Giáp mặt tàu hộ vệ tên lửa Trung Quốc rượt tàu cá Việt Nam
Phóng viên Quang Tùng kể lần đầu giáp mặt tàu hộ vệ tên lửa tối tân Trung Quốc gần giàn khoan 981 khi chiếc tàu này vây đuổi một tàu cá nhỏ bé Việt Nam.
Tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, lực lượng tàu Trung Quốc được bố trí dày đặc. Từ khoảng cách 12 hải lý hướng về phía giàn khoan, bao rộng chừng 20 hải lý dường như không còn một kẽ hở nào để lực lượng chấp pháp của ta tiến vào.
Giáp mặt tàu khu trục tên lửa Trung Quốc
Sáng sớm 28/5, chúng tôi bị đánh thức bởi tiếng nổ máy bất thường của tàu cảnh sát biển. Đoán có chuyện xảy ra, tôi vội vàng bật dậy chạy lên cabin tàu. Rất đông cán bộ chiến sĩ trên tàu đã có mặt, hướng về phía đuôi tàu.
Nòng pháo trên tàu Trung Quốc luôn được mở bạt. (Ảnh: Quang Tùng)
Với khoảng cách chỉ vài trăm mét, một chiếc tàu khu trục tên lửa to lớn của Trung Quốc mang số hiệu 170 lừ lừ đi cắt ngang đuôi tàu cảnh sát biển Việt Nam. Để tránh va chạm với tàu chiến Trung Quốc, thuyền trưởng Phạm Đức Tuyên cho tàu tăng tốc, đi chệch hướng tàu đối phương.
Dù đã được nhìn thấy hình ảnh những chiếc tàu chiến trên ti vi, sách báo, nhưng khi đối mặt với tàu khu trục tên lửa của Trung Quốc tôi không khỏi choáng ngợp trước vẻ hung bạo và dữ dằn của nó.
Không khó để nhìn rõ từng chi tiết vũ khí trên con tàu qua ống kính máy ảnh từ khoảng cách này. Trước mắt tôi là cả một hệ thống súng máy, pháo phản lực và các ống chứa tên lửa hiện đại.
Theo nhận xét của một người am hiểu về vũ khí trên tàu, đây là loại lớp tàu khu trục tên lửa hiện đại nhất do Trung Quốc tự chế tạo. Tàu khu trục lớp này được trang bị 8 tên lửa đạn đạo phòng không HHQ-9A phóng thẳng đứng, 2 tên lửa chống hạm YJ-62, pháo phản lực 18 nòng.
Tàu được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động. Ngoài ra còn có radar phòng không, radar kiểm soát bắn. Tàu có 3 ống phóng ngư lôi 324 mm và có pháo 100 mm, hệ thống vũ khí đánh gần 30 mm.
Khi đi sát tàu cảnh sát biển Việt Nam, từ mũi chiếc tàu chiến này, các khẩu pháo đã được tháo bạt, giương nòng về phía trước đe dọa tàu của ta.
Máy bay trực thăng trên tàu khu trục 170 của Trung Quốc. (Ảnh: Quang Tùng)
Quan sát về phía đuôi tàu, một chiếc trực thăng đang nằm chờ trên sân đỗ. Các ống pháo hai bên hông tàu đen ngòm hướng thẳng về phía tàu của ta.
Video đang HOT
“Tuy không có động thái truy đuổi, nhưng việc tàu khu trục của Trung Quốc áp sát tàu của ta là muốn thị uy sức mạnh, hăm dọa các lực lượng chấp pháp của ta. Đây là hành động leo thang của Trung Quốc tại vùng biển Việt Nam.” – Đại úy Bùi Mạnh Hùng, chính trị viên tàu cảnh sát biển nói.
Sau khi tàu cảnh sát biển Việt Nam tạo được khoảng cách an toàn, chiếc tàu khu trục tên lửa 170 lầm lũi đi cắt ngang khu vực giàn khoan Hải Dương 981 để cảnh báo các tàu chấp pháp của ta khi muốn tiến sâu vào trong trận địa của chúng.
Thật bất ngờ, vào khoảng 15h ngày 28/5, một tàu chở vdoarea trọng tải lớn của Nhật Bản mang tên SITC LINE đã di chuyển thẳng về phía giàn khoan Hải Dương 981.
Tàu vận tải SITC LINE của Nhật Bản đi vào khu vực giàn khoan trái phép của Trung Quốc. (Ảnh: Quang Tùng)
Chiếc tàu này đã được các chiến sĩ cảnh sát biển của ta phát hiện trên màn hình ra đa khi đi cách giàn khoan khoảng 10 hải lý. Trên cabin, tôi cùng các thủy thủ đoàn hồi hộp dõi theo hành trình của con tàu này.
