xác định quỹ lương thưởng và ngày chi trả để chuẩn bị lượng tiền cũng như tần suất tiếp quỹ phù hợp.
“Với nhu cầu rút tiền tăng đột biến trong thời gian ngắn, khó tránh khỏi tình trạng người dân phải xếp hàng chờ giao dịch như dịp Tết Nguyên đán, nhất là tại các điểm trả lương qua tài khoản”- Vị này nói.
Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) cho biết: “Do thời gian nghỉ Tết năm nay kéo dài tới 9 ngày nên nhu cầu tiếp quỹ tiền mặt tại các cây ATM là rất lớn.
Tính trung bình, mỗi cây ATM cần gần 1 tỷ đồng cho mỗi lần tiếp quỹ và số tiền phải đảm bảo đủ mệnh giá nhằm đáp ứng cho các nhu cầu khác nhau của khách hàng”.
“Chúng tôi đã cân đối cơ cấu loại tiền nạp vào máy ATM để đáp ứng nhu cầu khách hàng tối đa”- Một đại diện Vietinbank chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Chí Thành, Cục trưởng Cục Phát hành kho quỹ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), để chủ động trong việc điều hòa tiền mặt cả về số lượng và cơ cấu loại tiền, NHNN đã tổ chức điều chuyển đến các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, nâng mức dự trữ tiền mặt tại các chi nhánh, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiền mặt của các địa phương.
Đặc biệt ưu tiên các địa phương có mức thu – chi tiền mặt cao và tập trung nhiều các máy ATM như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương…
Theo khuyến cáo của các ngân hàng, trường hợp thẻ bị nuốt tại máy ATM của chính ngân hàng giao dịch, chủ thẻ nên gọi điện tới số điện thoại đường dây nóng của ngân hàng được dán trên máy hoặc số trung tâm thẻ của ngân hàng đó (in sau thẻ ATM) để được giải quyết trả thẻ.
Trường hợp bị nghẽn mạng, khách hàng có thể tới các máy ATM nằm trong hệ thống thẻ các ngân hàng kết nối với nhau.
Tết là cao điểm rút tiền, nhưng hiện hệ thống ATM đã nối kết với nhau, do vậy khách hàng có thể rút tiền ở nhiều máy ATM khác nhau, không nên tập trung quá nhiều vào máy của ngân hàng phát hành thẻ dẫn đến quá tải, phải chờ đợi.
Với máy ATM có dấu hiệu không bình thường hoặc nghi ngờ có sự cố, khách hàng không nên cố giao dịch mà nên tìm đến máy ATM của ngân hàng khác.
Theo 24h
Thu phí ATM nội mạng: Vẫn kiểu dân nghèo bị buộc chơi sang
Nỗi dị ứng với Phí như càng vào mùa bùng phát mạnh, sau khi những "con số giật mình từ phí ATM" tiếp tục được hé lộ. Một số ý kiến phản ứng với cách tính này, lập tức bị số đông áp đảo phản hồi khác "quy tội": Mẹ hát, con khen hay...
Khổ vì rút tiền lương qua thẻ! (ảnh minh họa của Thái Bằng, nguồn SGGP: Công nhân Khu chế xuất Tân Thuận lãnh lương qua máy ATM)
Nói đi...
Lý lẽ được những người ủng hộ đưa ra cũng vẫn như trước, tương tự như NguyenLTnguyen_276@yahoo.com liệt kê và giải thích:
"Mọi đánh giá chỉ là chủ quan. Ta hãy nhìn nhận khách quan một chút. Mỗi cây ATM giá cũng gần tỷ đồng, chưa kể chi phí bảo dưỡng thay thế thiết bị, điện... cũng tới 20 triệu/ tháng. Đằng sau còn các hệ thống máy chủ, thiết bị điều khiển trung tâm vận hành hệ thống đầu tư hàng mấy trăm tỷ. Cùng với đó là lương trả cho gần 1.000 con người trên toàn hệ thống vận hành và hỗ trợ dịch vụ thẻ, với chi phí lương khoảng 10 tỷ/ tháng.
Với ngân hàng Agribank đầu tư trên 2.000 ATM thì chi phí đầu tư hệ thống chuyển mạch, các thiết bị và máy cũng gần 4.000 tỷ đồng, chưa kể chi phí vận hành hỗ trợ hệ thống 150 tỷ/ năm. Bao nhiêu năm nay NH vẫn miễn phí và bỏ túi thanh toán các khoản đó.
