Giáo viên xuống đồng giúp dân
Người dân ở vùng nguyên liệu Thừa Thiên Huế từ đầu năm đến nay đang vật lộn với căn bệnh khảm lá sắn. Mặc dù đã có chỉ đạo phải khẩn trương nhổ bỏ sắn bị bệnh để tránh lây lan, nhưng tốc độ xử lý rất chậm.
Mới đây xã Phong Hiền, huyện Phong iền đã có sáng kiến nhờ hơn 200 giáo viên của xã đang nghỉ dạy để tránh dịch Covid-19 xuống đồng, giúp nông dân nhổ bỏ số sắn bị bệnh.
Ảnh minh họa
Bệnh khảm lá sắn xuất hiện từ sau Tết. Ban đầu chỉ trên một diện tích nhỏ nhưng đã nhanh chóng lây lan ra gần 1.500 trong số 5.000 ha sắn ở Thừa Thiên Huế. Nguyên nhân dẫn đến cây sắn bị bệnh là do nguồn giống không tốt, đã ủ bệnh từ trước. Tiếp đó, một số loài bọ cánh cứng phát tán mầm bệnh khiến diện tích sắn bị bệnh ngày càng lớn. Từ giữa tháng 2, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo khẩn trương nhổ bỏ số sắn bị bệnh để tránh lây nhiễm. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, số diện tích sắn bị bệnh được nhổ bỏ vẫn chưa nhiều.
Mới đây, do thiếu hụt lực lượng lao động, UBND xã Phong Hiền đã ngỏ lời đến tập thể giáo viên, nhân viên giáo dục ở các trường học trên địa bàn nhờ xuống đồng giúp dân, giúp địa phương nhổ bỏ gần 300 ha sắn bị bệnh. Hơn 200 giáo viên, nhân viên trường học công tác trên địa bàn xã Phong Hiền đã không ngại nắng mưa, cùng xuống đồng giúp người dân nhổ bỏ sắn bị bệnh.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các thầy giáo, cô giáo thường xuyên nhắc nhau mang khẩu trang, găng tay để tránh lây nhiễm. Cô giáo Trương Thị Thiên Lý, Hiệu trưởng Trường tiểu học ông Hiền, xã Phong Hiền cho biết: Trong thời gian nghỉ này, giáo viên vẫn phải chia tổ trực trường, dọn vệ sinh trường lớp, soạn bài tập để phụ huynh đến nhận về nhà cho học sinh tự học… Tuy nhiên khi chính quyền địa phương ngỏ lời, toàn bộ giáo viên, nhân viên giáo dục đã tích cực hưởng ứng.
Video đang HOT
Thống kê của UBND xã Phong Hiền, qua ba ngày có sự tham gia của giáo chức, diện tích sắn bị bệnh đã được nhổ bỏ hơn 90%. Số còn lại chỉ một hai buổi nữa là hoàn tất. Qua đây cho thấy, lực lượng giáo viên, nhân viên giáo dục ở xã Phong Hiền xuống đồng giúp dân địa phương ngăn chặn, đẩy lùi dịch khảm lá sắn trong thời điểm này là việc làm đáng hoan nghênh. ồng thời cũng cần được xem là mô hình tốt cho các địa phương đang thiếu lực lượng xử lý dịch bệnh trên cây sắn tham khảo, nhất là trong bối cảnh bệnh khảm lá sắn đang tiến công, gây tổn thất lớn ở các vùng nguyên liệu sắn ở miền trung.
QUANG TIẾN (THỪA THIÊN HUẾ)
Xuất khẩu sắn mất top tỷ đô, nhà máy "đói" nguyên liệu
Năm 2019, xuất khẩu sắn tiếp tục rời khỏi nhóm các mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Đầu năm 2020, tình hình vẫn chưa lấy gì làm khả quan.
Theo Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn năm 2019 chỉ đạt 948 triệu USD. Như vậy, xuất khẩu sắn tiếp tục rời khỏi nhóm các mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.
Năm qua, xuất khẩu sắn lát gặp nhiều khó khăn do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc giảm. Ước tính, lượng sắn lát xuất khẩu của Việt Nam năm 2019 đạt khoảng 380.000 tấn; giảm 45,4% so với năm 2018.