Qua hệ thống AIS trên tàu, chúng tôi có thể xác định con tàu này có lịch trình chở hàng từ Nhật Bản đến TP.HCM của Việt Nam. Việc con tàu, đi vào khu vực giàn khoan của Trung Quốc là một điều hết sức ngạc nhiên, khi gần đây Trung Quốc đã hung hăng cấm toàn bộ các tàu nước ngoài di chuyển gần khu vực này và hiếm khi thấy một tàu chở hàng nào di chuyển qua đây.
Không ngoài dự đoán, từ khoảng cách 8 hải lý so với giàn khoan, Trung Quốc đã ra tín hiệu cho tàu hàng của Nhật Bản phải chuyển hướng đi. Ngay sau đó, phía Trung Quốc đã điều nhiều tàu hải cảnh bám sát tàu hàng Nhật Bản, lai dắt con tàu đi qua khu vực giàn khoan Hải Dương 981.
Chiếc tàu này sau đó đã di chuyển ngay bên phía mạn phải tàu cảnh sát biển Việt Nam khoảng 4 hải lý, vượt qua dàn tàu dày đặc của Trung Quốc để đi về cảng TP.HCM.
Theo nhận định của các chiến sĩ cảnh sát biển, việc Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố, cấm các tàu di chuyển trên đường hàng hải quốc tế là một hành động ngang ngược, vi phạm luật pháp quốc tế, ảnh hưởng đến an ninh hàng hải trong khu vực và trên thế giới.
Xua tàu hộ vệ tên lửa đuổi tàu cá
Những ngày ở Hoàng Sa, tôi được chứng kiến Trung Quốc có nhiều hành động xua cả tàu hộ vệ tên lửa đi đuổi một chiếc tàu cá vỏ gỗ bé nhỏ của ngư dân Việt Nam.
Tàu ngư dân ở phía sau đã thoát khỏi sự truy đuổi của tàu hộ vệ tên lửa 534 của Trung Quốc một cách ngoạn mục. (Ảnh: Quang Tùng)
Lúc đó vào khoảng 15h ngày 29/5, khi các tàu cảnh sát biển, kiểm ngư của Việt Nam tiến sâu vào khu vực giàn khoan Hải Dương 981 tiếp tục làm nhiệm vụ chấp pháp thì phát hiện một tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc mang số hiệu 534 đang di chuyển với tốc độ nhanh áp các tàu của ta.
Ngay sau đó, chiếc tàu hộ vệ tên lửa 534 đột ngột chuyển hướng, tăng tốc lên khoảng 11,6 hải lý/ giờ, hướng mũi tàu truy đuổi một chiếc tàu cá của ngư dân. Từ trên boong tàu với khoảng cách 2 hải lý, tôi có thể thấy rõ trên tàu của Trung Quốc được trang bị súng pháo, tên lửa hiện đại đang “đánh võng” rượt chiếc tàu cá.
Tàu cá của ngư dân giữa biển khơi bé như một chiếc ô tô đỗ trước tòa nhà 20 tầng đang phải vật lộn đánh lái, tránh những hướng truy kích của đối phương. Thật bất ngờ, tàu chiến Trung Quốc không tài nào bám sát được chiếc tàu cá. Đám lính Trung Quốc trên tàu chiến nhao nhao về phía sau boong, đứng vây khẩu pháo to lớn bất lực nhìn về phía chiếc tàu cá.
Trên biển Hoàng Sa quê hương, tàu cá của ngư dân ta ngụp lặn dưới từng lớp sóng rồi thoát vòng vây một cách ngoạn mục.
Lính Trung Quốc vây quanh khẩu pháo khổng lồ khi đuổi các tàu chấp pháp Việt Nam. (Ảnh: Quang Tùng)
Những kẻ xâm lược dường như tức tối vì thua cuộc, chúng tiếp tục giữ vững tốc độ, cho mũi tàu đâm thẳng hướng tàu cảnh sát biển Việt Nam số hiệu 2013.
Tôi bồn chồn lo lắng cho tàu cảnh sát biển 2013 vì khoảng cách truy đuổi của tàu chiến Trung Quốc quá gần, chỉ hơn 1 hải lý.
Nhưng thật may mắn, dường như đoán trước được âm mưu của kẻ địch, tàu 2013 không một chút nao núng, nhanh chóng đánh lái, thoát khỏi mũi đâm của tàu hộ vệ tên lửa Trung Quốc. Khi tàu chiến 534 của Trung Quốc áp sát tàu của ta chỉ khoảng 200 mét, một tốp lính Trung Quốc nhao ra khỏi cabin, nhốn nháo lia ống nhòm về phía tàu 2013.
Thêm một lần thất bại, tàu chiến Trung Quốc tiếp tục hung hăng tăng tốc lao tới nhóm tàu kiểm ngư của ta mang số hiệu KN761, KN762 đang làm nhiệm vụ tuyên truyền trước mặt giàn khoan.
