Giáo viên xúc phạm học sinh, cho điểm sai,… sẽ bị phạt nặng?
Đó chính là những nội dung trong Dự thảo của nghị định “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục” để nhân dân góp ý.
Theo đó các hành vi vi phạm liên quan đến giáo dục sẽ bị xử phạt theo hướng tăng mức xử phạt hành chính và xử phạt bổ sung như khôi phục hiện trạng, xử lý kỷ luật,…
Trong phạm vi bài viết, tôi xin được nêu ra những mức xử phạt các vi phạm mà giáo viên thường hay mắc phải.
Phạt đến 5 triệu đồng đối với hành vi thiếu hồ sơ sổ sách, dạy thiếu số tiết quy định
Tại Điều 11. Vi phạm quy định về thời lượng, nội dung, chương trình giáo dục:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có đủ hồ sơ, sổ sách theo quy định hoặc không sử dụng thiết bị dạy học đã được trang bị theo quy định.
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không dạy đủ số tiết hoặc khối lượng học tập trong chương trình đào tạo của một học phần hoặc môn học theo các mức phạt sau đây:
a) Phạt cảnh cáo đối với vi phạm dưới 5 tiết; b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với vi phạm từ 5 tiết đến dưới 10 tiết;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 10 tiết đến dưới 15 tiết;
d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với vi phạm từ 15 tiết trở lên.
3. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không bố trí dạy đủ số tiết hoặc khối lượng học tập trong chương trình đào tạo theo các mức phạt sau đây:
a) Phạt cảnh cáo đối với vi phạm dưới 5 tiết; b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 5 tiết đến dưới 10 tiết;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 10 tiết đến dưới 15 tiết;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 15 tiết trở lên”.
Dự thảo của nghị định “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục” đang được lấy ý kiến nhân dân. (Ảnh minh hoạ: TTXVN)
Video đang HOT
Như vậy giáo viên nếu thiếu hồ sơ sổ sách quy định gồm 3 đến 4 loại sau gồm: giáo án; kế hoạch bài dạy và ghi chép chuyên môn, dự giờ thăm lớp; sổ điểm cá nhân; sổ chủ nhiệm (nếu có làm chủ nhiệm) hoặc dạy không sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học sẽ bị xử phạt đến 3 triệu đồng.
Bên cạnh đó việc dạy thiếu tiết, thiếu chương trình sẽ bị xử phạt đến 5 triệu đồng như nội dung ở điều trên.
Làm mất bài thi học sinh sẽ bị phạt đến 14 triệu đồng
Đó là những nội dung quy định của dự thảo ở Điều 14. Vi phạm quy định về thi:
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây rối hoặc đe dọa dùng vũ lực ngăn cản người dự thi và người tổ chức thi, thanh tra thi, coi thi, chấm thi, phục vụ thi.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi thông tin sai sự thật về kỳ thi.
3. Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy chế thi theo các mức phạt sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mang tài liệu, thông tin, vật dụng không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài;
c) Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định;
d) Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo bài thi;
đ) Từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức chấm thi sai quy định;
e) Từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi thi thay hoặc thi kèm người khác hoặc nhờ người khác làm bài hộ hoặc thi thay, thi kèm.
4. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi làm mất bài thi.
Vi phạm kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh, sinh viên sai sẽ có thể bị phạt đến 15 triệu
Đó là những quy định của dự thảo ở Điều 15. Vi phạm quy định về tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học không đúng quy chế theo các mức phạt sau đây:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm ở cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm ở trường trung cấp, trường cao đẳng có đào tạo nhóm ngành giáo viên;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm ở cơ sở giáo dục đại học.
Xúc phạm nhà giáo, học sinh sẽ có thể bị phạt đến 10 triệu đồng
Đó là quy định của dự thảo ở Điều 25. Vi phạm quy định về chính sách đối với nhà giáo hoặc hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động khác trong cơ sở giáo dục:
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động khác trong cơ sở giáo dục.
Và ở Điều 27. Vi phạm quy định về kỷ luật người học, ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kỷ luật người học không đúng quy định; b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ thực hiện nhiệm vụ từ 1 tháng đến 6 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Tham khảo toàn văn dự thảo tại:
//datafile.chinhphu.vn/files/DuthaoVBPL/2020/03/Du thao Nghi dinh thay the ND 138 (20.3.2020).pdf
Góp ý cho Dự thảo tại địa chỉ:
//chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/congdan/DuThaoVanBan?_piref135_27935_135_27927_27927.mode=detail&_piref135_27935_135_27927_27927.id=3491
BÙI NAM
Thanh Hóa: Yêu cầu GV, HS không đến các cơ sở cung cấp dịch vụ giải khát
Sở GD&ĐT Thanh Hóa yêu cầu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh không đến các cơ sở cung cấp dịch vụ giải khát, như: cà phê, trà chanh bụi phố, trà đá, trà chén, giải khát vỉa hè...
Bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa vừa có văn bản yêu vầu các đơn vị trực thuộc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Ngành giáo dục Thanh Hóa yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Cụ thể, các đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Hạn chế tối đa tổ chức tổ chức các hội nghị, hội thảo, các sự kiện tập trung đông người. Trường hợp cần thiết phải tổ chức thì hạn chế số lượng đại biểu tham dự không quá 20 người; đồng thời, yêu cầu các đại biểu tham dự hội nghị, hội thảo phải đeo khẩu trang; ban tổ chức hội nghị phải kiểm tra thân nhiệt đại biểu trước khi tham dự; những người có biểu hiện ho, sốt, không tham dự các hội nghị, hội thảo, sự kiện tập trung đông người.
Sở GD&ĐT cũng yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đeo khẩu trang trong trường học, lớp học, khi đến những nơi công cộng, tập trung đông người như: công sở, siêu thị, chợ, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng, các cơ sở y tế... Sử dụng khẩu trang y tế, nếu không có khẩu trang y tế thì dùng khẩu trang bằng vải được giặt sạch bằng xà phòng trước khi sử dụng.
Yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh không đến các cơ sở cung cấp dịch vụ giải khát (cà phê, trà chanh bụi phố, trà đá, trà chén, giải khát vỉa hè...; các dịch vụ spa, gội đầu, tập gym, thể thao, khiêu vũ, yoga có tập trung đông người và các dịch vụ không cần thiết khác... cho đến khi có thông báo hoạt động trở lại của cấp có thẩm quyền.
Khuyến khích việc mua - giao hàng tại nhà hoặc mua đồ ăn uống về sử dụng tại nhà, hạn chế tốt đa việc đến các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, nếu đến thì cơ sở phải đảm bảo các điều kiện: phục vụ phải mang khẩu trang, bố trí các suất ăn riêng cho từng người, người ngồi ăn phải cách nhau tối thiểu 2 mét hoặc có vách ngăn cách giữa những người ăn.
Trước và sau các buổi học có phương án để tránh ùn tắc khu vực trước cổng trường, không để các nhóm học sinh tập trung đông người tại sân trường. Nếu trước cổng trường có tụ tập quá 10 người thì báo cáo với chính quyền địa phương để giải tán đám đông.
Nếu cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh có tiếp xúc với người nhiễm, nghi nhiễm hoặc người từ ổ dịch, vùng dịch, người từ nước ngoài về nước thì kịp thời báo cáo về Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của Sở GD&ĐT và Ban chỉ đạo cấp huyện.
Đồng thời phối hợp với chính quyền và ngành y tế địa phương tiến hành các biện pháp cách ly, giám sát y tế tại nhà cho đến khi có kết quả xét nghiệm của người đã tiếp xúc. Thực hiện nghiêm túc việc khai báo y tế điện tử, trong quá trình khai báo nếu có khó khăn, vướng mắc thì liên hệ về Sở Y tế Thanh Hóa.
Tại Thanh Hóa, từ ngày 2/3 học sinh THPT, học viên Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học đã trở lại trường đi học. Còn học sinh từ Mầm non đến THCS vẫn đang tiếp tục nghỉ học.
Duy Tuyên
Bộ GD&ĐT chuẩn bị 3 phương án chống dịch Covid-19 trong học đường Nếu xuất hiện trường hợp giáo viên nhiễm nCoV, ngành giáo dục sẽ phối hợp với ngành y tế cách ly chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh cũng như nghi ngờ. Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong trường học, kịp thời ứng phó với dịch Covid-19, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid- 19 của Bộ GD&ĐT đã có kế...