Lượng sắn lát xuất khẩu của Việt Nam năm 2019 giảm 45,4% so với năm 2018
Bên cạnh đó, tỷ giá giữa đồng USD và NDT được điều chỉnh theo chiều hướng đồng NDT giảm nhiều so với đồng USD, dẫn đến giá xuất khẩu sắn sang Trung Quốc cũng bị giảm theo.
Với tinh bột sắn, mặt hàng xuất khẩu hơn 80% sang Trung Quốc cũng bị cạnh tranh quyết liệt, các doanh nghiệp chế biến sắn cũng gặp nhiều khó khăn hơn năm 2018.
Cục Xuất Nhập khẩu dự báo, năm 2020, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn khó tăng mạnh so với năm 2019 và còn tiếp tục đối diện nhiều khó khăn, nhất là phải cạnh tranh từ các đối thủ Thái Lan, Lào, Campuchia.
Ở trong nước, từ cuối năm 2019 đến đầu tháng 1 năm nay, giá sắn nguyên liệu vẫn ổn định ở mức thấp.
Trong nước, giá sắn nguyên liệu vẫn ổn định ở mức thấp
Giữa tháng 12/2019, giá sắn nguyên liệu tại Tây Ninh còn neo ở mức 2.700 - 2.800 đồng/kg. Cuối năm ngoái, giá bắt đầu giảm nhẹ khoảng 50 đồng/kg. Đến giữa tháng 1 năm nay, giá sắn ở các cửa khẩu Tây Ninh tiếp tục giảm thêm 50 đồng/kg nữa do nguồn sắn từ Campuchia về nhiều.
Tuy nhiên, các nhà máy sản xuất tinh bột sắn đánh giá, nguồn cung sắn lát vụ mới 2019 - 2020 sẽ không dồi dào. Hiện các vùng nguyên liệu đã bước vào thời điểm thu hoạch rộ sắn vụ, nhưng hầu hết các nhà máy khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đều rơi vào tình trạng khan hiếm nguyên liệu do sắn vụ mới trồng muộn.
Thời tiết không thuận lợi và dịch bệnh khảm lá lan rộng cũng khiến năng suất và chất lượng củ sắn tươi đạt thấp. Cùng với nguồn sắn của Lào và Campuchia đang được Thái Lan thu mua mạnh nên nguồn cung sắn lát vụ mới về Việt Nam sẽ tiếp tục giảm so với vụ trước.
Nguồn cung sắn lát vụ mới 2019 - 2020 được dự báo sẽ không dồi dào. Ảnh: N.V
Ông Nguyễn Văn Lạng - Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết, các đơn vị xuất khẩu mặt hàng sắn lát vẫn chưa mở kho thu mua nhiều do dự đoán nhu cầu mua từ thị trường Trung Quốc còn yếu. Với tinh bột sắn, dù giá có dấu hiệu giảm nhẹ nhưng giá nguyên liệu củ sắn tươi khó có khả năng giảm thêm.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), Trung Quốc ngày càng tăng cường kiểm soát nghiêm ngặt các quy định về nhãn mác, bao bì, thông tin sản phẩm tinh bột sắn Việt Nam và siết chặt nhập khẩu qua kênh biên mậu.
Năm 2020, Trung Quốc sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm thuế VAT với tinh bột sắn nhập chính ngạch từ 13% xuống còn 10%; khiến giá tinh bột sắn xuất qua khu vực biên mậu trở nên kém cạnh tranh hơn.
Tín hiệu tốt hiếm hoi đối với ngành sắn là giá ngô và giá lúa mì đang tăng cao nên nhu cầu sản phẩm thay thế là sắn lát trong năm 2020 cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi được đánh giá sẽ tốt hơn.
Theo Danviet
Nước mắt nhà giáo, nỗi buồn Thủ đô! Vẫn biết công bằng cho dân chúng là đích mà bất kỳ chính thể nhân văn nào cũng hướng tới song không bao giờ đạt được một cách tuyệt đối. Báo Laodong.vn ngày 03/10/2019 có bài "Giáo viên hợp đồng ở Hà Nội tiếp tục kêu cứu vì bị mất việc". "Hơn 100 giáo viên Sóc Sơn bị chấm dứt hợp đồng" là...