Các bạn dùng dịch vụ thẻ, tiền các bạn vẫn được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Và thực tế số tiền các bạn để trong tài khoản thanh toán là không nhiều, nên sinh lợi cho NH là không đáng kể. Nhưng các bạn vẫn được hưởng các dịch vụ tiện ích thanh toán giao dịch thật tiện lợi, nhanh gọn và an toàn. Theo thống kê của các NH thì chưa có NH nào có lãi từ dịch vụ ATM. Đó chỉ là 1 kênh để bổ trợ cho các sản phẩm dịch vụ khác và chiếm lĩnh thị phần, cải thiện thương hiệu NH trên thị trường. Tôi nghĩ người dùng cũng đến lúc chia sẻ một phần phí khi sử dụng dịch vụ ATM với các NH, để các NH có điều kiện đầu tư và đa dạng hóa hơn các sản phẩm dịch vụ thì mới phục vụ người dùng được tốt hơn".
Hoa Nam muaxuandautien@gmail.com nói thêm:
"Bài viết này nếu chỉ để mục đích thống kê thôi thì không có gì ảnh hưởng, nhưng nếu vì mục đích muốn phản đối quyết định thu phí thì lại là không hay. Đơn cử như số lượng thẻ phát hành ra mà người viết cho rằng thu phí tối thiểu 50.000đ/ chiếc thì thu được 2.000 tỷ đồng, nhưng ngân hàng thu được chắc chắn còn chưa được 1/10 số đó. Do đâu? Phát hành thẻ ATM bây giờ chủ yếu là miễn phí, trong khi ngân hàng phải nhập phôi thẻ về để phát hành thì ngân hàng lấy từ đâu? Dịch vụ thẻ chỉ là dịch vụ đính kèm mà ngân hàng "khuyến mại" thêm cho khách hàng để khách hàng sử dụng dịch vụ # của ngân hàng chứ. Cần xem những báo cáo cụ thể từ việc " thu - chi" cho dịch vụ thẻ thì hãy đưa ra ý kiến chính xác của mình. Đến bao giờ mọi người mới có ý thức rằng "việc mình trả phí cho những dịch vụ tiện ích là điều cần thiết", thì khi đó chắc mới không có những thông tin thế này đưa ra nữa?"
Hoa Hoa tocnau_1104@yahoo.com còn cảnh báo:
"Các bạn viết bài đăng lên cho mọi người xem thì đừng viết theo cách suy nghĩ một chiều như vậy, điều đó thực sự là thiển cận. Cứ thử tẩy chay ATM và dùng tiền mặt hết đi, thì chúng ta sẽ đi ngược với tiến bộ của thế giới. Và cũng nên nghĩ xem ngân hàng đầu tư bao nhiêu cho cơ sở hạ tầng, bao nhiêu cho bảo vệ, bao nhiêu cho nhân viên liên tục theo dõi hệ thống và hỗ trợ khách hàng, bao nhiêu cho hệ thống máy móc cùng cực kỳ nhiều khoản chi khác ..... Với một số thẻ thu thêm một vài loại phí khác thì đồng nghĩa với nó là có thêm nhiều dịch vụ ưu đãi khác. Các loại phí đều kê rõ trong đơn mở tài khoản, mọi người thường không đọc để tự quyết định chọn loại tài khoản nào phù hợp. Mà chắc là cứ thấy tài khoản nào có nhiều ứng dụng nhất, hay nhất, ưu đãi nhất thì đăng ký. Tới lúc bị thu phí lại thắc mắc. Ví dụ: Khi hỏi khách hàng có dùng dịch vụ thông báo mọi giao dịch qua điện thoại không? Có dùng dịch vụ internet để tra cứu, chuyển khoản không? Có muốn chuyển khoản miễn phí không? Phí của các dịch vụ là .... Lúc đấy ai cũng gật, nhưng khi ngân hàng thu phí tự động thì lại kêu ca. Còn không thích thì không dùng thẻ, để đỡ phải băn khoăn".
Người tiêu dùng đã phải chi trả hàng nghìn tỷ đồng thuộc dạng "phí ATM" (ảnh minh họa: Pháp luật VN)
Nói lại...
Nói Đi nghe có vẻ rất có lý và khoa học là vậy, nhưng Nói Lại đưa ra nhiềulý lẽ còn thiết thực và có sức nặng hơn:
" Các ngân hàng phải bỏ tiền ra để trang bị máy ATM, THỬ HỎI TIỀN TỪ ĐÂU MÀ RA???
1/. Cũng là từ tiền của dân gửi, tiền lãi ngân hàng chovay lại hay ngân hàng đầu tư mà tóm lại vẫn đa phần là tiền từ dân. Vậy bây giờ thu phí chẳng khác nào lại bắt dân đóng thêm tiền cho ngân hàng?
