Giáo viên trường tư có thể được hỗ trợ
Người lao động làm việc tại trường dân lập, tư thục, trường công lập tự đảm bảo chi thường xuyên… có thể nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng.
Thứ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Lê Quân vừa trình Chính phủ ban hành nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42 và Quyết định số 15 về biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do Covid-19. Bộ đề xuất mở rộng nhóm người thụ hưởng từ gói an sinh xã hội, gồm cả người lao động ở trường ngoài công lập.
Điều kiện là các trường phải không có doanh thu hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương sau khi đã sử dụng quỹ dự phòng tiền lương, quỹ dự phòng ổn định thu nhập, nguồn lợi nhuận sau thuế và các nguồn tài chính hợp pháp khác. Người lao động được hỗ trợ không quá ba tháng, mỗi tháng 1,8 triệu đồng.
Bộ cũng đề xuất bổ sung quy định thời điểm người lao động bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 1/2 đến 1/6 nhằm hỗ trợ được nhiều hơn và tránh thiệt thòi cho một số nhóm.
Theo khảo sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số giáo viên tư thục của cả nước khoảng 150.000, đa phần là bậc mầm non. Tuy nhiên, số lượng được nhận hỗ trợ dự báo thấp hơn nhiều do rất nhiều người không hoặc chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Dòng người ùn ùn vào lấy phiếu làm trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội ngày 11/6. Ảnh: Ngọc Thành.
Các giải pháp nới lỏng điều kiện để doanh nghiệp có thể vay vốn ưu đãi cũng được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất, như: bỏ yêu cầu doanh nghiệp khó khăn về tài chính được vay không có tài sản đảm bảo phải trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động mới được vay vốn.
Thời gian vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách cũng được kéo dài từ tháng 6 (quy định cũ) đến tháng 12. Doanh nghiệp khó khăn được vay lãi suất 0% không quá 3 tháng, thời hạn tối đa 12 tháng.
Do dịch bệnh bùng phát giai đoạn hai nên việc giải ngân của Ngân hàng Chính sách xã hội cũng được đề nghị kéo dài đến hết ngày 31/1/2021 (theo Quyết định 15 đến 31/7/2020).
Lãnh đạo Bộ Lao động Thương binh Xã hội cho biết, đề xuất trên xuất phát từ thực tế Covid-19 trên thế giới và Việt Nam diễn biến phức tạp, phần lớn doanh nghiệp trong nước đã sử dụng hết nguồn lực dự trữ. Đến nay, chưa doanh nghiệp nào nhận được nguồn vốn vay để trả lương ngừng việc cho người lao động.
Ngày 10/4, Chính phủ ban hành nghị quyết hỗ trợ trực tiếp cho người dân gặp khó khăn vì Covid-19. Khoảng 20 triệu người yếu thế bị ảnh hưởng bởi Covid-19 sẽ được nhận hỗ trợ của gói 62.000 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp 36.000 tỷ đồng, gồm 22.000-23.000 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và 13.000-14.000 tỷ từ ngân sách địa phương.
Ngoài ra, còn nguồn hỗ trợ gián tiếp qua việc cho phép doanh nghiệp phải giảm 50% lao động tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất trong 12 tháng.
Đến ngày 27/7, các địa phương đã phê duyệt gần 16 triệu người được thụ hưởng với tổng kinh phí trên 17,5 nghìn tỷ đồng. Kho bạc Nhà nước trung ương đã giải ngân gần 12.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho gần 12 triệu người và khoảng 12.800 hộ kinh doanh.
Rà soát giáo viên, học sinh di chuyển đến các vùng có dịch Covid-19
Giáo viên, học sinh phải thông tin việc đi chuyển đến các quốc gia, vùng lãnh thổ và các địa phương có dịch Covid-19
Các trường cbủ động các phương án để đảm bảo an toàn khi học sinh đi học trở lại - Phạm Hữu
Ngày 12.3, Sở GD- ĐT TP.HCM tiếp tục phát đi thông báo yêu cầu giáo viên, nhân viên, học sinh ở tất cả các bậc học báo cáo việc di chuyển liên quan đến dịch Covid-19
Theo đó các quận, huyện, các trường học thống kê, báo cáo cập nhật số liệu, thông tin giáo viên, học sinh đến hay đi qua các vùng có dịch Covid-19 từ ngày 25.2 đến nay.
Cụ thể, vùng có dịch là các quốc gia, lãnh thổ có dịch thông tin chính thức trên website của Bộ Y tế https://ncov.moh.gov.vn/ và các tỉnh thành có dịch tại Việt Nam tính đến 18 giờ 11.3 bao gồm Vĩnh Phúc, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Ninh, Lào Cai, Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Bình Thuận.
Việt Nam có bệnh nhân thứ 39 nhiễm Covid-19, là hướng dẫn viên du lịch
Được biết, trước đó, căn cứ váo kế hoạch ứng phó của TP.HCM với dịch Covid-19 cũng như tình hình diễn biến phước tạp của dịch bệnh, vào cuối tháng 2, Sở GD-ĐT TP.HCM đã thông báo tạm ngưng việc xét duyệt hồ sơ đi nước ngoài đối với các cá nhân, tập thể của ngành.
Đồng thời để đảm bảo an toàn chuẩn bị cho việc đón học sinh đi học trở lại sau thời gian tạm nghỉ do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, Sở GD-ĐT thường xuyên yêu cầu các trường học cập nhật thông tin, việc di chuyển của các cá nhân trong trường nếu đến hoặc đi qua vùng có dịch, thực hiện việc giám sát theo đúng quy định của Bộ Y tế.
Theo mốc thời gian quy định của UBND TP.HCM thì học sinh từ mầm non đến THPT sẽ tạm nghỉ học đến ngày 15.3. Dự kiến cuối tuần này, theo chỉ đạo của TP, Sở GD-ĐT sẽ phối hợp với Sở Y tế cập nhật diễn biến tình hình dịch Covid-19 để tham mưu phương án liên quan đến thời gian đi học trở lại của học sinh.
Theo thanhnien
Thanh Hóa: 41 giáo viên, học sinh đang cách ly tại nhà Tại Thanh Hóa, đến thời điểm này có 41 cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh đang được nghỉ học, cách ly do đã đến và đi từ vùng có dịch hoặc tiếp xúc với người thuộc diện cách ly. Tại tỉnh Thanh Hóa, hiện nay, học sinh THPT, học viên Giáo dục thường xuyên, sinh viên các trường Cao đẳng, Đại...