Giáo viên yêu cầu phụ huynh ngồi ghế con mình hay ngồi trên lớp, cảnh tượng sau đó khiến người bố chết lặng, bật khóc xấu hổ
Quá ham mê làm việc mà gia đình này đã để con gái chịu tổn thương tâm lý một thời gian dài.
Có một quan niệm rất sai lầm của các bậc cha mẹ: Cứ thả con ở trường, rồi các thầy cô sẽ có trách nhiệm nuôi dạy. Bởi giáo viên chỉ quản tốt việc trên trường, ngoài thời gian đó thì rất cần sự quan tâm của gia đình.
Như trường hợp của gia đình Trung Quốc dưới đây là ví dụ điển hình. Tiểu Hi là học sinh lớp 1 ở trường tiểu học địa phương. Cha mẹ bận rộn làm việc nên không quá quan tâm sát sao đến cô bé.
Cha mẹ Tiểu Hi quan niệm chuyện dạy trẻ là nhiệm vụ của nhà trường, vậy nên cứ giao con gái cho cô giáo, rồi cuối năm thành tích đến đâu sẽ quy kết trách nhiệm dạy cho giáo viên.
Ông bố Tiểu Hi ngậm ngùi khi thấy con phải ngồi ở vị trí sát giáo viên do thành tích học tập quá kém (Ảnh minh họa)
Một lần, lớp Tiểu Hi tổ chức họp phụ huynh. Cô giáo yêu cầu các phụ huynh ngồi đúng vị trí mà con mình hay ngồi. Nhưng đến khi bố Tiểu Hi ngồi vào chỗ con gái ngồi, ông đã chết lặng vì quá xấu hổ.
Hóa ra lớp học có nội quy, học trò nào đứng bét lớp 2 kỳ liên tiếp sẽ phải xếp riêng một bàn gần bục giảng, sát giáo viên. Vì Tiểu Hi học hành quá bết bát nên đã bị xếp chỗ ngồi như vậy được một thời gian.
Video đang HOT
Thấy ánh mắt các phụ huynh khác nhìn mình, ông bố Tiểu Hi hiểu ra cảm xúc của con gái khi phải ngồi trong lớp. Ông bố thầm trách bản thân đã bỏ bê chuyện học hành của con, khiến cô bé phải chịu cảm giác xấu hổ mỗi ngày đến lớp.
“Chiếc ghế xấu hổ” được đặt riêng cho học sinh kém đã gây ảnh hưởng nặng nề tâm lý con trẻ (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, bố Tiểu Hi cũng cảm thấy rất bức xúc trước “chiếc ghế xấu hổ” này. Không thể phủ nhận thứ hạng trong lớp ảnh hưởng rất nhiều đến học sinh, nhưng việc để học trò học dốt ngồi vị trí riêng biệt là điều không thể chấp nhận.
Ngồi riêng một chỗ cạnh giáo viên tưởng chừng sẽ thuận tiện cho việc dạy, nhưng ngược lại có thể khiến trẻ em cảm thấy xấu hổ, không thể chú tâm vào bài dạy. Bố Tiểu Hi sau đó đã yêu cầu giáo viên không được phép cho con gái mình ngồi “ghế xấu hổ” nữa.
Khi cho trẻ Tiểu học đi học, cha mẹ nên lưu ý những điều sau:
Con cái cần sự đồng hành rất lớn từ cha mẹ
Việc học của trẻ thực sự cần sự đồng hành và hướng dẫn của phụ huynh. Dù bận rộn đến mấy, cha mẹ cũng nên dành 2-3 tiếng dạy kèm con học mỗi tối, hoặc lắng nghe con trao đổi về chuyện học trên lớp, còn thiếu sót điểm nào để sớm thuê gia sư kèm cặp thêm. Đừng chỉ biết kiếm tiền đi làm để rồi khiến thành tích của con càng ngày càng bết bát.
Thường xuyên trao đổi tình hình học tập với giáo viên
Muốn con cái học tốt, rất cần sự chung tay giữa gia đình và nhà trường. Cha mẹ nên thường xuyên hỏi chuyện học của con, đề xuất phương án dạy hợp lý. Điều này không chỉ thể hiện sự quan tâm, mà còn giúp bạn tăng sự kiểm sát vào cách dạy của giáo viên.
Học sinh lớp 4 khóc vì bị cô giáo nói là ngớ ngẩn do làm Toán sai
Câu chuyện ngay sau khi đăng tải đã nhận được rất nhiều phản hồi từ cộng đồng mạng, đa số các bậc phụ huynh đều khuyên người mẹ gặp trực tiếp cô giáo để trao đổi, giải quyết vấn đề.
Để học sinh phát triển toàn diện, mang lại hiệu quả giáo dục cao, việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, một số trường hợp qua phản ánh của con em mình, nhiều vấn đề khiến các bậc cha mẹ khá bức xúc, phải trao đổi trực tiếp với giáo viên mới có thể giải quyết dứt khoát sự việc.
Chia sẻ trong group hội phụ huynh học sinh, một bà mẹ tâm sự: "Con mình học lớp 4 trường công. Hôm nay đi học về khóc thút thít. Mẹ hỏi bảo cô nói con ngớ ngẩn vì làm Toán sai. Mình nên khuyên con như thế nào? Bé nhà mình nhút nhát."
Câu chuyện ngay sau khi đăng tải đã nhận được rất nhiều phản hồi từ cộng đồng mạng, đa số các bậc phụ huynh đều tỏ ra bức xúc, khuyên người mẹ gặp trực tiếp cô giáo, nói chuyện thẳng thắn, tránh ảnh hưởng tới tâm lý của con trẻ. Dưới phần bình luận, hàng loạt phụ huynh thi nhau đưa ra quan điểm, thậm chí nhiều người còn khá gay gắt, phẫn nộ, chia sẻ câu chuyện tương tự:
- Giáo viên nói như thế với một đứa trẻ là rất tàn nhẫn. Em hãy nói với con: "Cô con nói không đúng, con không hề như vậy. Nhưng cô đôi khi có thể là vì cô mong con tiến bộ quá, con chỉ việc cố gắng hơn, con sẽ thấy cô khác hẳn. Đừng giận cô, cũng đừng vì thế mà mặc cảm."
- Cô giáo không nên phát ngôn như vậy vì đi học lẽ ra là đi tìm tòi, cái gì chưa biết thì mới học, học được mới vui, mục đích đi học suy cho cùng là rèn con người tư duy và tích cực tư duy.
- Theo mình, phụ huynh cần trao đổi lại với giáo viên. Con trai mình hồi học lớp 2, cô nói con như bị tự kỷ, mình đã đến gặp cô, thẳng thắn nói chuyện.
- Trước con gái mình học lớp 2, cô giáo bảo con không bình thường, mình yêu cầu cô giải trình, sau đó cô đã lên tiếng xin lỗi.
Ảnh minh hoạ (Sưu tầm)
Trước câu chuyện đang nhận nhiều sự quan tâm này, một thầy giáo cho hay: "Vô tình đọc được trên Facebook 1 status trong hội các cha mẹ. Một mẹ vào trình bày: 'Con em học lớp 4 trường công. Con làm Toán sai và bị cô mắng là ngớ ngẩn'. Không biết từ bao giờ mà cái 'sai ngớ ngẩn' nó trở nên tàn ác đến độ phải lên Facebook 'mách' nhau để ném gạch tập thể, cho thỏa mãn tâm lý như thế!
Cứ như mình, từ nhỏ đến giờ không biết bao nhiêu lần mắc sai lầm rồi tự trách mình 'ngu', 'ngớ ngẩn' ấy chứ. Hơn thua ở cái thái độ. Cô không có ác ý với con, không đay nghiến, chì chiết con thường xuyên, liên tục, lâu dài,... và vô lý, bất công thì làm ơn biến việc to thành việc nhỏ, việc nhỏ thành việc thoáng qua, thế có tốt cho con hơn không?
Cuộc đời con còn dài, va vấp còn nhiều,... đâu thể miễn nhiễm với những lời phê bình được".
Cuộc họp phụ huynh kì lạ nhất trên đời: Muốn được ngồi phải vượt qua "cửa ải", bao nhiêu cái hay cái dở của các ông bố đều bị phơi bày Có một cuộc họp phụ huynh - nơi các con không sợ cô giáo nói về thành tích hay những trò nghịch ngợm của mình mà còn được nghe "kể tội" các bố. Mới đây, diễn đàn phụ huynh khối 4 của một trường tiểu học tại quận Bắc Lâm, Ninh Ba, Trung Quốc đột nhiên bùng nổ với hàng nghìn bình luận...