2/. Trong 10 năm kể từ khi có máy ATM và phát hành thẻ, các ngân hàng đã phải tính toán trước khi đưa vào sử dụng rộng rãi thẻ ATM rồi chứ không phải là làm không công.
Vậy người chịu thiệt vẫn là nhân dân. Các sếp lớn ngân hàng thì thu nhập khủng, đa số ngân hàng cũng lợi nhuận khủng. Vậy làm sao mà lỗ được?" - Bobby Tran:binhbob44@gmail.com
"Bạn ơi! Bạn thống kê số tiền ngân hàng bỏ ra để trang bị mỗi máy ATMví dụ là 5.000 máy (không biết có đến không) so với 40 triệu thẻ, cứ cho là mỗi thẻ ngân hàng thu về là 40k (trừ 10k phí làm thẻ) với lại 50k phí duy trì tài khoản. Như vậy ngân hàng có 90k/1 thẻ, chia ra là 8.000 người/máy, thì phí thu được trên 1 máy (chưa tính phí rút) là 8.000 nhân với 90 = 720tr /máy - phí này đủ làm 1 máy chưa bạn? Còn không tính cái tiền lãi suất 0%, lại còn tiền phí tin nhắn 5k/thẻ/tháng. Hi. Bạn tính đi nhé!" - Dương Văn Tùng: duongtungftu@gmail.com
Nhiềubạn đọc còn cung cấp thêm những kinh nghiệm thực tế khi sử dụng thẻ ở nước ngoài, để lại một lần nữa nêu bật những cái chưa được ở VN so với những cái được với cùng một loại hình dịch vụ ở nước ngoài:
"Ở nước ngoài, việc cấp thẻ gần như miễn phí và không quy định mức tiền tối thiểu có trong thẻ. Bạn có thể rút hết tiền hoặc gửi đi toàn bộ số tiền có trong thẻ. Với ngân hàng VN, theo tôi điều quan trọng để khắc phục được tình trạng này là ở vai trò của Nhà nước vì Nhà nước là nơi cho phép ngân hàng có quyền hạn đến đâu. Hay là ngân hàng thực ra vẫn được độc quyền, muốn nghĩ ra cách gì thì cũng được tự ý làm. Mong hãy học hỏi cách làm của các nước tiên tiến trên thế giới để quản lý ngân hàng, vì người thiệt thòi nhất vẫn là nhân dân mà thôi..." - Ngoc Trinh:onggiacodon200516@yahoo.com
"Tôi thấy ngân hàng VN làm như vậy là không được. Tôi không đồng ý. Hiện nay tôi đang sống ở Nhật và thấy các công ty cũng trả lương qua ngân hàng. Nhưng họ làm theo cách rất hợp lí. Nếu bạn rút tiền vào giờ họ quy định thì không mất tiền, ví dụ từ8;h-18h ngày thường. Những giờ còn lại và ngày nghỉ lễ tết thì mất phí 1/200 tiền lương (khoảng 25.000 vnd), mà các điểm rút tiền không bao giờ có tình trạng hết tiền đâu nhé, và tôi còn có thể rút tiền về 0 nữa nhé. Tôi không hiểu ở VN mình Thống đốc Ngân hàng, các Bộ trưởng, các giáo sư tiến sĩ có tham khảo kinh nghiệm của các nước phát triển hay không, mà cứ để tình trạng khiến người dân bị làm khổ mãi thế?" - Hương:tosaitama@yahoo.com
"Ở Hàn Quốc nơi tôi đang sống, họ thu phí như sau:
1. Miễn phí rút tiền trong giờ hành chính. Nếu ngoài giờ hành chính 500won = 5.000vnd.
2. Chuyển tiền khác hệ thống ngân hàng, phí 600won.
3. Miễn phí các dịch vụ internetbanking. Thay đổi mật mã..v.v...
4. Miễn phí nếu làm các loại thẻ ngân hàng. Có chăng chỉ thu tượng trưng" - Nguyen Ngoc Ky:ttforgood@gmail.com
"Tại sao ở nước ngoài, đơn cử là Singapore, mức sống của người dân bên họ cao như thế nhưng tôi đâu có thấy ngân hàng nào thu phí ATM nội mạng? Ngân hàng bỏ ra bao nhiêu tiền để duy trì 1 máy ATM thì đấy là việc của ngân hàng, chứ đâu phải việc của chủ thẻ? Ngân hàng sử dụng tiền nhàn rỗi của chủ thẻ trong tài khoản để đầu tư sinh lời, thì tại sao không dùng khoản lời đấy mà để duy trì máy ATM? Với đồng lương còm cõi mà người dân đã phải chịu bao nhiêu loại thuế rồi, giờ còn thu phí ATM nội mạng thì tiền đâu người ta sống? Các vị có quyền thu phí ATM nội mạng, thì người dân chúng tôi có quyền không sử dụng dịch vụ của các vị. Thế thôi" - Lan:abcxyz_3536@yahoo.com
"Tôi sống ở Pháp vài năm, có 1 cái thẻ Visa của 1 ngân hàng của Pháp mà rút tiền thoải mái từ các máy ATM của tất cả các ngân hàng ở Pháp mà chẳng mất một đồng tiền phí. Hơn nữa thanh toán ở khá nhiều nước trong EU cũng không mất phí. Vậy mà ở ta còn định thu phí nội mạng. Kiểu này bỏ thẻ đi cho rồi" - Hung Anh: hungphuhn@gmail.com
Chờ rút tiền bên máy ATM (ảnh minh họa: CAND)
Năm của Phí
Ám ảnh Phí rõ ràng đang đè nặng lên quá nhiều người dân, nên "danh hiệu" đómới được nhiều người đề cập đến như vậy song song với mong muốn chung: Hãy làm sao để VN được nhiều người bình chọn là Nơi đáng sống, thay vì Nơi đáng... chán:
"Năm nay có thể gọi là năm của PHÍ . Các cấp rồi lại tới các ngành ... hầu như chỉ thấy cứ lăm le nghĩ cách thu phí? Cái vô lý là trả công người làm thì bắt buộc phải qua cách như thế, xong lại thu phí của người ta? Xin hỏi trong cách tính lương của Bộ LĐTBXH có thành phần phí rút tiền không? Nếu không có thì rõ ràng tiền lương đã bị xâm phạm! Cần phải để cho người lao động tự quyết định xem mình có dùng thẻ hay không, chứ không thể xử ép như thế được!" - Minh433:minh433@yahoo.com.vn
"Thu phí thẻ ATM cũng chẳng sao, nhưng cái chính là hãy để người lao động có quyền lựa chọn có làm thẻ ATM hay không. Đằng này buộc người lao động làm thẻ, trả tiền lương qua thẻ... Sau đó dỗ dành bằng cách không thu phí một thời gian, sau đó lại thu phí? Hàng tháng tiền lương của người lao động để trong tài khoản chỉ được hưởng lãi suất rất thấp, sao ngân hàng không không "kêu" hộ người lao động?" - nick Thu phí thẻ ATM:yennhiepanh@yahoo.com
"Việc thu tiền rút tiền nội mạng, tôi cũng rất bức xúc khi doanh nghiệp chuyển lương đã phải thanh toán một khoản phí cho ngân hàng rồi, đến khi nhân viên đi lãnh lương lại phải trả tiền phí nữa? Tôi chẳng hiểu được, trong khi ở Việt Nam toàn dân lao động nghèo là chính thôi. ..." - Tạ Thị Minh Hiếu: cuncondethuong0310@yahoo.com
"Mặc dù cũng làm nghề NH, nhưng tôi không đồng tình với việc thu phí như hiện nay. Cứ ra NH mà rút tiền cho nó khỏe..." - Chiến:nmchien@feship.com.vn
Lại một quy định nữa bị phản ứng dữ dội dù mức thu phí không cao. Và dù có bị "đe" thế nào chăng nữa, nếu có quyền lựa chọn chắc chắn đại đa số cư dân VN đã quay lưng lại với ATM rồi bởi một điều rất đơn giản: Tiền lương thì ít, lại là của mình nhưng muốn có trong tay để chi tiêu bỗng dưng lại bị... mang ơn ông ngân hàng "giữ hộ". Để lại bị hạch sách, ra điều kiện...??? Tóm lại vẫn một kiểu nghèo mà chơi sang, bất chấp lợi bất cập hại!!! Trong khi các cụ nhà ta đã đúc rút kinh nghiệm: Nói phải củ cải cũng nghe.
Theo Dantri
"Mặt trái" từ thu phí ATM nội mạng Việc thu phí rút tiền ATM nội mạng sẽ giúp các ngân hàng có thêm nguồn thu nhập không nhỏ, nhưng bên cạnh đó, những mặt trái không mong muốn cũng có thể phát sinh. Dưới đây là ý kiến của chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: Ngân hàng Nhà nước vừa có dự thảo thông tư quy định về phí rút...