Giáp Tết, lại lo… thực phẩm bẩn
Tăng cường công tác thanh kiểm tra, vận động, tuyên truyền các hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) là những giải pháp chủ yếu Sở Công Thương Hà Nội triển khai để đảm bảo cung ứng sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.
Liên tiếp bắt giữ thực phẩm bẩn
Chiều 10.1, lực lượng chức năng Hà Nội đã bắt giữ một vụ buôn lậu hàng tấn bánh kẹo dành cho trẻ em giả nhãn mác Thái Lan, Hàn Quốc. Theo khai nhận của người vận chuyển, số bánh kẹo này có xuất xứ từ Trung Quốc. Trong đó, có nhiều loại dành cho trẻ em, dưới dạng kẹo cao su, với bao bì bắt mắt nhưng khi mở ra lại có mùi hắc xộc lên rất mạnh.
Trước đó, sáng 29.12.2018, Công an TP.Hà Nội và Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 17 (Cục QLTT Hà Nội) đã thu giữ một số lượng lớn nầm lợn bẩn được vận chuyển từ Lạng Sơn về Hà Nội tiêu thụ với khối lượng lên đến 2,5 tấn. Mặc dù vẫn còn nguyên nhãn mác xuất xứ nhưng quan sát thấy, sản phẩm đã xuất hiện nhiều chỗ mốc xanh, mốc đỏ và có chỗ phân hủy.
Hà Nội tăng cường thanh kiểm tra để đảm bảo ATTP trước, trong và sau Tết Nguyên đán. ảnh: Khánh Nguyên
Video đang HOT
Trước tình trạng vệ sinh ATTP diễn biến phức tạp, nhất là vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, mới đây, UBND TP.Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 230 về bảo đảm ATTP phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Theo đó, từ ngày 25.12.2018 đến hết ngày 25.3.2019, toàn thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành ATTP. Cụ thể, cấp thành phố sẽ tổ chức 3 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành ATTP, kiểm tra công tác triển khai kế hoạch của các quận, huyện, xã, phường, thị trấn và sở, ngành; kiểm tra thực tế tại một số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn được phân công phục vụ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và lễ hội Xuân năm 2019. Cấp huyện thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành ATTP; có nhiệm vụ kiểm tra việc triển khai thực hiện tại các xã, phường, thị trấn, lễ hội, các cơ sở dịch vụ, sản xuất hộ gia đình, đại lý thực phẩm…
Tăng kiểm tra, giám sát
Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, năm 2018, Sở đã cấp 1.326 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
ATTP cho cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền. Trong đó cấp mới, cấp lại 1.166 giấy chứng nhận; cấp đổi tên 160 giấy chứng nhận. Đã cấp 229 giấy xác nhận kiến thức ATTP cho tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm với 5.700 người.
Đồng thời, Sở cũng tiếp nhận hơn 9.000 hồ sơ tự công bố sản ph ẩm thực phẩm của 1.385 lượt doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm. UBND các quận, huyện, thị xã đã xác nhận kiến thức về ATTP cho 20.267/21.416 người kinh doanh trong chợ, đạt tỷ lệ 94,6%; ký cam kết bảo đảm ATTP cho 19.982/21.044 cơ sở kinh doanh trong chợ, đạt tỷ lệ 95%.
Sở Công Thương TP.Hà Nội cũng đưa ra mục tiêu phấn đấu 100% người quản lý, 82% người sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý của ngành công thương có kiến thức thực hành đúng về ATTP và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; 100% cán bộ làm công tác ATTP của ngành công thương được cập nhật kiến thức về quản lý, chuyên môn kỹ thuật về ATTP. Phấn đấu 95% số cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc diện cấp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP theo đúng quy định của pháp luật hiện hành…
Theo Danviet
Tổng lực kiểm tra thực phẩm bẩn tết
Trong những ngày cận Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, các cơ quan chức năng của TPHCM phát hiện nhiều vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm kém chất lượng với quy mô lớn khiến cho người tiêu dùng lo ngại.
Đơn cử, ngày 9/1, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 28 Cục QLTT TPHCM cùng với Cục Cảnh sát môi trường Bộ Công an kiểm tra 2 cơ sở sản xuất bún tươi kém chất lượng là cơ sở Minh Hoàng (số 352A, QL 1A, P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân) và cơ sở số 221/1/1 đường Bình Thành (P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân).
Kết quả kiểm tra, tại cơ sở Minh Hoàng do ông Đỗ Thanh Minh làm chủ, lực lượng chức năng phát hiện rất nhiều bịch bún ôi thiu được cơ sở này gom về; đồng thời phát hiện hàng loạt bao hóa chất như chất bảo quản, hóa chất tẩy trắng bún, hóa chất tạo độ dai... Chủ cơ sở thừa nhận có sử dụng bún cũ đã hết hạn sử dụng do khách hàng trả lại để làm nguyên liệu sản xuất bún tươi bán cho người tiêu dùng. Cơ sở này không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Còn cơ sở bún đường Bình Thành do bà Trần Thị Mỹ Loan làm chủ không thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Mỗi ngày cơ sở này sản xuất từ 1,5 - 2 tấn bún thành phẩm ra thị trường. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu 2 cơ sở này tạm ngừng sản xuất bún cho đến khi có đầy đủ các giấy tờ pháp lý theo quy định. Trước đó, ngày 5/1, Đội QLTT số 26 kiểm tra đột xuất điểm kinh doanh hàng hóa số 1610 Võ Văn Kiệt, Q.6, phát hiện và lập biên bản tạm giữ 18.830 đơn vị sản phẩm bánh, kẹo không có hóa đơn chứng từ .
Theo Cục QLTT TPHCM, từ đầu tháng 1/2019 đến nay, Cục phát hiện 9 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm; đã xử lý 10 con gà và 90 con heo bị bệnh. Cục phối hợp với lực lượng liên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) phát hiện 6 vụ vi phạm, do không lưu mẫu thức ăn, chưa xuất trình được các giấy tờ theo yêu cầu, không có ủng hoặc giày, dép sử dụng trong khu vực sản xuất. Về thực phẩm tết, đơn vị này tạm giữ 1.146 kg nhãn khô, vải khô, hạt đười ươi khô, la hán quả khô, cẩu kỷ tử khô, bông cúc khô, táo tàu khô, dầu ăn... không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Ngoài ra, lực lượng quản lý thị trường còn thu giữ 54.731 đơn vị sản phẩm bánh xốp, kẹo dẻo, kẹo hình kèn, kẹo hình son, kẹo hình nến, kẹo socola...
Vào cuối năm 2018, Đội Quản lý ATTP số 9 Ban Quản lý ATTP TPHCM phát hiện xe tải 51D-24858 vận chuyển thịt heo đã được giết mổ, phân mảnh (khoảng 40 con) có những dấu hiệu bất thường. Tất cả viền móng chân của heo đều có mụn nước đã vỡ gây viêm loét, móng chân bị bong tróc, không còn bám chặt vào bàn chân. Ngoài ra, trên thịt còn xuất hiện các hạch sưng to, sung huyết, xuất huyết. Khai thác bước đầu, người vận chuyển hàng khai nhận số thịt heo trên có nguồn gốc từ tỉnh Long An.
Ông Lê Minh Hải, Phó Ban Quản lý ATTP TPHCM cho biết thực phẩm bẩn, kém chất lượng trên địa bàn thành phố hiện nay còn diễn ra phổ biến và diễn biến phức tạp vào dịp cuối năm. "Khó khăn hiện nay là TPHCM vẫn tồn tại một số cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm trong điều kiện khu sản xuất, chế biến xuống cấp; vi phạm về khám sức khỏe cho người trực tiếp tham gia sản xuất, còn nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm nhận thức chưa tốt về vấn đề an toàn vệ sinh trong sản xuất, bảo quản, lưu thông, bày bán thực phẩm cho NTD" - ông Hải nêu.
Gần 1 tấn phụ phẩm bò hôi thối lẫn tạp chất dơ, được chủ cơ sở ngâm hóa chất tẩy trắng. Sau đó bán ra thị trường để chế biến món khiến nhiều người phải kinh hãi.
Theo đại diện lãnh đạo Phòng Cảnh sát Giao thông đường bộ đường sắt (PC08 - Công an TPHCM), thời gian gần đây, lượng thực phẩm (gà vịt sống, nội tạng heo bò...) không rõ nguồn gốc được vận chuyển từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung vào TPHCM có chiều hướng gia tăng. Chiêu thức của các đối tượng vi phạm là sử dụng xe khách; thậm chí sử dụng cả xe cứu thương mang biển số giả để vận chuyển hòng qua mắt lực lượng chức năng.
Theo TP
Sau 2 tháng tăng mức xử phạt an toàn thực phẩm gấp 5-7 lần, áp dụng còn rất ít Từ 20-10 vừa qua, Nghị định 115/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm an toàn thực thực phẩm (ATTP) có hiệu lực, với mức xử phạt tăng nặng gấp 5-7 lần so với trước đó. Thế nhưng đến nay, sau 2 tháng triển khai, việc áp dụng mức xử phạt mới còn rất hạn chế... Việc áp dụng Nghị định 115...