Lính Trung Quốc nhao nhao lao ra khỏi cabin nhòm sang tàu cảnh sát biển Việt Nam. (Ảnh: Quang Tùng)
Không để bị động, các tàu kiểm ngư của ta đã nhanh chóng di chuyển, luồn lách vào bên trong đội hình các tàu của Trung Quốc để tránh bị tàu hộ vệ tên lửa áp sát. Khi phát hiện thấy không còn mục tiêu để cho con tàu “đốt dầu”, chiến hạm của Trung Quốc đành giảm tốc độ và án ngữ trước mặt giàn khoan để canh các tàu chấp pháp của ta.
Những ngày tiếp theo trên biển Hoàng Sa, phóng viên TS tiếp tục chứng kiến sự leo thang của Trung Quốc khi điều tới 9 tàu chiến để bảo vệ khu vự giàn khoan trái phép…
Dương Lãng Hoàng
Theo_VTC
Ngàn người xem xử kẻ cố tình cán chết đối thủ
Sáng 17/9, hàng ngàn người đã đội mưa đến Trung tâm văn hóa huyện Ea Súp để xem TAND tỉnh Đắk Lắk mở phiên tòa sơ thẩm xét xử lưu động Đặng Toàn Thọ (26 tuổi, ngụ xã Cư Mlan, huyện Ea Súp), kẻ đã cố ý lái xe cán đến chết người có mâu thuẫn với mình.
HĐXX đã tuyên phạt Đặng Toàn Thọ 20 năm tù về tội giết người. Ngoài ra, HĐXX buộc bị cáo phải bồi thường cho gia đình bị hại hơn 132 triệu đồng chi phí mai táng, tổn thất tinh thần và trợ cấp cho con, mẹ bị hại theo luật.
Theo cáo trạng, giữa gia đình Thọ và gia đình ông Phan Thanh Biểu (47 tuổi, ngụ cùng thôn) có mâu thuẫn với nhau từ một vụ án dân sự đã được TAND huyện Ea Súp giải quyết trước đó.
Khoảng 16h ngày 15/12/2012, Thọ điều khiển xe ôtô BKS 47T- 3810 đi tập lái thì gặp ông Biểu đang chạy xe máy ngược chiều. Ông Biểu chạy tới, đập bể kính chiếu hậu bên trái xe của Thọ rồi bỏ đi. Chưa hả giận, ông Biểu quay lại đập tiếp vào kính chiếu hậu xe Thọ nhưng không trúng. Bực tức, Thọ lấy xe ô tô đuổi theo và tông làm ông Biểu bị hất lên nắp capô rồi văng xuống đường.
Hàng ngàn người dân đội mưa để xem tòa xử án.
Sau khi tông, Thọ mở xe nhìn thấy ông Biểu còn sống nên quay đầu xe ô tô cán tiếp lên người ông Biểu làm nạn nhân chết trên đường đi cấp cứu. Sau khi gây án, Thọ vào Công an huyện Ea Súp đầu thú.
Tại phiên tòa, Thọ cho rằng tông gãy 2 chân của ông Biểu để "dằn mặt" nhưng sau đó quá hoảng loạn nên đã tông chết ông Biểu.
Bị cáo Đặng Toàn Thọ trong buổi xét xử vào sáng 17/9.
Theo đại diện VKSND, một phần lỗi xuất phát từ gia đình bị hại, ông Biểu đã cố tình gây sự và thách thức bị cáo, đập rớt kính chiếu hậu của Thọ nên bị cáo mới đuổi theo tông vào xe ông Biểu dẫn đến vụ việc trên. Vì vậy Viện KSND đã đề nghị mức án từ 13-14 năm tù giam.
Gia đình bị hại cho rằng mức án không thỏa đáng nên sẽ kháng cáo.
Tuy nhiên, HĐXX cho rằng bị cáo Thọ đã phạm tội giết người với tình tiết có tính chất côn đồ nên cần có hình phạt giam giữ không thời hạn đối với bị cáo. Nhưng xét thấy bị cáo có nhân thân tốt, sau khi phạm tội đã ra đầu thú, khai báo thành khẩn, đã bồi thường, khắc phục một phần hậu quả cho gia đình bị hại... nên tuyên phạt 20 năm tù giam.
Theo C. Nguyên (Người Lao Động)
Vớt được thi thể đầu tiên vụ đâm tàu ở Vũng Tàu Thi thể đầu tiên trong số 8 nạn nhân bị tàu Sima Saphire đâm chìm trên biển Vũng Tàu đã được tìm thấy cách hiện trường khoảng 5-6 hải lý. Cứu hộ vẫn đang tích cực tìm kiếm nạn nhân. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân Trao đổi với VnExpress, ông Phạm Hiển, Giám đốc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn...