Giáo viên vi phạm Luật giao thông sẽ bị xem xét, đánh giá thi đua
Nếu giáo viên vi phạm Luật giao thông, lực lượng chức năng sẽ gửi thông tin vi phạm về trường, các trường lấy đó làm căn cứ xem xét, đánh giá thi đua hàng năm.
Đó là ý kiến của ông Vũ Văn Trà, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng tại hội nghị đánh giá công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông quý 1, triển khai các nhiệm vụ trong quý 2-2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng.
Theo ông Vũ Văn Trà, thành phố Hải Phòng có hơn 60 vạn học sinh, sinh viên và hơn 3 vạn cán bộ, giáo viên nhân viên.
Nếu chỉ tính bậc học mầm non, tiểu học và một nửa trung học cơ sở, số lượng học sinh có bố mẹ đưa đón thì số lượng người tăng khiến mật độ tham gia giao thông rất lớn.
Ông Vũ Văn Trà, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng phát biểu tại hội nghị đánh giá công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông quý 1/2021 của Hải Phòng (Ảnh: CTV)
“Tôi không phủ nhận tình trạng ùn tắc giao thông tại một số trường học; một bộ phận học sinh tham gia giao thông lạng lách, vượt đèn đỏ, thậm chí có một số thầy, cô giáo cũng vi phạm Luật giao thông.
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ, học sinh là lứa tuổi vị thành niên nên khung hình phạt không có phạt tiền.
Vậy thì phải có biện pháp thông báo về nhà trường để các trường xem xét đánh giá hạnh kiểm học sinh”, ông Trà nhấn mạnh.
Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng Hải Phòng, trong quý 1/2021 trên địa bàn thành phố có 6 vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, trong đó có 2 học sinh bị tai nạn tại cầu Bùi Viện rất thương tâm.
Video đang HOT
Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng cho rằng, học sinh khi học tập tại các nhà trường được dạy tích hợp, được tham gia nhiều chuyên đề, cuộc thi về chấp hành luật lệ an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.
Tuy nhiên, số lượng học sinh lớn như vậy không tránh khỏi sẽ có một bộ phận các em hiếu động nên cần phải có biện pháp để giảm thiểu tối đa.
Do đó, Sở Giáo dục đề nghị với cơ quan Cảnh sát giao thông ghi chép lại kết quả học sinh, giáo viên vi phạm Luật giao thông và gửi danh sách về nhà trường những trường hợp vi phạm.
Khi có thông tin học sinh vi phạm gửi về trường, nhà trường sẽ thông tin tới giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp giáo dục như nhắc nhở, phê bình học sinh đó.
Đồng thời, nhà trường phối hợp, trao đổi với phụ huynh học sinh để có hướng xử lý khi học sinh vi phạm Luật giao thông.
Học sinh khi vi phạm Luật giao thông lần đầu sẽ bị phê bình tại lớp. Nếu tái phạm, nhà trường sẽ có biện pháp nhắc nhở trước toàn trường để răn đe những học sinh khác.
Còn đối với các thầy, cô giáo, đây là những viên chức đặc biệt (giáo viên không chỉ là một công việc bình thường mà còn phải đứng trước học sinh).
Nếu giáo viên vi phạm Luật giao thông, lực lượng chức năng sẽ gửi thông tin vi phạm về các nhà trường thì các trường sẽ xem xét trong việc đánh giá thi đua.
Học sinh Trường Trung học cơ sở Ngô Quyền (quận Lê Chân, Hải Phòng) được tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (Ảnh: Lã Tiến)
“Những năm gần đây, mô hình cổng trường an toàn giao thông của ngành giáo dục Hải Phòng triển khai rất tốt.
Tại một số cổng trường có cả hội Cựu chiến binh, phụ huynh, thanh niên tham gia tuyên truyền bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Nhưng hiện nay đang có tình trạng phụ huynh có điều kiện tốt hơn đưa, đón con bằng ô tô dẫn đến khoảng không gian bị chiếm nhiều hơn gây ách tắc giao thông.
Do đó, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Đài phát thanh truyền hình Hải Phòng nên dành thời gian để đưa những thông tin cảnh báo con số tử vong do tai nạn giao thông, hình ảnh vượt đèn đỏ, lạng lách tới người dân.
Tôi cũng đề xuất với Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc ứng dụng công nghệ thông tin để xử lý những trường hợp vi phạm Luật giao thông”, ông Trà nói.
Băn khoăn khi nhiều giáo viên đảo Lý Sơn không còn phụ cấp
Hiệu trưởng Trường THPT Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho rằng việc giáo viên ở đảo không còn được hưởng chính sách dành cho người lao động công tác ở vùng đặc biệt khó khăn sẽ dẫn đến những bất cập.
Đầu tháng 4/2020, ba đơn vị hành chính cấp xã của huyện đảo Lý Sơn gồm An Vĩnh, An Hải và An Bình chính thức giải thể.
Ngoài ra, Quyết định số 1995/QĐ-TTg ngày 4/11/2014 của Thủ tướng về một số cơ chế, chính sách ưu đãi hỗ trợ phát triển huyện đảo Lý Sơn giai đoạn 2015-2020 đến thời điểm này cũng hết hiệu lực.
Huyện đảo Lý Sơn cũng không được hưởng cơ chế chính sách theo Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 8/10/2019 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Việc một số chế độ, chính sách đối với xã đảo đặc biệt khó khăn không còn nữa, theo thầy Huỳnh Văn Long - Hiệu trưởng Trường THPT Lý Sơn có thể dẫn đến một số bất cập với ngành giáo dục.
Trường THPT Lý Sơn
Đó là chế độ ưu tiên trong thi cử của học sinh, sinh viên; hỗ trợ tiền ăn trưa cho cấp bậc mầm non; hỗ trợ miễn giảm tiền học phí cho học sinh, sinh viên....
Thầy Long cho biết, từ tháng 10/2020, mức phụ cấp mà cán bộ giáo viên ở trường được hưởng (trung bình từ 1,5-3 triệu đồng/tháng) không còn, ảnh hưởng khá nhiều tới đời sống giáo viên.
Sau khi giải thể chính quyền hành chính cấp xã, điều kiện công tác không có gì khác gì so với trước trong khi các chế độ thu hút lại không còn nữa.
Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên ở Lý Sơn rất khắc nghiệt, chẳng hạn như một tuần trở lại đây, do thời tiết xấu, tàu không thể ra vào đất liền được nên đảo bị cô lập. Vì vậy, nếu không duy trì được phụ cấp, giáo viên nào có cơ hội sẽ vào đất liền vì rõ ràng ở trong đất liền, các điều kiện sinh hoạt thuận lợi hơn nhiều.
"Hơn nữa, các xã vùng biển ở đất liền vẫn được hưởng chính sách vùng khó khăn nhưng Lý Sơn là huyện đảo lại không, nên ít nhiều giáo viên có sự so sánh" - thầy Long cho hay.
Đối với học sinh, thầy Long cho biết, gần 250 học sinh lớp 12 năm nay có thể không còn được cộng điểm ưu tiên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT như mọi năm.
Được biết, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có Công văn gửi Bộ Nội vụ kiến nghị tiếp tục được hưởng một số cơ chế, chính sách ưu đãi hỗ trợ phát triển huyện đảo Lý Sơn.
Cụ thể, UBND Quảng Ngãi đề nghị Bộ Nội vụ tham mưu Thủ tướng cho huyện đảo Lý Sơn tiếp tục được hưởng một số cơ chế, chính sách theo Quyết định số 1995/QĐ-TTg ngày 4/11/2014 của Thủ tướng và đưa vào danh sách ưu tiên hưởng chính sách như các xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/11/2017 của Thủ tướng như huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị.
Vụ dọa cho trẻ uống nước bồn cầu ở Ninh Bình dưới góc nhìn của luật sư Nếu nội dung tố cáo là đúng thì hành vi của giáo viên mầm non này rất tàn nhẫn và có dấu hiệu tội phạm. Tối 11/11, dư luận tại Ninh Bình xôn xao thông tin phụ huynh cháu bé 15 tháng tuổi đang học tại trường Mầm non Ninh Khang, huyện Hoa Lư, Ninh Bình tố giáo viên bạo hành, dọa cho...